Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 12 - Tây tiến - Quang Dũng (tiết 8)

1. Tác giả (1921 – 1988).

 - Là nghệ sĩ đa tài:

vẽ tranh,

 - Nhưng trên hết QD vẫn là một nhà thơ với hồn thơ trung hậu tha thiết yêu quê hương đất nước. Trong thơ ông có hình ảnh một cái tôi hào hoa thanh lịch giàu chất lãng mạn.

 Những bài thơ tiêu biểu: Đôi mắt người sơn tây,Tây Tiến

 

ppt13 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 362 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 12 - Tây tiến - Quang Dũng (tiết 8), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chào mừng các thầy giáo, cô giáo đến dự giờ thao giảng môn văn học khối 12 – Lớp 12 B – Trường THPT Bán Công Gia Lộc!  Người thực hiện: GV: Đỗ Thị TuyếtNhiệt liệt chào mừng các thầy giáo, cô giáo và các em học sinh tham dự giờ thao giảng chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20 -11 Năm học 2007 - 2008 Trường Trung học phổ thông bán công gia lộcQuang DũngI. Giới thiệu chung.1. Tác giả (1921 – 1988). - Là nghệ sĩ đa tài:vẽ tranh,viết nhạc,làm thơ. - Nhưng trên hết QD vẫn là một nhà thơ với hồn thơ trung hậu tha thiết yêu quê hương đất nước. Trong thơ ông có hình ảnh một cái tôi hào hoa thanh lịch giàu chất lãng mạn. Những bài thơ tiêu biểu: Đôi mắt người sơn tây,Tây Tiến 2. Hoàn cảnh ra đời. - Bài thơ ra đời năm 1948, khi QD đã xa binh đoàn Tây Tiến và đang dự đại hôi tại Phù Lưu Chanh. Binh đoàn “ Tây Tiến” : + Thành lập năm 1947.+ Có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào để bảo vệ biên giới Lào – Việt.+ Địa bàn hoạt động : Châu Mai, Châu Mộc sang Sầm Nứa rồi vòng về phía Tây Thanh Hoá.+ Thành phần: phần đông là thanh niên trí thức Hà Thành, yêu đời và rất mộng mơ.+ Cuộc sống của người lính vô cùng thiếu thốn gian khổ đặc biệt là bệnh sốt rét rừng hoành hành. 3. Nhan đề:- Lúc đầu bài thơ có nhan đề là “Nhớ Tây Tiến”.- Sau chỉ đặt là4. Bố cục.“Tây Tiến”. - Đoạn 1 ( Sông Mã..thơm nếp xôi ) : Khắc hoạ thiên nhiên Tây Bắc dọc con đường hành quân của lính Tây Tiến. - Đoạn 2 ( Doanh trạihoa đong đưa ) : Nhắc lại những kỉ niệm trong tình quân dân ấm áp. - Đoạn 3 ( Tây Tiến ....khúc độc hành ) : Khắc hoạ chân dung người lính Tây Tiến vừa hào hùng vừa hào hoa. - Đoạn 4 ( Tây Tiếnchẳng về xuôi ) : Lời tổng kết của nhà thơ về “binh đoàn Tây Tiên”. Anh (chị) cảm nhận như thế nào về hai dòng đầu của bài? - Bài thơ mở đầu bằng tiếng gọi : đã phải xa dòng sông Mã rồi, Tây Tiến ơi?Vì sao nhà thơ lại nhắc tới dòng sông Mã? Vì sao lại phải gọi Tây Tiến ơi ? + Dòng sông Mã đã gắn với bước đường hành quân của người lính Tây Tiến, đã chia sẻ những vui buồn vói họ. + Gọi Tây Tíên cũng là gọi chính lòng mình.II. Phõn tớch:1. Đoạn 1.a) Hai dòng đầu.  Câu 1 chính là dòng hồi tưởng của nhà thơ về một thời Tây Tiến đã xa. Cảm xúc của con người là rưng rưng một nỗi niềm tiếc nuối. - Đến câu 2 nỗi nhớ đã trào ra không nén nổi “ Nhớ về rừng núi ”. b) Những câu thơ tiếp theo.nhớ chơi vơi cảm xúc miên man,trạng thái hụt hẫng mất cân bằng của con người khi những kỉ niệm của quá khứ dội về đến nao lòng. Cảnh Tây Bắc hùng vĩ, hiểm trở và hoang vu:Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳmNgàn thước lên cao ngàn thước xuống  Với nhịp 4/3 những câu thơ trên như bị bẻ gãy, gập đôi lại nhằm diễn tả những ngọn núi cao chất ngất và những vực sâu thăm thẳm. Ngôn ngữ giàu chất tạo hình đã gợi ra hình ảnh của một thiên nhiên rất hiểm trở núi cao rồi tiếp vực sâu.Trong chữ “ngàn” còn đọng lại cả hơi thở mệt nhọc của người lính, vùa leo vừa thở:- Hình ảnh Người lính:đoàn quân mỏi.Gục lên súng mũ Những người lính đã mỏi mệt sau chặng đường dài vất vả Heo hút cồn mây súng ngửi trời. Vẻ vắng lặng hoang vu trên đỉnh núi Chiều chiều oai linh thác gầm thétĐêm đêm mường hịch cọp trêu người. Những từ “chiều chiều”, “đêm đêm” cho thấy vẻ hoang dại của thiên nhiên Tây Bắc.  Thiên nhiên nơi đây đầy kì bí, đầy hiểm họa với những thú dữ mỗi đêm “gầm”, “thét”, “trêu người”. Hai chữ “mường hịch” với hai thanh trắc đi liền còn diễn tả những bước chân rậm rịch của loài mãnh thú đi kiếm mồi trong đêm vắng. Tóm lại, bằng những câu thơ gân guốc tác giả đã khắc hoạ khung cảnh thiên nhiên Tây Bắc đầy khắc nghiệt nguy hiểm mà người lính Tây Tiến đã hành quân qua. Cảnh thiên nhiên Tây Bắc thơ mộng, diễm lệ: - Sau những chặng đường hành quân vất vả Người lính nhận ra những bản làng thanh lịch đang ở rất gần qua mùi hương hoa phảng phất trong gió : Mường Lát hoa về trong đêm hơi Câu thơ có 6/7 thanh bằng diễn tả hơi thở nhẹ nhõm. - Có khi sau nhiều ngày vượt rừng vượt núi những anh lính thấy hạnh phúc khi nhìn thấy những bản làng thấp thoáng sau màn mưa rừng :Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi. Câu thơ toàn vần bằng êm ả diễn tả cảm giác êm ái lâng lâng của người lính khi nhìn thấy khung cảnh rất nên thơ.. Tây Bắc bất ngờ hiện ra trong vẻ đẹp diễm lệ thanh bình.  Câu thơ như một tiếng reo vui, khi nhìn thấy những bản làng trước mắt hứa hẹn những ngày vui vẻ sum họp trong tình quân dân thắm thiết. - Và khi nghỉ chân dừng lại , những bữa cơm trong các bản nhỏ khiến người lính cũng không thể nào quên:Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khóiMai châu mùa em thơm nếp xôi Hai chữ “nhớ ôi” bật ra thành tiếng kêu rưng rưng nước mắt. Nhớ hương nếp xôi cũng là nhớ tấm lòng thơm thảo của người con gái miền sơn cước. Câu thơ mang đậm chất hào hoa lãng mạn của hồn thơ Quang Dũng. III. Kiểm tra - Tổng kết – Đỏnh giỏ- Sau này khi viết về Tõy Bắc Chế Lan Viờn trong bài “ Tiếng hỏt con tàu” cũng đó từng viết :Nhớ bản sương giăng nhớ đốo mõy phủNơi nao qua lũng lại chẳng yờu thương- Quang Dũng và Chế Lan Viờn cựng viết về một miền đất, họ đều hoạ lại cảnh thiờn nhiờn Tõy Bắc, anh ( chị ) hóy tỡm ra điểm giống nhau và khỏc nhau.Cõu 1:Cõu 2:- Qua chặng đường hành quõn, anh ( chị ) cú nhận xột gỡ về hỡnh tượng những người lớnh Tõy Tiến ?Xin chõn thành cảm ơn quý thầy cụ cựng cỏc em học sinh đó theo dừi bài giảng của tụi!

File đính kèm:

  • pptTay tien(14).ppt