Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 12 - Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu (Tiết 4)

I. Đọc – Tìm hiểu

1. Tác giả: Nguyễn Minh Châu (1930 – 1989)

- Là một trong những cây bút tiên phong của văn học Việt Nam thời kì đổi mới

 - Sau 1975 sáng tác của NMC đi sâu khám phá sự thật đời sống ở bình diện đạo đức thế sự.

* Tác phẩm chính:

 SGK

 

ppt32 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 403 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 12 - Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu (Tiết 4), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỔ NGỮ VĂN TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰTHPT Go Cong DongCHIẾC THUYỀN NGOÀI XANguyễn Minh ChâuI. Đọc – Tìm hiểu1. Tác giả: Nguyễn Minh Châu (1930 – 1989) - Là một trong những cây bút tiên phong của văn học Việt Nam thời kì đổi mới - Sau 1975 sáng tác của NMC đi sâu khám phá sự thật đời sống ở bình diện đạo đức thế sự.* Tác phẩm chính: SGKNhững nét chính cần lưu ý về tác giả2.Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” I. Đọc – Tìm hiểu:1. Tác giả:Xác định thời điểm sáng tác tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”? - Tác phẩm hoàn thành năm 1983- 1985 in trong tập “ Bến quê”. - 1987 in trong tuyển tập cùng tên.- Là một trong những sáng tác tiêu biểu của văn học Việt Nam thời kì đổi mới.2.1. Xuất xứ tác phẩm 2.2. Tóm tắt I. Đọc – Tìm hiểu 3. Bố cục : 2 đoạn a. Từ đầu . đến “Chiếc thuyền lưới vó đã biến mất” Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh. b. Phần còn lạiCâu chuyện của người đàn bà hàng chài.Xác định bố cục tác phẩm1. Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnhII. Đọc – Khám phá văn bản1. Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh a. Khung cảnh thiên nhiên hoàn mĩ:Nghệ sĩ phát hiện ra điều gì trong buổi sáng tinh sương?- Cảnh được miêu tả thế nào? Người nghệ sĩ đánh giá ra sao về khung cảnh trước mắt?1. Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh a. Khung cảnh thiên nhiên hoàn mĩ - Cả đời cầm máy mới diễm phúc gặp 1 lần: chiếc thuyền ngoài xa giữa biển trời mờ sương “ Mũi thuyền in .. chiếu vào” - Một tác phẩm nghệ thuật toàn bích, toàn mĩ, giống như “một bức tranh mực tàu của một danh hoạ thời cổ”. “ một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích”.→ Cảnh “ đắt” trời cho. Trước cảnh tượng đó tâm trạng của người nghệ sĩ ra sao? * Tâm trạng của người nghệ sĩ+ “bối rối”, cảm thấy “trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào” + “khám phá” sự hoàn thiện, sự trong ngần của tâm hồn “phát hiện ra bản thân cái đẹp chính là đạo đức”.→ hạnh phúc chất ngất: bắt gặp cái đẹp → thanh lọc tâm hồn con người.1. Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh a. Khung cảnh thiên nhiên hoàn mĩNgười nghệ sĩ phát hiện được điều gì khi thuyền cập bến?b. Hiện thực nghiệt ngã về con người - bất giác chứng kiến cảnh tượng: một người đàn ông đánh vợ dã man. - Chiếc thuyền ngư phủ đẹp như mơ >< gia đình thuyền chài: + Lão đàn ông: hùng hổ, quật tới tấp vào lưng vợ. + Người đàn bà: khắc khổ, tồi tàn chỉ biết “cam chịu đầy nhẫn nhục”. + Thằng bé Phác “ như một viên đạn trên đường lao tới đích” nhảy xổ vào gã đàn ông a. Khung cảnh thiên nhiên hoàn mĩ* Thái độ của người nghệ sĩ: kinh ngạc đến hụt hẫng“kinh ngạc đến mức, trong mấy phút đầu, tôi cứ đứng há mồm ra mà nhìn” → “ vứt máy ảnh” chạy đến Tiểu kết:- Cuộc đời không đơn giản, xuôi chiều - Cuộc đời không phải bao giờ cũng đẹp, cũng là nghệ thuật. - Người nghệ sĩ phải tìm hiểu cuộc đời trong mối quan hệ đa chiều.Thái độ của người nghệ sĩ ra sao khi chứng kiến cảnh tượng trên? Người nghệ sĩ chợt nhận ra điều gì sau phút giây kinh ngạc ấy ?2. Câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện: a. Câu chuyện về người đàn bà hàng chài đáng thương: + Ngoài 40 tuổi, xấu. + Nghèo khổ, lam lũ. + Bị chồng đánh đập “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng” + Vẫn cam chịu “không hề kêu một tiếng, không chống trả, không tìm cách chạy trốn ” + Van nài tòa “ đừng bắt con bỏ hắn”1. Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnhPhùng và chánh án Đẩu biết được gì về người đàn bà?Tại sao chị ta lại cam chịu cuộc sống như thế?Nguyên nhân: + Tình thương con vô bờ “đám đàn bà hàng chài ..trên dưới chục đứa ” “Đàn bà ở thuyền chúng tôi .. sống cho mình” + Ý thức thân phận: xấu “ trong phố không ai lấy” + Nhận thức về cuộc sống trên biển: nghề biển không thể thiếu đàn ông + Cảm thông với người chồng “ lão chồng tôi khi ấy .. đẻ ít một chút” + Chắt lọc niềm hạnh phúc nhỏ nhoi trong bể khổ“ vui nhất là lúc nhìn đàn con chúng nó được ăn no” Em nhận xét, đánh giá thế nào về người đàn bà hàng chài? Tiểu kết: Người đàn bà thất học nhưng rất hiểu cuộc sống, hiểu con người: hiểu thiên chức làm mẹ, hiểu nỗi khốn khổ và sự bế tắc của người chồng.→ Giàu đức hy sinh, giàu lòng vị tha, nhân hậu – chắt chiu hạnh phúc đời thường – nhìn đời một cách sâu sắc → thấp thoáng vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam trong quá khứ Em có nhận xét gì về cách xây dựng nhân vật người đàn bà * Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Đối lập giữa vẻ bên ngoài và tâm hồn bên trong → cuộc sống con người không đơn giản → Người nghệ sĩ cần có cái nhìn sâu sắc, đa chiều2. Câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện:a. Chuyện về người đàn bà b. Các nhân vật trong câu chuyện* Người đàn bà hàng chài: * Người đàn ông: Dáng vẻ khắc khổ, lam lũ nhưng mạnh mẽ và dữ dội “ Lưng rộng và cong như 1 chiếc thuyền”, “mái tóc tổ quạ”, “chân đi chữ bát”, “hai con mắt độc dữ”- Qua cái nhìn của người đàn bà: nạn nhân của hoàn cảnh → đáng cảm thông, chia sẻ.- Qua cái nhìn của chánh án Đẩu, nghệ sĩ Phùng và bé Phác: người vũ phu, thủ phạm gây đau khổ → căm phẫn, đáng lên án. Phải có cái nhìn đa diện, nhiều chiều.Suy nghĩ của em về người đàn ông ? (có đồng tình với suy nghĩ của người đàn bà không?) * Chánh án Đẩu: Quan tâm người bất hạnh - “ vỡ ra” nhiều vấn đề về cách nhìn nhận, đánh giá con ngườiCảm nhận của người nghệ sĩ? Nhân vật chánh án là người thế nào?* Nghệ sĩ Phùng: - Nhạy cảm trước cái đẹp của thiên nhiên, xúc động mãnh liệt trước tình trạng con người phải chịu sự bạo hành của cái xấu, cái ác.- Phát hiện vẻ đẹp tâm hồn con người: về người đàn bà - đằng sau vẻ xấu xí là một tâm hồn yêu thương, vị thaRút ra chân lý về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống. Nghệ thuật là chính cuộc đời và phải luôn luôn là cuộc đời.* Chị em Phác: - Phác phản ứng dữ dội, cầm dao ngăn bố - Chị Phác tước lấy con dao từ tay Phác→ Nỗi đau khó giải quyếtCảm nhận của em về Phác, chị gái Phác?Em đồng tình với nhân vật nào?3. Đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩmTình huống truyện: hấp dẫn mang ý nghĩa khám, phát hiện  Kết cấu độc đáo b. Nghệ thuật trần thuật: sinh động Giọng điệu trần thuật: lúc dí dỏm, khi day dứt, lúc tự trào, khi triết lí  tính phức hợp thể hiện những chiêm nghiệm, suy tư của người kể chuyện.c. Khắc hoạ nhân vật: sắc sảod. Ngôn ngữ: - Giản dị, đằm thắm mà đầy dư vị - Phù hợp đặc điểm, tính cách của từng nhân vậtIII. Tổng kết“ Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu đã đặt ra vấn đề có ý nghĩa với mọi người, mọi thời: nhìn nhận cuộc sống và con người phải đa dạng, nhiều chiều. Vẻ đẹp toát ra từ tác phẩm là vẻ đẹp của tình yêu người – tình yêu ấy thôi thúc người nghệ sĩ tìm kiếm, khám phá, phát hiện, tôn vinh những vẻ đẹp tiềm ẩn của con người. Qua việc tìm hiểu, em hãy rút ra giá trị của văn bản ?TÓM TẮT BÀI HỌCI. ĐỌC – TÌM HIỂU2.1. Xuất xứ2.Truyện ngắn1. Tác giả2.2. Bố cụcII. ĐỌC – KHÁM PHÁ VĂN BẢNHai phát hiện của người nghệ sỹ nhiếp ảnh2. Câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở tòa án huyệna. Tình huống truyệna. Khung cảnh thiên nhiên hoàn mỹa. Câu chuyện về người đàn bàhàng chài đáng thương3. Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩmb. Các nhân vật trong câu chuyệnb. Nghệ thuật trần thuậtb. Hiện thực nghiệt ngã về con ngườic. Khắc họa nhân vậtd. Ngôn ngữ truyệnIII. TỔNG KẾTIV. Củng cố1. Giải thích ý nghĩa nhan đề của tác phẩm.2. Nhân vật nào để lại ấn tượng trong em nhiều nhất sau khi học “ Chiếc thuyền ngoài xa”?3. Nếu chứng kiến những nạn bạo hành trong gia đình( xung quanh ta hoặc ngay chính người thân chúng ta) em sẽ làm thế nào? * Hướng dẫn học bài:1. Hai phát hiện của người nghệ sĩ 2. Hình ảnh người đàn bà hàng chài3. Bài học rút ra của người nghệ sĩV. Dặn dò : Chuẩn bị bài mới 1. Đọc kỹ các ngữ liệu 1, 2, 3 ở trang 79, 80 2. Tìm hiểu các câu hỏi gợi ý sau mỗi ngữ liệu 3.Hàm ý là gì? 4. Để nói một câu hàm ý người ta dùng những cách thức gì?5. Khi nào ta cần dùng cách nói hàm ý?

File đính kèm:

  • pptChiec_thuyen_ngoai_xa (2tiet).ppt