Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 12 - Tây tiến - Quang Dũng (tiết 17)

- Ông học hết trung học.
- Sau Cách mạng tháng Tám  tham gia quân đội.
- Sau 1954  biên tập viên nhà xuất bản Văn học.
- Ông là 1 nghệ sĩ đa tài : làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc.
- Ông có 1 hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn, tài hoa_ đặc biệt khi viết về người lính Tây Tiến và xứ Đoài (Sơn Tây).
- Năm 2001, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về VHNT.

ppt25 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 476 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 12 - Tây tiến - Quang Dũng (tiết 17), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÂY TIEÁNQuang Duõng I. Giới thiệu chung:1.Tác giả: Quang Dũng (1921-1988) - Ông học hết trung học. - Sau Cách mạng tháng Tám  tham gia quân đội. - Sau 1954  biên tập viên nhà xuất bản Văn học. - Ông là 1 nghệ sĩ đa tài : làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc. - Ông có 1 hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn, tài hoa_ đặc biệt khi viết về người lính Tây Tiến và xứ Đoài (Sơn Tây). - Năm 2001, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về VHNT. * Tác phẩm chính: Mây đầu ô (1986), Rừng biển quê hương, Đường lên Châu Thuận, Thơ văn Quang Dũng (1988) 2. Tác phẩm:a) Vài nét về đoàn quân Tây Tiến: Tây Tiến là 1 đơn vị quân đội thành lập đầu 1947, có nhiệm vụ phối hợp với quân đội Lào địa bàn hoạt động khá rộng Chiến sĩ Tây Tiến phần lớn là thanh niên Hà Nội chiến đấu trong một hoàn cảnh gian khổ, nhưng hết sức lạc quan b) Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ:- Quang Dũng từng làm đại đội trưởng của đoàn quân Tây Tiến năm 1947. Cuối 1948, Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác, một buổi chiều tại Phù Lưu Chanh (tỉnh Hà Đông cũ) nhớ đơn vị cũ ông viết bài thơ “Nhớ Tây Tiến”. Khi in lại, tác giả đổi tên bài thơ là “Tây Tiến”.- “Tây Tiến” được in trong tập thơ “Mây đầu ô” (1986).II. Tìm hiểu Văn bản :1. Bố cục: gồm 4 phần, được viết theo cảm hứng lãng mạn và tính chất bi tráng : + Đoạn 1 (14 câu đầu) : Núi rừng Tây Bắc hùng vĩ dữ dội và bước chân kiêu hùng của người lính Tây Tiến. + Đoạn 2 (câu 15  22) : Những kỉ niệm đẹp về tình quân dân và cảnh sông nước Tây Bắc thơ mộng. + Đoạn 3 (câu 23  30) : Chân dung của người lính Tây Tiến. + Đoạn 4 (4 câu cuối) : Lời thề gắn bó với Tây Tiến.2. Phân tích :  Đọan 1: Những cuộc hành quân gian khổ của đoàn quân Tây Tiến + khung cảnh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, hoang sơ, dữ dội.a) Bức tranh thiên nhiên khắc nghiệt, đầy thử thách:- Nỗi nhớ tha thiết của tác giả về đoàn quân Tây Tiến – đơn vị nhà thơ đã một thời gắn bó : Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi + Điệp từ “nhớ” trong một câu thơ. + Nỗi nhớ tha thiết : “nhớ chơi vơi”. + Địa điểm nhớ : nhớ rừng núi Tây Bắc - địa bàn hành quân của người lính Tây Tiến.- Những từ ngữ giàu giá trị tạo hình: “khúc khủyu”, “thăm thẳm”,“cồn mây”,“súng ngửi trời”  diễn tả thật đắc cảnh núi cao,dốc sâu, vực thẳm.- “Ngàn thước lên cao/ ngàn thước xuống”: nhịp 4/3  miêu tả dốc núi gập ghềnh, cao và sâu.- Xa xa thấp thoáng những ngôi nhà lất phất trong mưa rừng.- Những mối đe dọa khủng khiếp: “thác gầm thét”, “cọp trêu người”.- Những địa danh gợi sự xa xôi, hẻo lánh, hoang sơ: “Sài Khao”, “Mường Hịch”, “Mường Lát”, “Pha Luông”.- Khói cơm nghi ngút + hương thơm lúa nếp ngày mùa  xua tan vẻ mệt mỏi sau bao nhiêu gian khổ băng rừng, lội suối, vượt núi, trèo đèo  tình quân dân ấm áp. Những câu thơ nhiều vần trắc như diễn tả nỗi vất vả, nhọc nhằn của người lính trên bước đường hành quân phải vượt qua núi cao, vực sâu, dốc thẳm, mưa rừng, sương núi, thác gầm, cọp dữ Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳmNhững câu thơ có nhiều vần bằng không chỉ làm hiện lên hình ảnh núi rừng mà còn diễn tả cái tâm trạng của người lính bình thản trước những gian lao. Nhà ai Pha Luông mưa xa khơib) Hình ảnh người lính Tây Tiến :- Phải trải qua nhiều gian khổ, vất vả : + “ Đoàn quân mỏi” do hành quân trong đêm. + “Anh bạn quên đời”- Người lính hồn nhiên, tinh nghịch trước gian khổ : “Heo hút cồn mây súng ngửi trời” Dù vất vả nhưng vẫn toát lên vẻ đẹp lãng mạn. Đọan 2: Những kỉ niệm đẹp về tình quân dân trong đêm liên hoan + cảnh sông nước miền Tây thơ mộng.a) Cảnh đêm liên hoan văn nghệ giữa người lính Tây Tiến với người dân địa phương: được miêu tả bằng những chi tiết vừa thực vừa ảo, mang vẻ đẹp của xứ lạ phương xa.- Ánh sáng lung linh của lửa đuốc  cả “doanh trại bừng lên”.- Âm thanh của tiếng khèn, tiếng nhạc  làm ngất ngây lòng người.- Hình ảnh cô sơn nữ xuất hiện trong bộ “xiêm áo”, vừa e thẹn vừa tình tứ “e ấp” trong vũ điệu đậm sắc màu núi rừng “man điệu”  làm say lòng người lính Tây Tiến. b) Cảnh sông nước Tây Bắc thơ mộng, trữ tình : - Không gian dòng sông trong 1 buổi chiều sương giăng.- Bến bờ lặng tờ, hoang dại. - Nổi bật lên là hình ảnh những con người Tây Bắc khéo léo, tài hoa trên những chiếc thuyền độc mộc.- Những bông hoa rừng “đong đưa”, “hồn lau nẻo bến bờ” làm duyên trên dòng nước lũ. Chất thơ và chất nhạc trong đọan thơ này hòa quyện 1 cách tài tình.  Đoạn 3: Vẻ đẹp lãng mạn và chất bi tráng của hình ảnh người lính Tây Tiến. - Chân dung người lính được khắc hoạ đậm nét bằng bút pháp lãng mạn : + Không mọc tóc. + Quân xanh màu lá. + Dữ oai hùm. Do điều kiện chiến đấu, hoàn cảnh sinh hoạt Vẻ khác thường, oai phong của người lính Tây Tiến.- Người lính Tây Tiến với : + Lí tưởng cao đẹp (Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh) + Tinh thần chiến đấu dũng cảm, không ngại hi sinh (Rải rác biên cương mồ viễn xứ). + Tâm hồn lãng mạn, hào hoa (Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm).- Khúc ca bi tráng về người lính Tây Tiến qua cái nhìn lãng mạn, trân trọng của nhà thơ : + Những từ Hán Việt trang trọng : “mồ viễn xứ”, “biên cương”, “khúc độc hành”, “áo bào”. + Cái bi thương được vơi đi nhờ cách nói giảm : “anh về đất”. + Sông Mã tấu lên khúc nhạc hào hùng để tiễn đưa người chiến sĩ về với đất (Sông Mã gầm lên khúc độc hành). Cái bi và cái hùng quyện chặt vào nhau tạo nên vẻ đẹp bi tráng cho bức tượng đài người lính Tây Tiến. Đọan 4: Lời thề gắn bó với Tây Tiến Nhịp thơ chậm, giọng thơ buồn, nhưng linh hồn của đoạn thơ vẫn toát lên vẻ hào hùng : - Cái tinh thần một đi không trở lại : “Người đi không hẹn ước”. - Tình cảm gắn bó của những người lính Tây Tiến và cũng là của tác giả đối với đồng đội : “Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”. 3. Chủ đề: Qua nỗi nhớ của tác giả về đoàn quân Tây Tiến, ta thấy được hình ảnh người lính kiêu hùng thời kháng chiến chống Pháp và vẻ đẹp của núi từng Tây Bắc. Từ đó hiểu thêm về tình yêu quê hương, đất nước của nhà thơ.III. Tổng kết: (GHI NHỚ)Núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, thơ mộng* Hướng dẫn về nhà : Soạn bài: “Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học” + Đọc kĩ văn bản. + Trả lời những câu hỏi hướng dẫn, những gợi ý thảo luận.Tạm biệt Tây Tiến

File đính kèm:

  • pptTAY TIEN.ppt