Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 11 - Tiết 10, 11: Khóc Dương Khuê ( Nguyễn Khuyến) Vịnh khoa thi Hương ( Trần Tế Xương)

1.Thể loại,hoàn cảnh sáng tác và nhan đề bài thơ

 - Thể loại: Bài thơ được viết bằng chữ Hán, sau nhà thơ tự dịch ra chữ Nôm ( theo thể song thất lục bát).

 - Hoàn cảnh sáng tác : Bài thơ được viết khi nghe tin Dương Khuê - một người bạn thân của nhà thơ vùa qua đời.

 - Nhan đề : lúc đầu có tên là “Vãn đồng niên” , sau đổi là “Khóc Dương Khuê”

 

ppt10 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 379 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 11 - Tiết 10, 11: Khóc Dương Khuê ( Nguyễn Khuyến) Vịnh khoa thi Hương ( Trần Tế Xương), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khóc Dương Khuê( Nguyễn Khuyến)Vịnh khoa thi Hương( Trần Tế Xương)Tiết 10-11- Đọc thêm A/ Bài “Khóc Dương Khuê”1.Thể loại,hoàn cảnh sáng tác và nhan đề bài thơ - Thể loại: Bài thơ được viết bằng chữ Hán, sau nhà thơ tự dịch ra chữ Nôm ( theo thể song thất lục bát). - Hoàn cảnh sáng tác : Bài thơ được viết khi nghe tin Dương Khuê - một người bạn thân của nhà thơ vùa qua đời. - Nhan đề : lúc đầu có tên là “Vãn đồng niên” , sau đổi là “Khóc Dương Khuê” 2. Nội dung và nghệ thuật bài thơ:a.Hai câu đầu: Tâm trạng bàng hoàng, đau xót của nhà thơ khi nghe tin bạn đột ngột qua đời .Tâm trạng ấy được thể hiện qua :+ Cách xưng hô với bạn( gọi bạn là “bác”) thể hiện tình cảm gần gũi, yêu mến, kính trọng bạn của nhà thơ.+ Cách dùng cụm từ “thôi đã thôi rồi” để cực tả tâm trạng đau đớn, bàng hoàng của nhà thơ trước sự ra đi của bạn.+ Câu thơ cảm thán, giọng thơ ai oán, gợi tả nỗi đau như thấm vào cảnh vật, thấm vào lòng người . b.20 câu tiếp :- Nhà thơ hồi tưởng lại những kỷ niệm một thời gắn bó của nhà thơ và bạn : cùng đi thi, cùng làm quan, cùng làm thơ - uống rượu và cùng chia sẻ buồn vui trong cuộc đời- Kỷ niệm được nhắc lại theo dòng thời gian từ xa đến gần; giọng thơ trầm đều=> Kỷ niệm giữa nhà thơ với bạn càng chồng chất thể hiện một tình bạn keo sơn, gắn bó, chân thành , sâu sắc.c.Phần còn lại :Trở lại thực tại mất bạn, giọng thơ từ hoài niệm chuyển sang đau đớn: + Nhà thơ dùng câu hỏi tu từ để trách bạn sao vội bỏ mình ra đi. + Cách dùng điển cố để diễn tả tâm trạng bơ vơ trống vắng khi bạn khi bạn không còn nữa.* Chủ đề : Bài thơ là sự thể hiện tình bạn cảm động và cao quí –tri âm, tri kỷ của Nguyễn Khuyến với Dương Khuê. II/ “ Vịnh khoa thi hương” (Trần Tế Xương)1/ Tiểu dẫn : - Đề tài : khoa cử trong xã hội phong kiến buổi giao thời.- Nội dung bài thơ : Ghi lại bức tranh khoa cử nhốn nháo, ô hợp, lố bịch và kệch cỡm ở đất Bắc trong XH TD-PK ở cuối thế kỷ XIX. - Bố cục : 2 phần+6câu đầu: Bức tranh khoa cử.+2 câu cuối: thái độ của nhà thơ.2. Nội dung và nghệ thuật của bài thơ:a.6 câu đầu :Trường thi ở Nam Định được ghi lại một cách sinh động và cụ thể với một khungcảnh vừa lộn xộn vừa nhốn nháo :+ Kỳ thi thì “ba năm mở một khoa”.+ Sĩ tử Nam Định “thi lẫn” với sĩ tử Hà Nội.+ Sĩ tử thì “lôi thôi”, nhếch nhác.+Quan trường thì “ậm oẹ” , ồn ào. -Người tổ chức và giám sát kỳ thi là quan sứ và bà đầm : long trọng mà lố bịch bởi những kẻ “tai to mặt lớn”của chính quyền thực dân- phong kiến.* Nét độc đáo về nghệ thuật biểu đạt:+ Cách dùng từ tượng thanh” lôi thôi” , từ tượng hình “ậm oẹ”/ gợi sự nhếch nhác của sĩ tử, sự thiếu nghêm túc của quan trường.+ Nghệ thuật đối và đảo ngữ ở hai câu thực và 2 câu luận càng nhấn mạnh sự nhốn nháo, sự kệch cỡm của trường thi.  Gịong thơ mỉa mai,giễu cợt thể hiện thái độ đả kích - chấm biếm của nhà thơ. b. Tâm trạng và thái độ của nhà thơ ( 2 câu cuối):+ Xót xa cho truyền thống văn hoá- truyền thống khoa cử của dân tộc bị đảo lộn.+ Nhắn gửi với ai đó là “nhân tài” của đất nước phải có trách nhiệm trước cảnh tượng đất nước đang dần bị băng hoại về văn hoá và đạo đức.* Chủ đề :Bài thơ thể hiện thái độ mỉa mai, phẫn uất của nhà thơ trước chế độ khoa cử ô hợp - nhốn nháo đương thời.Bài thơ đồng thời cũng thể hiện tâm sự yêu nước và tinh thần dân tộc của nhà thơ.

File đính kèm:

  • ppttiet 1011.ppt