Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 10 - Tiết: 28, 29: Lập dàn ý bài văn nghị luận

- Mục tiêu bài học:

 Giúp học sinh:

- Nắm được tác dụng của việc lập dàn ý và cách thức lập dàn ý cho bài văn nghị luận.

- Tích hợp với các kiến thức về văn, tiếng Việt và vốn sống thực tế, rèn luyện kĩ năng lập dàn ý cho bài văn nghị luận.

B- CHuẩn bị của Gv và HS

 - SGK, SGV, giới thiệu giáo án, thiết kế bài giảng.

 - Học sinh soạn bài và học bài theo hướng dẫn.

 

doc3 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 308 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 10 - Tiết: 28, 29: Lập dàn ý bài văn nghị luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/ 03/ 2009 Lớp dạy:10A5 Tiết ( theo TKB) Ngày dạy: / 03 / 2009 sĩ số Lớp dạy:10A7 Tiết ( theo TKB) Ngày dạy: / 03/ 2009 sĩ số Tiết: 28+29 Lập dàn ý bài văn nghị luận A- Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: - Nắm được tác dụng của việc lập dàn ý và cách thức lập dàn ý cho bài văn nghị luận. - Tích hợp với các kiến thức về văn, tiếng Việt và vốn sống thực tế, rèn luyện kĩ năng lập dàn ý cho bài văn nghị luận. B- CHuẩn bị của Gv và HS - SGK, SGV, giới thiệu giáo án, thiết kế bài giảng. - Học sinh soạn bài và học bài theo hướng dẫn. C. Cách thức tiến hành GV tổ chức giờ dạy kết hợp các thao tác trao đổi thao luận, trả lời câu hỏi. D. Tiến trình dạy học 1- Kiểm tra bài cũ: ?Hãy cho biết tác dụng của việc lập dàn ý 2- Giới thiệu bài mới: Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt Học sinh đọc SGK. Tác dụng của việc lập dàn ý? ? Em cho biết mô hình khi tiến hành làm một bài văn như thế nào. ? Tính chất những phần của bài văn. * Xét ví dụ SGK: Học sinh đọc SGK và thảo luận. ? Luận đề là gì. ? Tìm ý cho bài văn là như thế nào. - Học sinh xác định luận điểm và luận cứ. ? Lập dàn ý gồm mấy bước? Các bước đó như thế nào? Học sinh đọc nghi nhớ SGK GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tập Bài tập1: Hãy bổ sung một só ý còn thiếu - Lập dàn ý cho bài văn A- Ôn tập củng cố lý thuyết về lập dàn ý bài văn nghị luận I.Tác dụng của việc lập dàn ý 1. Tác dụng - Là công việc lựa chọn và sắp xếp những nội dung cơ bản dự định triển khai vào bố cục ba phần của văn bản. - Giúp bao quát được những nội dung chủ yếu, những luận điểm, luận cứ cần triển khai, phạm vi và mức độ nghị luận. - Tránh tình trạng xa đề, lạc đề, lặp ý, bỏ sót, hoặc triển khai không cân xứng. Phân bố thời gian hợp lí khi làm bài. 2. Mô hình (1)Đề bài - (2) Dàn ý - (3) Bài viết. (1) Đề bài: cho trước, mang tính bắt buộc. (2) Dàn ý: tự xây dựng, mang tính sáng tạo, tuỳ thuộc vào trình độ, sở thích, kĩ năng, của mỗi cá nhân. (3) Bài viết: sản phẩm ngôn ngữ cụ thể, hoàn chỉnh, phản ánh đầy đủ cách hiểu đề, cách lập dàn ý, khả năng vận dụng tri thức và kĩ năng,.. của người viết. II. Cách lập dàn ý bài văn nghị luận 1. Tìm ý cho các bài văn - Xác định luận đề: yêu cầu của đề: + Sách là phương tiện cung cấp tri thức cho con người, giúp con người trưởng thành về mặt nhận thức. - Xác định các luận điểm: có 3 luận điểm Sách là sảp phẩm tinh thần kì diệu của con người (ghi lại những hiểu biết về thế giới tự nhiên và xã hội); Sách mở rộng những chân trời mới; Cần có thái độ đúng đối với sách và việc đọc sách. - Tìm luận cứ cho các luận điểm: Sách là sảp phẩm tinh thần kì diệu của con người: + Sách là sản phẩm tinh thần của con người; + Sách là kho tàng trí thức; + Sách giúp ta vượt qua thời gian, không gian. Sách mở rộng những chân trời mới: + Sách giúp ta hiểu biết mọi lĩnh vực tự nhiên và xã hội; + Sách là người bạn tâm tình gần gũi, giúp ta tự hoàn thiện mình về nhân cách. Cần có thái độ đúng đối với sách và việc đọc sách: + Đọc và làm theo sách tốt phê phán sách có hại; + Tạo thói quen lựa chọn sách, hứng thú và làm theo các sách có nội dung tốt; + Học những điều hay trong sách bên cạnh học trong thực thế cuộc sống. 2. Lập dàn ý - Mở bài: Nêu luận đề (trực tiếp hoặc gián tiếp) nhằm đưa ra phương hướng cho bài văn nghị luận. - Thân bài: trình bày các luận điểm, luận cứ. (hợp lí, có trọng tâm) - Kết bài: + Nên kết bài theo kiểu đóng hay mở? + Khẳng định những nội dung nào? + Mở ra những nội dung nào để người đọc tiếp tục suy nghĩ? * Phần Ghi nhớ III. Luyện tập Bài 1/ Tr 91 (sgk) a. Có thể bổ sung một số ý còn thiếu: - Đức và tài có quan hệ khăng khít với nhau trong mỗi con người. - Cần phải thường xuyên học tập, rèn luyện, phần đấu để có cả tài lẫn đức. b. Lập dàn ý cho bài văn: - Mở bài: + Giới thiệu lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.” + Định hướng tư tưởng của bài viết . - Thân bài: + Giải thích câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh. + Lời dạy của Bác có ý nghĩa sâu sắc đối với việc ràn luyện, tu dưỡng của từng cá nhân. - Kết bài: Cần phải thường xuyên học tập, rèn luyện, phần đấu để có cả tài lẫn đức. 3- Củng cố: - Tác dụng của việc lập dàn ý. - Cách lập dàn ý cho bài văn. - Tìm ý cho bài văn , xác định luận đề 4- Dặn dò: - Làm bài tập còn lại - Chuẩn bị “Ôn tập một số đoạn trích trong Truyện Kiều” theo hướng dẫn SGK.

File đính kèm:

  • docTiet 28+29.doc