A. Phần một: Tác giả Nam Cao
Nam Cao (1917 – 1951), tên khai sinh là: Trần Hữu Tri SGK/ 137, 138.
B. Phần hai: Tác phẩm “Chí Phèo”
I. Tiểu dẫn:
Tác phẩm khi mới ra đời có tên là “cái lò gạch cũ”. Khi in thành sách lần đầu (năm 1941), NXB Đời Mới tự ý đổi tên là “Đôi lứa xứng đôi”. Khi in trong tập “Luống cày” (Năm 1946), nhà văn đặt lại tên cho tác phẩm là “ Chí Phèo “
23 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 374 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 12 - Chí Phèo - Nam Cao (Tiếp), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nam Cao(1917-1951) A. Phần một: Tác giả Nam Cao Nam Cao (1917 – 1951), tên khai sinh là: Trần Hữu Tri SGK/ 137, 138. B. Phần hai: Tác phẩm “Chí Phèo” I. Tiểu dẫn: Tác phẩm khi mới ra đời có tên là “cái lò gạch cũ”. Khi in thành sách lần đầu (năm 1941), NXB Đời Mới tự ý đổi tên là “Đôi lứa xứng đôi”. Khi in trong tập “Luống cày” (Năm 1946), nhà văn đặt lại tên cho tác phẩm là “ Chí Phèo “Chí Phèo -- Nam Cao --+ “Đôi lứa xứng đôi” là nhan đề do nhà xuất bản đặt dựa vào mối tình giữa Chí Phèo- “ con quỷ dữ của làng Vũ Đại” với Thị Nở - người đàn bà “xấu ma chê quỷ hờn”. Tiêu đề này , mang tính giật gân, gây sự tò mò, phù hợp với thị hiếu của một lớp công chúng bấy giờ, hòa toàn nhằm vào mục đích thương mại mà không gắn với tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Tượng gốm “ Chí Phèo- Thị Nở”Bìa truyện “Chí Phèo” + Nam Cao quyết định đổi tên truyện thành “ Chí Phèo” bằng cách lấy tên nhân vật chính. Cách đặt tiêu đề này phổ biến trong nhiều tác phẩm của ông, nhằm khái quát một cách súc tích và cũng đầy đủ nhất về tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm. III. Phân tích tác phẩm 1. Nhân vật Bá Kiến (Đại diện cho giai cấp thống trị) * Giọng nói :- “Cất tiếng rất sang” giọng của kẻ có uy quyền- Quát mắng vợ con- “ Dịu giọng hơn một chút” với bọn người làng.- Với Chí Phèo “Đổi giọng thân mật”Sẽ có mưu mô Cách nói thể hiện được bản chất gian giảo, quỷ quyệt ở một tên cường hào đầy thế lực, uy quyền.“Chỗ này lạy cụ, chỗ kia lạy cụ” Dân làng rất sợ uy quyền của cụ bá II. Đọc - hiểu khái quát tác phẩm + “Thoáng nhìn qua, cụ đã hiểu cơ sự rồi” bản chất khôn ngoan lọc lõi của Bá kiến.=> Chỉ qua vài chi tiết ngắn gọn, xúc tích miểu tả tiếng và cách nói của Bá Kiến, tác giả đã làm hiện lên một tên cường hào cáo già, lõi đời, có bề dày kinh nghiệm, từng trải trong cuộc sống. * Chính sách cai trị và dùng người của Bá Kiến - “ Mềm nắn, rắn buông” - “ Thứ nhất sợ kẻ anh hùng, thứ hai liều thân.” - “Nắm thằng có tóc ai nắm thằng trọc đầu.” - “ Một người khôn ngoan chỉ bóp đến nửa chừng, ngấm ngầm đẩy người ta xuống sông nhưng rồi lai đền ơn.” - “Biết thu dụng những thằng bạt mạng, không sợ chết, không sợ đi tù.Những thằng ấy là những thằng dùng được”=> Bá Kiến hiện lên với đầy đủ bản chất xấu xa : một tên cường hào cáo già trong việc thống trị dân đen; một tên gian hùng ác bá.* Cái chết của Bá Kiến- Bá Kiến đại diện cho tầng lớp thống trị, cái chết của BK là tất yếu, là sự 2. Hình tượng nhân vật Chí Phèo a. Cuộc sống của Chí Phèo trước khi gặp Thị Nở a1. Lúc chưa đi tù* Tuổi thơ của Chí: là đứa trẻ mồ côi bị bỏ rơi ở một caí lò gạch cũ, Chí đi ở cho hết người này đến người nọ, vất vả, cực nhọc. * Lúc trưởng thành: sống bằng mồ hôi và sức lao động của chính mình. Là người nông dân hiền lành, lương thiện. + Chí mơ ước “có một gia đình nho nhỏ chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải” Đó là một mơ ước bình dị, một cuộc sống bình thuờng, lương thiện, sống bằng bàn tay lao động của chính mình. Khi Chí bị bà ba nhà Bá Kiến gọi lên bóp chân “ lại cứ bắt bóp lên trên, trên nữa hắn chỉ thấy nhục chứ yêu đương gì.” Chí là một người có nhân phẩm, biết phân biệt rõ tình yêu thương chân chính với thói dâm dục xấu xa.=> Chí Phèo là người nông dân hiền lành, lương thiện, có ý thức về nhân phẩm, có khao khát sống chính đáng. a2. Sau khi ở tù về.* Ngoại hình:- Đầu trọc lốc, răng cạo trắng hớn, mặt đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm, ngực đầy vết chạm trổ. * Tính cách : - Trước kia, Chí hiền lành, chất phát, bây giờ mọi người đều sợ hắn bởi hắn trở thành con quỹ dữ của làng Vũ Đại. Hắn đã phá biết bao cơ nghiệp, đập nát bao cảnh yên vui, đạp đỗ bao nhiêu hạnh phúc.A - Cuộc đời Chí triền miên trong những cơn say “ăn trong lúc say, ngủ trong lúc say, thức dậy hãy còn say, đập đầu, rạch mặt, chửi bới, doạ nạt trong lúc say, uống rượu trong lúc say, để rồi say nữa, say vô tận.”Cuộc đời Chí đã hoàn toàn biến đổi, Chí đã bị bọn cường hào lợi dụng biến thành tay sai, thành thằng lưu manh, thành con quỷ dữ, mất đi bản chất người.Dân làng ai cũng sợ Chí và xa lánh Chí. Xã hội không thừa nhận Chí là người. b. Từ khi gặp Thị Nởb1. Lương tri thức dậy – con người thực trở về. - Cuộc sống chỉ thực sự đến với Chí khi Chí gặp Thị Nở. Chí gặp Thị Nở trong một đêm trăng sáng ngoài bờ sông khi Chí say rượu và Thị thì ra sông lấy nước nhưng ngủ quên vì gió ngoài sông mát.+ Sáng hôm sau khi tỉnh rượu Chí thấy bâng khuâng, lòng mơ hồ buồn, người thì bủn rủn, ruột gan nôn nao và nghĩ đến rượu thì thấy sợ ruợu. Chí nghe thấy tiếng chèo khua mạn thuyền đuổi cá, tiếng chim hót, tiếng nói chuyện của người đi chợ về. Lần đầu tiên sau bao nhiêu năm rạch mặt ăn vạ, hôm nay Chí mới cảm nhận thấy hương vị của cuộc sống. + Chí Phèo bỗng nhận ra tất cả cuộc đời mình:. Quá khứ:đã từng ao ước có một gia đình.. Hiện tại: Già mà vẫn cô đơn.. Tương lai: Đói rét, ốm đau, cô độc- Sau buổi gặp ấy Chí được hưởng sự chăm sóc chân tình của một tình yêu thương mộc mạc, một tình người chân thật, hạnh phúc giản dị mà to lớn. Tình người của Thị Nở đã làm thức tỉnh bản tính người trong Chí, Chí Phèo đã trở lại con người thật của mình và muốn làm hoà với mọi người, muốn được sống như bao người dân hiền lành, lương thiện khác. b2.Tấn bi kịch của Chí Phèo. Con đường trở lại làm người lương thiện của Chí Phèo vừa mở ra đã bị chặn đứng lại: Bà cô Thị Nở dứt khoát không cho cháu bà lấy một thằng: “ không cha không mẹ” Bà ta cũng giống như mọi người coi CP là con quỷ dữ nên không nhận ra sự thay đổi của Chí Chí rơi vào bi kịch tâm hồn đau đớn: Bi kịch của con người không được công nhận làm người.Đau khổ, bế tắc Chí lại tìm đến rượu. Muốn uống cho thật say, nhưng càng uống càng tỉnh, càng thấm thía nỗi đau khôn cùng của thân phận. Chí xách dao ra đi nghĩ rằng đi đâm chết con khọm già và con đĩ Nở, nhưng bước chân đã đưa anh đến nhà Bá Kiến. - Chí đến nhà Bá Kiến, chỉ tay vào mặt lão, dõng dạc kết án lão, đòi quyền làm người. Chí đâm chết Bá Kiến và kết liễu đời mình.=> Chí Phèo tự sát vì bị từ chối không được sống cuộc sống con người, giờ đây khi ý thức nhân phẩm đã trở về, Chí Phèo không bằng lòng quay lại cuộc sống thú vật như trước nên Chí đã chết trong trong tấn bi kịch đau đớn trên ngưỡng cửa trở về cuộc sống. Đây là hành động bất ngờ, hành động lấy máu rửa thù của người nông dân thức tỉnh về quyền sống, quyền làm người.Tuy vùng lên một cách manh động, tuyệt vọng nhưng không phải là hành động lưu manh. - Hình ảnh cái lò gạch cũ ở cuối tác phẩm: Cuộc sống quẩn quanh, cơ cực, bế tắc, không lối thoát của người nông dân trước cách mạng ( hiện tượng Chí Phèo). Bọn cường hào còn thì cuộc đời người nông dân không thê sáng rủa hơn. IV. Tổng kết. 1. Nội dung: “ Chí Phèo” mang giá trị nhân đạo sâu sắc, là tấm lòng của Nam Cao đối với nguời nông dân lương thiện trong xã hội cũ. Tác phẩm còn mang giá trị hiện thực, tố cáo xã hội đương thời đã chà đạp lên quyền sỗng của con người2. Nghệ thuật: NT xây dựng nhân vật, sở trường phân tích diễn biến tâm lý nhân vật với ngôn ngữ tự nhiên, trong sáng.
File đính kèm:
- chi pheo(2).ppt