Onixt Hêminguê (1899 – 1961) sinh trưởng trong gia đình khá giả tại một thành phố nhỏ ngoại vi Chicago - nước Mỹ.
-Ông yêu thích thiên nhiên hoang dại : thuở nhỏ thường theo cha tới những vùng rừng núi, thích phiêu lưu mạo hiểm.
36 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 379 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 12 - Đương đầu với đàn cá dữ (Trích “Ông già và biển cả” – Ernest Heminway), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đương đầu với đàn cá dữ(Trích “Ông già và biển cả” – Ernest Heminway)I. GIỚI THIỆU CHUNG:1. TÁC GIẢ:a. Tiểu sử:Onixt Hêminguê (1899 – 1961) sinh trưởng trong gia đình khá giả tại một thành phố nhỏ ngoại vi Chicago - nước Mỹ.-Ông yêu thích thiên nhiên hoang dại : thuở nhỏ thường theo cha tới những vùng rừng núi, thích phiêu lưu mạo hiểm.Một số hình ảnh mà nhà văn đã ghi lại trong quá trình tác nghiệp của mình- Từng nhập ngũ trong Đại chiến I, Đại chiến II.- 18 tuổi bước vào nghề phóng viên: có mặt ở chiến trường Ý, Tây Ban Nha, Pháp; làm phóng viên mặt trận, dựng phim, viết kịch.Minh hoạ về cuộc sống phiêu lưu của nhà văn Người yêu của nhà văn làm y tá trong chiến tranh thế giới lần 1 Bi kịch tình yêu của nhà văn - Ông sống chủ yếu ở Cuba, quen nếp sống giản dị của người dân chất phác, mất 1961 tại đây.b. Sự nghiệp sáng tác:Những tác phẩm tiêu biểu : các tiểu thuyết ("Giã từ vũ khí", "Chuông nguyện hồn ai", "Ông già và biển cả").- Nội dung: Ông viết về chiến tranh, thiên nhiên, con người, thể hiện tình yêu đối với những gì phiêu lưu mạo hiểm; cổ vũ cho những ai biết phấn đấu vì quyền lợi chính đáng của con người.- Nghệ thuật: Là người đề xướng nguyên lý "Tảng băng trôi" (bảy phần chìm, một phần nổi) trong tác phẩm văn học: nhà văn không công khai phát ngôn ý tưởng của mình mà xây dựng hình tượng có sức gợi để người đọc rút ra phần ẩn ý. Một trong những biểu hiện của nguyên lý trên là độc thoại nội tâm, dùng ẩn dụ, biểu tượng.- Nghệ thuật: Là người đề xướng nguyên lý "Tảng băng trôi" (bảy phần chìm, một phần nổi) trong tác phẩm văn học: nhà văn không công khai phát ngôn ý tưởng của mình mà xây dựng hình tượng có sức gợi để người đọc rút ra phần ẩn ý. Một trong những biểu hiện của nguyên lý trên là độc thoại nội tâm, dùng ẩn dụ, biểu tượng.- Được trao giải thưởng báo chí Pulitde (1953) và giải Nôben về văn học (1954).2. TÁC PHẨM "ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ": Tóm tắt: - Chuyển kể về ông lão đánh cá vùng nhiệt lưu tên là Xanchiago, tám mươi bốn ngày liền không kiếm được con cá nào. - Thế rồi, lão một mình ra khơi và một con cá kiếm lớn mắc mồi. - Nhưng lúc quay vào bờ, từng đàn cá mập hung dữ theo rỉa thịt con cá. - Sau cuộc vật lộn ba ngày hai đêm cực kỳ căng thẳng và nguy hiểm - lão bị nó quẫy mạnh ngã vập cả mặt, máu chảy đầy má, hai bàn tay bị dây câu cứa nát ứa máu - lão cũng giết được con cá.- Khi vào đến bờ, con cá kiếm "dài hơn chiếc thuyền có tới sáu bảy tấc" chỉ còn trơ bộ xương. Ông rã rời trở về lều, trong giấc ngủ lại "mơ về những con sư tử".- Lão phải đơn độc chiến đấu đến kiệt sức với lũ cá mập. Tuy vậy, lão vẫn nghĩ "không một ai cô đơn nơi biển cả". Chủ đề: - Tác phẩm là bản hùng ca, ca ngợi con người và sức lao động của con người, đồng thời thể hiện niềm cảm thông, yêu thương những con người nghèo khổ. 4/Nghệ thuật: - Bút pháp miêu tả và tường thuật sinh động, hàm súc. - Thể hiện nguyên lý "Tảng băng trôi" : nhân vật độc thoại, đối thoại.II. ĐOẠN TRÍCH "ĐƯƠNG ĐẦU VỚI ĐÀN CÁ DỮ": VỊ TRÍ ĐOẠN TRÍCH: Gần cuối truyện, mô tả trận đánh nhau cuối cùng với đàn cá mập trước khi ông lão lên bờ.2. TÓM TẮT ĐOẠN TRÍCH :Sau khi giết được con cá kiếm, lão Xanchiago mình đầy thương tích cho thuyền trở vào bờ. Lúc này, từng đàn cá mập xông đến rỉa thịt con cá kiếm. Trong bóng đêm ,đơn độc trên biển cả, lão biết cuộc chiến đấu với lũ cá mập là vô vọng. - Đàn cá mập lao vào xâu xé con cá kiếm. Vũ khí của lão là chày và tay lái nhưng rồi cũng bị lũ cá lôi đi.-Biết mình đã thất bại hoàn toàn, lão vào bờ với chiếc thuyền nhẹ tênh.Lão nghĩ đến nguyên nhân thất bại rồi trả lời : “Chẳng gì cả - Ta đã đi quá xa”.3. PHÂN TÍCH:a.Hoàn cảnh xảy ra cuộc chiến đấu: - Khi ông già đã kiệt sức: ”lão đã tê cứng”, ”nhức nhối”, “đau buốt vì những vết thương, vì những chỗ xây xát trên khắp cơ thể”. Thời điểm bất lợi: ban đêm giá lạnh.Tâm trạng: ”vô vọng”. Lời độc thoại “Mình hy vọng..với bọn chúng”, cùng với điệp ngữ “mình hy vọng” đã khẳng định trạng thái âu lo, mệt mỏi, rã rời của ông lão.b. Cuộc chiến đấu giữa ông lão và đàn cá: - Tác giả xây dựng hàng loạt những hình ảnh tương phản: Ông lãoĐàn cá-Một mình, kiệt sức.Cố bảo vệ con cá.-Không xác định kẻ thù một cách cụ thể.Rất đông, rất khoẻ.- Cố cướp con cá, rỉa thịt, ngấu nghiến nó.- Rất chủ động trong môi trường của chúng. Lão chỉ có sức mạnh tinh thần để đối chọi với sức mạnh vật chất khổng lồ. Bằng thủ pháp đối lập, nhà văn muốn làm nổi bật ý chí, nghị lực, bản lĩnh của con người trước thử thách của thiên nhiên khắc nghiệt.Nhà văn không nói hộ nhân vật mà nói lên bằng cảm nhận từ mọi giác quan của nhân vật: * Về thị giác: lão không nhìn thấy trực tiếp kẻ thù. * Về thính giác: “nghe tiếng răng bập” nên “nện chày vào mấy cái đầu”. * Về xúc giác: không tiếp xúc trực tiếp mà qua một công cụ trung gian. Ông hoàn toàn mù loà, đơn độc trước đàn cá đông đảo, vây bủa tấn công liên tục.Hình ảnh ông lão thật bình thường như bao người lao động khác nhưng cũng hết sức cao cả, phi thường vì trong tình thế tuyệt vọng vẫn dũng cảm đương đầu với đàn cá dữ. Lối độc thoại nội tâm: * Mối ám ảnh về sự thất bại; về sự mệt mỏi, rã rời. * Là sự thách thức, khinh bỉ của con người đối với kẻ thù. * Biến tất cả cảnh cô đơn vây hãm thành bạn hữu, hoà hợp.Ông đã vượt lên trên sự cô đơn. * Con người thất bại bởi khát vọng cái khôn cùng.4. TỔNG KẾT:-Đoạn trích thể hiện rõ nguyên lý “tảng băng trôi”: * Phần nổi: Thất bại của ông già đánh cá trong cuộc đương đầu tuyệt vọng. * Phần chìm (ẩn dụ, biểu tượng): Hành trình đuổi theo một khát vọng to lớn vượt ra ngoài giới hạn của con người.- Tác giả vừa nói đến sự thất bại của con người, vừa gợi lên tầm vóc lớn lao của họ.
File đính kèm:
- tac gia hemingway(2).ppt