Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 11 - Tiết 71 - Tuần 22: Vội vàng - Xuân Diệu

2. Phần hai: Nhà thơ băn khoăn, tiếc nuối về sự phai tàn của thời gian, mùa xuân, tuổi trẻ2. Phần hai: Nhà thơ băn khoăn, tiếc nuối về sự phai tàn của thời gian, mùa xuân, tuổi trẻCâu hỏi: Xuân Diệu thể hiện quan niệm về thời gian như thế nào qua hai câu thơ trên ?

 

ppt22 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 505 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 11 - Tiết 71 - Tuần 22: Vội vàng - Xuân Diệu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trung tâm GDTX A Huyện Trực Ninh Giáo viên: Đỗ Thị Hồng Nhung Tiết: 71 – Tuần: 222. Phần hai: Nhà thơ băn khoăn, tiếc nuối về sự phai tàn của thời gian, mùa xuân, tuổi trẻ* Xuân Diệu bừng tỉnh:“Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua, Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,”Câu hỏi: Xuân Diệu thể hiện quan niệm về thời gian như thế nào qua hai câu thơ trên ?Thời gian: Một đi không trở lại.* Mùa xuân gắn với thời gian, tuổi trẻ, tình yêu: “Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.” Tuổi trẻ không tồn tại mãi: “Xuân hết” – “tôi mất.” Câu hỏi: Quan niệm của tác giả về tuổi trẻ như thế nào? “Nghĩa là” : Khẳng định sự thật: Thời gian – tuổi trẻ ra đi vĩnh viễn.* Xuân Diệu bảo vệ ý kiến của mình: “Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật, Không cho dài thời trẻ của nhân gian, Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn, Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại.” Câu hỏi: Em hiểu thế nào về quan niệm: “ Xuân vẫn tuần hoàn”? Xuân tuần hoàn : Trở đi trở lại (Quan niệm cũ) Quan niệm của Xuân Diệu Quan niệm cũ Quan niệm của Xuân Diệu “ Xuân vẫn tuần hoàn”Thời gian: Vòng tròn, bốn mùa: Xuân – hạ - thu - đông. Lấy sinh mệnh vũ trụ làm thước đo thời gian . Ung dung , tự tại.> <- “Xuân đương tới, ......xuân sẽ già,”Xuân: Tới - qua; non - già, hết. Tôi: Cũng mất, tuổi trẻ chẳng thắm lại Thời gian tuyến tính.- Lấy sinh mệnh cá nhân ,tuổi trẻ làm thước đo thời gian.“Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa: Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.”* Mạch cảm xúc của nhà thơ thay đổi: “Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi, Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;” Câu hỏi: Em hãy tìm sự đối lập trong câu thơ “ Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi”? Đối lập:Còn trời đất Chẳng còn tôi. Câu hỏi: Tâm trạng của nhà thơ trong hai câu thơ trên như thế nào?- Tâm trạng: Bâng khuâng, tiếc nuối ( tuổi trẻ, thời gian). Cảm nhận bằng nhiều giác quan:Thời gian trôi nhanh.* Cảm nhận mất mát, chia ly: “Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi, Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt... Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc, Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi? Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi, Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?” Câu hỏi: Xuân Diệu đã sử dụng những từ nào bộc lộ cảm nhận của mình về thời gian? Những từ: Rớm, than thầm, thì thào, hờn, đứt, sợTâm trạng: Tiếc nuối, hẫng hụt, âu sầu...Câu hỏi: Từ “rớm” gợi cho em liên tưởng đến hình ảnh nào trong cuộc sống?- “Rớm”: Giọt lệ (hiện thân của sự chia phôi). - Nhân hóa: Sông núi than thầm... Gió xinh thì thào...hờn... * Xuân Diệu thảng thốt: “Chẳng bao giờ, ôi! chẳng bao giờ nữa...” Câu hỏi: Nói “ chẳng bao giờ”, nhà thơ nhằm nhấn mạnh điều gì? - Nhấn mạnh: + Thời gian không bao giờ quay trở lại.+ Xuân Diệu thực sự tiếc nuối thời gian.Câu hỏi:Em có nhận xét gì về cách nói thời gian của Xuân Diệu? Mới ( khác quan niệm cũ) Thông điệp: Hãy quý trọng, nâng niu thời gian. Tính tích cực trong tư tưởng thơ Xuân Diệu3. Phần ba: Rạo rực, khát khao sống cuống quýt, nồng nàn, vội vàng, sống cao độ trong mỗi giây phút của tuổi xuân.* Cảm xúc tràn trề, ào ạt : “ Ta muốn ôm”Câu hỏi: Câu thơ “ Ta muốn ôm” ngắn, chính giữa dòng thơ là có dụng ý gì ? Dụng ý: Thể hiện cái tôi cá nhân, cá thể Câu hỏi: Nhà thơ đã sử dụng loại từ nào để thể hiện sự ham hố mãnh liệt của mình?- Động từ: ôm, riết, say, thâu, hôn, cắn. Tính từ: mơn mởn, thời tươi... Danh từ: Ánh sáng, mùi thơm... Câu hỏi: Nhà thơ còn sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để thể hiện sự ham hố này? Điệp cấu trúc: Ta muốn ôm Ta muốn riết Ta muốn say Ta muốn thâu Ta muốn cắn * Trạng thái: “cho chếnh choáng, cho đã đầy, cho no nê” Câu hỏi: Việc lặp lại từ “cho” nhấn mạnh trạng thái gì của nhà thơ?- “Cho” (ba lần): Nhấn mạnh sự thỏa thuê. “Cắn xuân hồng”: Cụ thể - thanh cao. Độc đáo, ấn tượng, mới mẻ.* Đỉnh điểm của cảm xúc: “Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”Câu hỏi: Em có nhận xét gì về từ “cắn” trong câu thơ trên?“Cắn”: Bạo liệt, cụ thể, trần thế.- Xưng hô: Tôi Ta ( Tình cảm chung, phổ quát)Câu hỏi: Xuân Diệu thay đổi cách xưng hô: “Tôi” thành “ta” với dụng ý gì?* Trần thế là một thiên đường bày sẵn bao nguồn hạnh phúc. Con người tận hưởng bao nguồn hạnh phúc khi còn trẻ. Trong khi đó tuổi trẻ lại vô cùng ngắn ngủi. Thời gian sẽ cướp đi tất cả. Chỉ có cách chạy đua với thời gian là phải “vội vàng” . Quan niệm nhân sinh chưa từng thấy trong thơ ca truyền thống. III. TỔNG KẾTNội dung: - Thời gian một đi không trở lại, tuổi trẻ là phần đẹp đẽ quý giá nhất của đời người. Cần sống “Vội vàng” từng giây từng phút, tận hiến và tận hưởng cuộc đời này.2 . Nghệ thuật: - Thể thơ tự do, nhịp điệu đa dạng, linh hoạt, sôi nổi, hình ảnh thơ mới mẻ... - Điệp từ, điệp ngữ. - Từ ngữ thể hiện vẻ đẹp thanh tân.CÂU HỎI THẢO LUẬN Từ bài thơ “ Vội vàng” của Xuân Diệu, em có suy nghĩ gì về lẽ sống của thanh niên hiện nay?*xin ch©n thµnh c¶m ¬n c¸c thÇy gi¸o, c« gi¸o vµ c¸c b¹n!

File đính kèm:

  • pptvoi vang xuan dieu.ppt