Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 12 - Rừng Xà Nu - Nguyễn Trung Thành (Tiếp)

 Tác giả Nguyễn Trung Thành ( bút danh là Nguyên Ngọc) tên thật là Nguyễn Văn Báu:

Sinh năm 1932 quê ở Quảng Nam

Năm 1950 gia nhập quân đội, hoạt động ở tây nguyên, làm phóng viên báo Quân đội nhân dân, lấy bút danh là Nguyên Ngọc

 1954 tập kết ra bắc, 1962 trở về Nam hoạt động nghệ thuật ở Liên Khu 5

Sau chiến tranh, Nguyên Ngọc ra Hà Nội làm phó tổng thư kí hội nhà văn VN đến 1983

 

ppt20 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 494 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 12 - Rừng Xà Nu - Nguyễn Trung Thành (Tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
RỪNG XÀ NUNguyễn Trung ThànhI) Giới Thiệu1) Tác Giả2) Tác PhẩmII) Đọc-Hiểu văn bản1) Tóm tắt tác phẩm2) Hình tượng các nhân vật3) Hình Tượng cây Xà Nu4) Nghệ ThuậtIII) Tổng KếtI) Giới Thiệu 1) Tác Giả Tác giả Nguyễn Trung Thành ( bút danh là Nguyên Ngọc) tên thật là Nguyễn Văn Báu:Sinh năm 1932 quê ở Quảng NamNăm 1950 gia nhập quân đội, hoạt động ở tây nguyên, làm phóng viên báo Quân đội nhân dân, lấy bút danh là Nguyên Ngọc 1954 tập kết ra bắc, 1962 trở về Nam hoạt động nghệ thuật ở Liên Khu 5Sau chiến tranh, Nguyên Ngọc ra Hà Nội làm phó tổng thư kí hội nhà văn VN đến 1983- Năm 2000 nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật2) Tác PhẩmHoàn cảnh sáng tác:- Rừng xà nu được viết vào mùa hè năm 1965, khi đế quốc Mĩ bắt đầu đổ quân ào ạt vào miền Nam nước ta. -Truyện được đăng trên tạp chí Văn nghệ quân giải phóng miền Trung Trung Bộ , sau đó in trong tập Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc. Chủ đề tác PhẩmCa ngợi tinh thần quật khởi, chí khí cách mạng và sức sống mãnh liệt của đồng bào các dân tộc và núi rừng Tây Nguyên trong cuộc đấu tranh vũ trang chống kẻ thù khát máu Mĩ - Diệm. II) Đọc-Hiểu văn bản 1) Tóm tắt tác Phẩm Sau ba năm đi lực lượng, Tnú được phép về thăm làng. Trong buổi tối sum họp với dân làng, cụ Mết đã kể lại quãng đời đau thương của Tnú gắn liền với trang sử bi hùng của làng Xô Man: Làng Xô Man vẫn tiềm tàng sức sống mãnh liệt dưới làn bom đạn của Mỹ-Diệm Tnú là đứa trẻ mồ côi được dân làng yêu thương đùm bọc. Lúc nhỏ Tnú rất gan dạ, làm liên lạc cho cán bộ và bị giặc bắt. Sau đóvượt ngục trở về thay anh Quyết lãnh đạo dân làng tiếp tục đấu tran. Lúc này Tnú và Mai đã thành vợ chồng Giặc kéo đến vây bắt Tnú nhưng không được, chúng bắt vợ, con Tnú ra hành hạ. Tnú xông ra nhưng không thể cứu được vợ và anh lại bị chúng bắt Giặc tẩm nhựa Xà Nu đốt cháy mười đầu ngón tay Tnú nhưng anh vẫn giữ vững tinh thần. Cụ Mết và thanh niên làng Xô Man vùng lên đánh đuổi bọn giặc và cứu thoát Tnú Dù mỗi ngón tay chỉ còn hai đốt nhưng Tnú vẫn tham gia lực lượng chiến đấu giải phóng quê hương2) Hình tượng các nhân vậta) Nhân vật Tnú Tnú mồ côi cha mẹ từ nhỏ, lớn lên nhờ sự nuôi dưỡng, đùm bọc của dân làng Xô Man gắn bó với dân làng và những phẩm chất của dân làng. Tnú được cụ Mết nhận xét: Đời nó khổ, nhưng bụng nó sạch như nước suối làng ta. Đây là người con của núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ rất gan góc, táo bạo. + Vì không nhớ mặt chữ, Tnú đập vỡ bảng, bỏ ra suối ngồi suốt ngày, sau đó lấy một hòn đá tự đập vào đầu máu chảy ròng ròng + Khi làm liên lạc, Tnú không đi đường mòn. Qua sông, không lội chỗ nước êm, mà cứ lựa chỗ thác mạnh mà bơi ngang, vượt lên trên mặt nước, cỡi lên thác băng băng như một con cá kình + Khi bị địch đốt cháy mười ngón tay, Tnú nghiến răng chịu đựng chứ quyết không thèm kêu van  Đây cũng là con người có mối thù chồng chất đối với quân địch. + Chúng giết hại vợ con anh + Chúng khiến anh tàn tật. Đây cũng là một chàng trai dũng cảm và trung thành với cách mạng. + Khi bị giặc bắt, giải về làng, tra hỏi chỗ ở của cộng sản, Tnú đặt tay lên bụng và nói: Ở đây này. + Lưng Tnú ngang dọc vết dao chém của bọn lính + Khi chứng kiến cảnh vợ con bị tra tấn dã man, mặc dù không có vũ khí, Tnú nhảy vào giữa bọn giặc đang điên cuồng... Khi xây dựng nhân vât Tnú, Nguyễn Trung Thành đặc biệt dụng công miêu tả bàn tay của anh: + Khi còn lành lặn là bàn tay nghĩa tình, thẳn thắn, + Đấy là bàn tay cầm phấn học chữ, bàn tay cầm đá ghè vào đầu để trừng phạt cái tội không nhớ mặt chữ + Đấy là bàn tay đặt lên bụng để chỉ chỗ cộng sản ở, + Bàn tay Tnú bị giặc tẩm dầu xà nu và đốt b) Nhân vật cụ MếtLà một già làng quắt thước, sáu mươi tuổi rồi mà tiếng nói vẫn ồ ồ, dội vang trong lồng ngực, râu đã dài tới ngực và vẫn đen bóng, mắt sáng và xếch ngược, ở trần, ngực căng như một cây xà nu lớn-Cụ tin tưởng vào dân tộc mình, quê hương mình . Theo cụ, không có cây gì mạnh bằng cây xà nu đất ta =>Cụ Mết chính là nhân vật tượng trưng cho lịch sử,cho truyền thống hiên ngang bất khuất, cho sức sống bền bỉ của dân làng Xô Man.c) Nhân vật Dít - Kiên cường, dũng cảm - Căm thù giặc trên cơ sở nhận thức bản chất tàn bạo của kẻ thù, tiếp tục lãnh đạo dân làng Xô Man chiến đấu giải phóng dân làngd) Nhân vật bé Heng - Đóng góp công sức xây dựng làng chiến đấu - Ngày càng trưởng thành về ý thức trách nhiệm, ý chí chiến đấu caoe) Hình tượng nhân dân làng Xô Man + Đấy là những con người có tên và không có tên, người già và người trẻ, nam và nữ... + Họ sung sướng vui mừng khi Tnú về thăm làng, + họ chăm chú lắng nghe cụ Mết kể chuyện, họ nhất loạt làm theo mệnh lệnh của già làng,  Họ một lòng thuỷ chung với cách mạng, kiên cường chiến đấu. Đây là một tập thể anh hùng. => Tất cả các nhân vật trên đều toát lên vẻ đẹp hào hùng trên bối cảnh hùng vĩ của làng Xô Man3) Hình Tượng cây Xà Nu Trong câu chuyện về cuộc đời Tnú, cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man, cây xà nu luôn được nhắc đến với một dụng ý nghệ thuật rõ nét. Cây xà nu gắn bó mật thiết với cuộc sống thường nhật của dân làng Xô Man + Lửa xà nu cháy giần giật trong mỗi bếp nhà + Trẻ con thì lem luốc khói xà nu + Tnú và Mai dùng tấm bảng nứa xông khói xà nu học chữ + Và “dưới ánh lửa xà nu”, Tnú đọc thư của cán bộ Quyết gởi dân làng Cây xà nu còn gắn với những sự kiện trọng đại của dân làng Tây Nguyên + Đấy là khi mọi người theo cụ Mết vào rừng lấy vũ khí, họ đã theo ánh sáng phát ra từ ngọn đuốc xà nu. + Đấy là lúc giặc dùng giẻ tẩm nhựa xà nu để đốt tay Tnú. + Và chính hành động dã man này khiến dân làng Xô Man vùng lên chiến đấu; kết quả là “đống lửa xà nu lớn giữa nhà vẫn đỏ. Xác mười tên lính giặc ngổn ngang quanh đống lửa đỏ.”  Cây xà nu gắn với những sinh hoạt hằng ngày, gắn với những sự kiện trọng đại của dân làng Xô Man đến mức thấm sâu vào nếp nghĩ và cảm xúc của họ + Sau ba năm đi lực lượng , Tnú về làng gặp cụ Mết, anh thấy ngực cụ căng như một cây xà nu lớn.. + Trong câu chuyện tâm tình với Tnú, cụ Mết tự hào về rừng xà nu gần con nước lớn của làng mình, cụ thấy không cây gì mạnh bằng cây xà nu đất ta. Cây mẹ ngã, cây con mọc lên + Cụ nói như thách thức với kẻ thù: Đố nó giết hết rừng xà nu này Cây xà nu được mô tả trong sự hoà hợp tương ứng với những phẩm chất cao đẹp của dân làng Xô Man +Dân làng Xô Man yêu tự do có khác nào cây xà nu ham ánh sáng, ham khí trời? + Dân làng Xô Man đã chịu bao đau thương mất mát, bao người đã bị giặc bắn chết, đoạ đầy cũng giống như rừng xà nu bị giặc bắn phá + Cây xà nu nối tiếp nhau vươn tới hiên ngang, bất khuất bất chấp bom đạn quân thù cũng như các thế hệ dân làng Xô Man, người này ngã xuống người khác vùng lên kiên cường chiến đấu đến cùng vì độc lập tự do. =>Biểu tượng của nhân dân Xô Man, nhân dân Tây Nguyên, nói rộng ra là nhân dân Việt Nam anh hùng.4) Nghệ Thuật Bao trùm tác phẩm là chất sử thi, được thể hiện bằng những hình tượng và lời văn trang trọng, với chất thơ hùng tráng.- Nhà văn không miêu tả dàn trải mà tập trung vào những điểm tiêu biểu nhất. Câu chuyện được kể gọn trong một đêm. Ngôn ngữ nhân vật cũng được chọn lọc.- Xây dựng một số hình ảnh biểu tượng có sức khái quát lớn.III) Tổng Kết Rừng xà nu là một truyện ngắn đặc sắc của Nguyễn Trung Thành trong nền văn học chống Mĩ. Truyện đề cao sức mạnh, lòng căm thù và sức sống bất diệt của nhân dân miền Nam, của Cách mạng. Ghi Nhớ: SGK/49

File đính kèm:

  • pptRung xa nu(10).ppt