- Em hãy đọc tiểu dẫn và chỉ ra những nét chính về tác giả Lí Bạch?
1. Tác giả: Lí Bạch (701-762) tự là Thái Bạch, quê ở Lũng Tây, là nhà thơ lãng mạn vĩ đại của Trung Quốc. Ông được gọi là “Thi tiên”.
2. Tác phẩm: Hiện còn trên 1000 bài thơ
Nội dung thơ Lí Bạch rất phong phú, với những chủ đề chính: ước mơ vươn tới lí tưởng cao cả, khát vọng giải phóng cá tính, bất bình với hiện thực tầm thường, thể hiện tình cảm phong phú và mãnh liệt. Phong cách thơ Lí Bạch rất hào phóng, bay bổng lại rất tự nhiên, tinh tế và giản dị. Đặc trưng nổi bật là sự thống nhất giữa cái cao cả và cái đẹp.
16 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 476 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 10 - Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng (Tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chào mừng quý thầy cô cùng toàn thể các em học sinhI/ Đọc và tìm hiểu tiểu dẫn1. Tác giả: Lí Bạch (701-762) tự là Thái Bạch, quê ở Lũng Tây, là nhà thơ lãng mạn vĩ đại của Trung Quốc. Ông được gọi là “Thi tiên”.2. Tác phẩm: Hiện còn trên 1000 bài thơNội dung thơ Lí Bạch rất phong phú, với những chủ đề chính: ước mơ vươn tới lí tưởng cao cả, khát vọng giải phóng cá tính, bất bình với hiện thực tầm thường, thể hiện tình cảm phong phú và mãnh liệt. Phong cách thơ Lí Bạch rất hào phóng, bay bổng lại rất tự nhiên, tinh tế và giản dị. Đặc trưng nổi bật là sự thống nhất giữa cái cao cả và cái đẹp.- Em hãy đọc tiểu dẫn và chỉ ra những nét chính về tác giả Lí Bạch?- Nội dung chính trong thơ Lí Bạch là gì?3. Mối quan hệ giữa Lí Bạch và Mạnh Hạo Nhiên: Tình bạn thắm thiết.- Trong thơ Đường , thơ viết về tình bạn chiếm tỉ lệ rất cao. Các nhà thơ đời Đường đều rất trân trọng tình bạn:“Hoàng kim vạn lạng dung dị đắcNhân sinh tri kỉ tối nan tầm”(Vạn lạng hoàng kim còn dễ kiếmThế gian tri kỉ thật khó tìm)Lí Bạch và Mạnh Hạo Nhiên là bạn văn chương, Mạnh Hạo Nhiên hơn Lí Bạch đến 12 tuổi.Lầu Hoàng HạcLầu Hoàng hạc là một di tích nổi tiếng: Tương truyền có người tiên là Tử An đã cười hạc Vàng đến nơi này. Cũng có thuyết Phí Văn Phi từ nơi này cưỡi hạc vàng bây lên tiên, người đời sau dùng lầu Hoàng Hạc để nhớ tới sự tích ấy.1.Đọc:Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu,Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu.Cô phàm viễn ảnh bích không tận,Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu. Bạn cũ giã từ lầu Hoàng Hạc, ở phía Tây, Xuôi về Dương Châu giữa tháng ba, mùa hoa khói. Bóng cánh buồm lẻ loi xa dần, mất hút vào khoảng không xanh biếc, Chỉ thấy sông Trường Giang chảy vào cõi trờiDịch thơ: Bạn từ lầu Hạc lên đường, Giữa mùa hoa khói, Châu Dương xuôi dòng. Bóng buồm đã khuất bầu không, Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời. (Ngô Tất Tố dịch)Dịch nghĩa:Phiên âm:II/ Đọc và tìm hiểu bài thơ:Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng - Lí BạchCố nhân tây từ Hoàng Hạc lâuYên hoa tam nguyệt há Dương Châu.Cô phàm viễn ảnh bích không tậnDuy kiến Trường Giang thiên tế lưu- Em hãy đọc diễn cảm bài thơ ?II/ Đọc và tìm hiểu bài thơ:1.Hai câu đầuCâu hỏi thảo luận:Nhóm 1 : So sánh bản phiên âm và bản dịch thơ của hai câu đầu đã sát nghĩa chưa?Nhóm 2: Không gian, thời gian và con người được thể hiện như thế nào trong hai câu thơ đầu?Nhóm 3: So sánh bản phiên âm và bản dịch thơ của hai câu cuối đã sát nghĩa chưa?Nhóm 4: Vì sao Lí Bạch chỉ thấy “cánh buồm lẻ loi” của “cố nhân” trên sông Trường Giang?II/ Đọc và tìm hiểu bài thơ:1.Hai câu đầu:Không gian: + Chia tay tại lầu Hoàng Hạc- một cảnh tiên+ Bạn ra đi từ phía Tây và hướng về phía đông.- Thời gian: Tam nguyệt- tháng ba Yên hoa-> hoa khói được hiểu:+ Hoa trong khói+ Cảnh đẹp mùa xuân+ Kĩ nữ+ Cảnh phồn hoa đô hội? Theo em “yên hoa” được hiểu theo những nghĩa nào?Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu,Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu.“Tây”-> Hướng xuất phát điểm, các sông Trung Quốc đều chảy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam. Đi về Dương Châu là đi về đông, xa nơi Lí Bạch tiễn.+ Điểm đến: Dương Châu- nơi phồn hoa Hai câu đầu thuần tuý là tự sự và đã hàm chứa nỗi niềm tâm sự kín đáo. Từ lầu Hoàng Hạc nơi xưa tiên thường về đây, giữa mùa xuân đầy sức sống, tiên thơ họ Lí tiễn nhà thơ ẩn cư họ Mạnh về nơi phồn hoa đô hội.Con người: “Cố nhân” (người bạn cũ)Tiểu kết: một khung cảnh chia li buồn và đẹp, nói lên tình bạn trong sáng và sâu nặng của nhà thơ trong buổi tiễn đưa.Tiểu kết của hai câu thơ đầu?Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu,Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu. Cố nhân-> bạn cũ đặc biệt từ cố gợi lên tình cảm nhơ thương, lưu luyến, so sánh “cố đô”, “cố quốc”-> tình nghĩa thiết tha sâu nặng, tri âm của hai nhà thơ thời Thịnh Đường.->“Duy kiến Trường Giang”- chỉ thấy dòng sông Trường Giang chảy ngang trời.2. Hai câu cuối - Cảnh: + Cô phàm: cánh buồm lẻ loi (dịch thơ: bóng buồm)-> tâm cảnh + Bích không tận - bầu trời xanh biếc đến không cùng (dịch thơ: bầu không- làm mất đi màu xanh gợi cảm-> không gian bao la Duy kiến: chỉ nhìn thấy- Thiên tế lưu: dòng sông chảy ngang trời.? Tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật gì?Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu,Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu.Người Trung Quốc xưa coi “giai nhì, mĩ cảnh, thắng sự, lương bằng” (thời tiết đẹp, cảnh đẹp, việc hay, bạn hiền) là tứ thú (4 điều thú vị). Ở đây có giai thì, mĩ cảnh, có lương bằng những “sự” thì “bất thắng”- li biệt. Chúng ta sẽ tìm hiểu bài thơ qua hai câu thơ tiếp theo.Đời Đường việc buôn bán trên sông Trường Giang rất tấp nập, nhiều nơi thuyền buồm san sát như lá tre. Thế nhưng tác giả vẫn viết một chữ “cô”-> sự lẽ loi cô độc trong tâm cảnh của người ra đi cũng nhưu kẻ ở lại. Sông Trường Giang bao la, thuyền buồm san sát song toàn bộ tầm nhìn của kẻ tiễn đưa bị hút vào một tiêu điểm duy nhất, tiêu điểm đó mờ dần, biến thành một chiếc bóng-> chiếc bóng nhỏ dần, mất hút , bầu trời xanh biếc. Đằng sau nó một tâm hồn đa cảm, một tình bạn thắm thiết, chân thành.-> Tâm hồn của nhà thơ dường như bị hút vào cánh buồm của Mạnh Hạo Nhiên, cánh buồm đó mờ dần biến thành một chiếc bóng, rồi chiếc bóng đó cũng mờ dần mất hút trong bầu trời xanh biếc -> Lưu luyến.- Tâm trạng bàng hoàng, sững sờ của nhà thơ trước khung cảnh trời nước mênh mông.-> Từ bức tranh phong cảnh ta hiểu tình của Lí Bạch+ Một tâm hồn đa cảm+ Một tình bạn thắm thiết, chân thành.Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu,Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu.III/ Tổng kết:2. Nội dung: Bài thơ ca ngợi tình bạn chân thành, thắm thiết giữa Lí Bạch và Mạnh Hạo Nhiên cùng tâm trạng lưu luyến khôn xiết của Lí Bạch trong cảnh chia tay.1. Nghệ thuật: Bài thơ hoà quyện giữa tình và cảnh, tự sự và trữ tình, lời thơ cô đọng, hàm súc, hình ảnh thơ kì vĩ mang đạm hồn thơ Lí Bạch.? Nghệ thuật của bài thơ?? Nội dung chính của bài thơ?3. Chủ đề: Bài thơ ca ngợi tình bạn chân thành, thắm thiết giữa Lí Bạch và Mạnh Hạo Nhiên. Em hãy chọn đáp án đúng nhất:Câu 1: Hai câu đầu bài thơ: ”Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng” thể hiện tâm trạng gì của tác giả?Bồi hồi B. Thanh thản C. Đau buồn D. Lưu luyến Câu 2: Vì sao có thể nói: ”Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng” là một bài thơ tả cảnh ngụ tình rất độc đáo?A.Vì cảnh rất đẹp và hùng vĩ B. Vì cảnh vừa đẹp vừa nên thơC.Vì cuộc chia tay lưu luyến D. Vì cảnh hoà vào tâm trạng nhân vậtCâu 3: Bài thơ: ”Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng” Thể hiện bút pháp nào của Lí Bạch?A. Hiện thực B. Tả thực C. Lãng mạn D. Siêu thựcIV/ Củng cố:- Học thuộc bài thơ, nắm được nội dung chính của bài thơ- Soạn bài: “Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ”4. Hướng dẫn học bài:Bài tập:Hãy viết về một kỉ niệm tình bạn đẹp nhất của anh/ chị?Xin chào quý thầy cô cùng toàn thể các em học sinh!
File đính kèm:
- Tai lau hoang hac tien Manh Hao Nhien di Quang Lang.ppt