Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 11 - Tiết 22: Làm văn: Lập luận trong văn nghị luận

I. Lập luận :

1.Tìm hiểu ngữ liệu :

 *Tìm hiểu cách đặt vấn đề và nêu vấn đề trong phần mở đầu bản “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh :

- Tác giả dựa vào sự thật đáng tin cậy ( 2 bản truyên ngôn của Mỹ và của Pháp) để nêu ý ý của mình về vấn đề quyền tự do của dân tộc Việt Nam vấn đề độc lập tự do của dân tộc ta có cơ sở pháp lý chính nghĩa.

 => cách nêu lý lẽ và dẫn chứng ( hay còn gọi là lập luận) của Bác có sức thuyết phục cao.

 

ppt19 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 411 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 11 - Tiết 22: Làm văn: Lập luận trong văn nghị luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 22- 22a- Làm vănLẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬNA/ Lập luận và các yếu tố của lập luậnI. Lập luận :1.Tìm hiểu ngữ liệu : *Tìm hiểu cách đặt vấn đề và nêu vấn đề trong phần mở đầu bản “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh : - Tác giả dựa vào sự thật đáng tin cậy ( 2 bản truyên ngôn của Mỹ và của Pháp) để nêu ý ý của mình về vấn đề quyền tự do của dân tộc Việt Nam vấn đề độc lập tự do của dân tộc ta có cơ sở pháp lý chính nghĩa. => cách nêu lý lẽ và dẫn chứng ( hay còn gọi là lập luận) của Bác có sức thuyết phục cao. 2. Khái niệm về lập luận:-Lập luận là cách dựa vào các sự thật đáng tin cậy và các lý lẽ xác đáng để nêu lên ý kiến của mình về một vấn đề nhất định.- Khi lập luận cần :+ Nêu ý lớn ( luận điểm).+ Nêu các lý lẽ, dẫn chứng (luận cứ) + Tổ chức các lý lẽ, dẫn chứng một cách hợp lý ( luận chứng) => nhằm thuyết phục người đọc , người nghe tin và tán thưởng ý kiến của mình. II. Các yếu tố của lập luận: 1. Luận điểm : .Khái niệm:*Là ý kiến xác định của người viết về vấn đề được đặt ra.b.Các loại luận điểm:- Luận điểm lớn: là hệ thống ý cơ bản có vai trò làm rõ luận đề.- Luận điểm nhỏ : Là những ý nhỏ có vai trò làm rõ luận điểm lớn.* Một bài văn nghị luận bao giờ cũng có luận điểm lớn và luận điểm nhỏ.Các luận điểm ấy liên kết với nhau để soi sáng ,thuyết minhcho luận đề.2. Luận cứ :a. Khái niệm: * Luận cứ là các tài liệu dùng làm cơ sở thuyết minh cho luận điểm.b.Các loại luận cứ: Luận cứ thực tế : là những dẫn chứng, số liệu được lấy từ cuộc sống hay văn học. Luận cứ lý lẽ: là các nguyên lý, chân lý, ý kiến đã được công nhận * Yêu cầu : luận cứ phải chân thực, toàn diện, và tiêu biểu.@/ Quan hệ giữa luận điểm và luận cứ: * Là mối quan hệ chặt chẽ - khăng khít.- Luận điểm đứng được là nhờ vào luận cứ.-Luận cứ nêu ra là để phục vụ cho luận điểm.+ Trong nội bộ luận cứ, lý lẽ và dẫn chứng soi sáng cho nhau : lý lẽ tạo cho dẫn chứng khả năng thuyết minh cho luận điểm; còn dẫn chứng lại làm cho lý lẽ có nội dung xác đáng và có sức nặng. 3. Luận chứng : a. Khái niệm:* Là sự phối hợp, tổ chức các lý lẽ và dẫn chứng để thuyết minh cho luận điểm.b.Yêu cầu : - Luận chứng phải chặt chẽ.- Luận chứng phải tránh cực đoan , một chiều. B. Một số cách luận chứng 1.Diễn dịch: a .Ví dụ : sgkb. Định nghĩa: Diễn dịch là từ một chân lý chung, quy luật chung mà suy ra các hệ luận, các biểu hiện cụ thể .Công thức : A= a1+a2+a3 + an 2.Quy nạp : a.Ví dụ :đoạn văn của Đặng Thai Mai:- Phần 1 của đoạn : nêu 3 luận cứ.-Phần 2 qua nạp thành luận điểm.b. Định nghĩa : Quy nạp là từ những chứng cứ cụ thể mà rút ra những nhận định tổng quát.* Công thức: a1+ a2 + a3 + an=> A3. Phối hợp diễn dịch với quy nạp: a.Ví dụ: đoạn văn của Nguyễn Đăng Mạnh :- Câu mở đầu :nêu nhận định chung về nhân vật.- Hai câu khai triển đoạn đưa ra các biểu hiện cụ thể minh hoạ cho nhận định chung.-Câu kết đúc kết thành một nhận định mới phù hợp với nhận định ban đầu, nhưng được nâng cao và mở rộng.b. Công thức : A= a1+ a2 + a3 +an=>Á4:Phản đề : a. Ví dụ : Đoạn văn của Lê Đình Kỵ :- Ban đầu đưa ra một câu hỏi thử phủ nhận vai trò của thơ mới.- Chỉ ra sự “nhảy vọt” của thơ ca cách mạng .-> Khẳng định vai trò của thơ mới trong quá trình cách tân thơ ca dân tộc theo hướng hiện đại.b. Định nghĩa:Phản đề là cách nêu ra một luận điểm giả định và phát triển nó cho đến tận cùng để chứng tỏ đó là luận điểm sai.Từ đó mà khẳng định luận điểm của mình.5. So sánh : a .Ví dụ : - Ví dụ 1: Đoạn mở đầu trong “Tuyên ngôn độc lập”:+Từ quyền tự do, bình đẳng của con người quyền tự do bình đẳng của dân tộc trên thế giới. so sánh tương đồng .-Ví dụ 2: Đoạn văn của Lưu Trọng Lư :+ Nêu lên sự đối lập trong quan niệm của các nhà thơ mới và các nhà thơ cũ bênh vực cho sự đổi mới của thơ mới. so sánh tương phản. 6. Phân tích nhân quả :- Trình bày nguyên nhân trước, kết quả sau. ( ví dụ 1-sgk).- Chỉ ra kết quả trước, trình bày nguyên nhân sau ( ví dụ 2- sgk).-Trình bày hàng loạt sự việc theo quan hệ nhân quả liên hoàn ( ví dụ 3- sgk). 7. Vấn đáp : a. Ví dụ : Đoạn văn của Nguyễn Đình Thi :- Câu hỏi trước nêu vấn đề.- Câu hỏi sau hàm chứa một câu trả lời,b. Định nghĩa : Vấn đáp là cách nêu câu hỏi rồi trả lời hoặc để người đọc tự trả lời. C/ Một số kiểu lỗi về lập luận1.Luận điển không rõ ràng.2. Luận cứ không chuẩn xác.3.Luận chứng thiếu logic. + Lập luận có mâu thuẫn. + Lập luận không nhất quán. + Lập luận không đủ lý do. D/ Thực hành 1.Bài 1/tr22 :a.So sánh tương đồng: so sánh Truyện Kiều với các tác phẩm của Tônxtôi về nghệ thuật tái hiện cuộc sống.b.Vấn đáp :Tác giả đặt ra hàng loạt các câu hỏi, cuối cùng đưa ra một câu trả lời chung cho tất cả các câu hỏi ấy.c.So sánh tương phản: Tác giả phân biệt cách diễn đạt, cách cảm nhận đời sống ở thơ Hàn Mặc Tử với thơ của các nhà thơ khác nhằm nhấn mạnh đặc điểm của thơ ông. d.Quy nạp : từ các chi tiết trong tác phẩm, tác giả khái quát lên đặc điểm của thơ Nguyễn Nhược Pháp : thường là những bi kịch nhỏ, bi kịch của chia li.e.Phản đề : Tác giả đặt ra một loạt giả thiết có ý nghĩa phủ định để khẳng định : văn chương chỉ có giá trị khi nó xuất phát từ cái tâm, từ nhu cầu bức thiết của nhà văn là nói lên tiếng nói của cuộc sống. 2/ Bài tập 2/ tr23:- Câu 2 với câu 3 : so sánh tương đồng.- Câu 2 và câu 3 với câu 4: quy nạp.- Các câu trên với câu 5: so sánh tương phản.- Câu 5 với câu 6 : so sánh tương đồng.- Câu 5 và câu 6 với các câu 7,8,9 : phân tích nhân quả.- Câu 9 với câu 10 : diễn dịch.-Câu 11 : vấn đáp. 3. Bài 3/tr23 : -Trình bày câu (a) theo cách lập luận Tổng – phân - hợp.- Trình bày ý (b) theo cách lập luận diễn dịch hoặc quy nạp.* Làm bài tập cá thể - trình bày vào giấy, nộp vào buổi học sau.

File đính kèm:

  • pptTIET 2222a.ppt