Bài giảng môn Hình lớp 12 - Lý thuyết hình học phẳng

Vấn đề 1: Tam giác.

A. Tam giác thường.

 Cho tam giác ABC với quy ước:

• AB=c, AC=b, BC=a.

• R bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC.

r bán kính đường tròn nội tiếp tam giác ABC

 

doc33 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 517 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn Hình lớp 12 - Lý thuyết hình học phẳng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LÝ THUYẾT HÌNH HỌC PHẲNG --------------9999-------------- Vấn đề 1: Tam giác. Tam giác thường. Cho tam giác ABC với quy ước: AB=c, AC=b, BC=a. R bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC. r bán kính đường tròn nội tiếp tam giác ABC. là nửa chu vi tam giác ABC. 1. Định lí côsin: . 2. Định lí sin: . 3. Diện tích tam giác: (công thức Hê - Rông). . 7. 4. Các tính chất cần nhớ: - Đường trung tuyến: + Đi qua một đỉnh và trung điểm cạnh đối diện. + Giao điểm ba đường trung tuyến là trọng tâm tam giác. + Đường trung tuyến AM đi qua đỉnh A và trung điểm M của BC. Tính chất của trọng tâm G của tam giác ABC. Gọi M trung điểm BC, N trung điểm AB. Gọi G là giao điểm của AM và CN. Khi đó G là trọng tâm của tam giác ABC. Cần nhớ: Trọng tâm G của tam giác là giao điểm của ba đường trung tuyến. - Đường cao: + Đi qua một đỉnh và vuông góc với cạnh đối diện. + Giao điểm ba đường cao là trực tâm tam giác. + Đường cao AH đi qua đỉnh A và vuông góc với BC tại H. - Đường trung trực: + Đi qua trung điểm một cạnh và vuông góc với cạnh đó. + Giao điểm ba đường trung trực là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác. KH là R. + Đường trung trực cạnh BC vuông góc với BC tại trung điểm M. - Đường phân giác: + Đi qua một đỉnh và chia góc đó thành hai phần bằng nhau. + Giao điểm ba đường phân giác là tâm đường tròn nội tiếp tam giác. KH là r. Tam giác vuông. Cho tam giác ABC vuông tại A. Quy ước: AC=b, AB=c, BC=a, CH=b’, BH=c’, AH=h. . CH là hình chiếu vuông góc của AC lên BC. BH là hình chiếu vuông góc của AB lên BC. Các hệ thức về cạnh và đường cao của tam giác vuông. 1. hay 2. hay 3. hay 4. hay 5. hay 6. hay 7. hay 8. hay Tỉ số lượng giác của góc nhọn trong tam giác vuông. Cạnh huyền Cạnh kề của góc B Cạnh đối của góc B M Chú ý: Trong tam giác vuông nếu biết một góc và một cạnh thì ta tính được tất cả các góc và các cạnh còn lại. Đặc biệt: Trong tam giác vuông, ta luôn có. Trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng nửa cạnh huyền: . Trung điểm cạnh huyền cách đều ba đỉnh tam giác: MA=MB=MC. Trung điểm cạnh huyền là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác. Tam giác cân. Cho tam giác ABC cân tại A ta có các tính chất sau: Hai cạnh bằng nhau: AB=AC. Hai góc bằng nhau: . Gọi M là trung điểm BC khi đó AM là đường trung tuyến và . AM cũng là đường cao, là đường trung trực, là đường phân giác ( hai đường trung tuyến còn lại bằng nhau nhưng không có tính chất này). . Cần nhớ: Tính chất vuông góc của đường trung tuyến để vận dụng giải bài tập. Đặc biệt: Tam giác cân có một góc bằng 600 là tam giác đều. Tam giác đều. Cho tam giác đều ABC ta có các tính chất sau đây: Ba cạnh bằng nhau: AB=AC=BC. Ba góc bằng 600: . Gọi M, N, P lần lượt là trung điểm BC, AB, AC. Khi đó: AM, BP, CN là: Đường trung tuyến, đường cao, đường trung tực, đường phân giác: . G là trọng tâm và . GA=GB=GC, GM=GN=GP. Đặc biệt: G là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC. Đường cao: . Diện tích: . Vấn đề 2: Tứ giác. Hình bình hành. Hình bình hành là tứ giác có các cạnh đối song song. Ta có các tính chất sau đây: Các cạnh đối song song và bằng nhau: . Các góc đối bằng nhau: . Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường: . Kẻ AH vuông góc CD khi đó AH là chiều cao. Diện tích: Chú ý: Trong hình bình hành: Hai đường chéo không bằng nhau và không vuông góc với nhau. Hình chữ nhật. Hình chữ nhật là tứ giác có bốn góc vuông. Ta có các tính chất sau đây: Các cạnh đối song song và bằng nhau: . Bốn góc bằng 900: . O là tâm của hình chữ nhật Hai đường chéo bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm mỗi đường: AC=BD,. ABC vuông tại B, ADC vuông tại D. Diện tích hình chữ nhật: . Chú ý: Trong hình chữ nhật hai đường chéo không vuông góc với nhau. O là tâm đường tròn ngoại tiếp hình chữ nhật. Hình thoi. Hình thoi là tứ giác có bốn cạnh bằng nhau. Ta có các tính chất sau đây: Các cạnh đối song song với nhau: . Bốn cạnh bằng nhau: AB=BC=CD=AD. Các góc đối bằng nhau: . Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường và không bằng nhau: . Hai đường chéo vuông góc với nhau: . Hai đường chéo là đường phân giác của các góc của hình thoi. ABD =BCD và ABC =ADC. Diện tích hình thoi: . Chú ý: Hai đường chéo không bằng nhau. Vì cân tại B nên nếu góc thì là tam giác đều và . Hình vuông. Hình vuông là tứ giác có bốn góc vuông và bốn cạnh bằng nhau. Ta có các tính chất sau đây: Các cạnh đối song song với nhau: . Bốn cạnh bằng nhau: AB=BC=CD=AD. Bốn góc bằng 900: . Hai đường chéo bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm mỗi đường: . Hai đường chéo vuông góc với nhau: . Diện tích hình vuông: hoặc . Đường chéo: (cạnh nhân ). O là tâm đường tròn ngoại tiếp hình vuông. I. Hình thang. Hình thang là tứ giác có hai cạnh đối song song. Hình thang vuông là hình thang có một góc vuông. Hình thang cân là hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau và hai cạnh bên bằng nhau. Trong hình thang cân hai đường chéo bằng nhau. Đường trung bình của hình thang là đoạn thẳng nối trung điểm hai cạnh bên. Đường trung bình bằng một phần hai tổng hai đáy. Diện tích hình thang: Đường trung bình. Đường trung bình của tam. Đường thẳng đi qua trung điểm một cạnh của tam giác và song song với cạnh thứ hai thì đi qua trung điểm cạnh thứ ba. Đường trung bình của tam giác là đoạn thẳng nối trung điểm hai cạnh của tam giác. Đường trung bình của tam giác thì song song với cạnh thứ ba và bằng nửa cạnh ấy. Đường trung bình của hình thang. Đường thẳng đi qua trung điểm một cạnh bên của hình thang và song song với hai đáy thì đi qua trung điểm cạnh bên thứ hai. Đường trung bình của hình thang là đoạn thẳng nối trung điểm hai cạnh bên của hình thang. Đường trung bình của hình thang thì song song với hai đáy và bằng nửa tổng hai đáy. Vấn đề 3: Đường tròn. - Chu vi đường tròn: C. - Diện tích hình tròn: S=. Các tính chất: Qua ba điểm không thẳng hàng, ta chỉ vẽ được một và chỉ một đường tròn. Tâm của đường tròn ngoại tiếp tam giác vuông là trung điểm cạnh huyền. Tâm của đường tròn ngoại tiếp tam giác thường là giao điểm ba đường trung trực. Tâm của đường tròn nội tiếp tam giác là giao điểm ba đường phân giác. Nếu một tam giác có một cạnh là đường kính của đường tròn ngoại tiếp tam giác thì tam giác đó là tam giác vuông. Đường tròn là hình có trục đối xứng. Bất kì đường kính nào cũng là trục đối xứng của đường tròn đó. Đường kính là dây cung lớn nhất. Đường kính vuông góc với dây cung thì đi qua trung điểm dây cung ấy và ngược lại. Hai dây cung bằng nhau thì cách đều tâm và ngược lại. Dây cung nào lớn hơn thì dây cung đó gần tâm hơn và ngược lại. Tiếp tuyến của đường tròn là đường thẳng chỉ có một điểm chung với đường tròn đó. Nếu một đường thẳng là tiếp tuyến của một đường tròn thì nó vuông góc với bán kính đi qua tiếp điểm. Nếu một đường thẳng đi qua một điểm của đường tròn và vuông góc với bán kính thì đường thẳng đó là tiếp tuyến của đường tròn. ----------------------------------9999------------------------------- Định lí Ta lét. Đoạn thẳng tỉ lệ. Định nghĩa. AB, CD tỉ lệ với A’B’, C’D’ hay Tính chất. Định lí Ta lét thuận. Nếu một đường thẳng song song với một cạnh của tam giác và cắt hai cạnh còn lại thì nó định ra trên hai cạnh đó những đoạn thẳng tương ứng tỉ lệ với nhau. . . . Định lí Ta lét đảo. Nếu một đường thẳng cắt hai cạnh của một tam giác và định ra trên hai cạnh này những đoạn thẳng tương ứng tỉ lệ thì đường thẳng đó song song với cạnh còn lại của tam giác. Hệ quả của định lí Ta lét. Nếu một đường thẳng cắt hai cạnh của một tam giác và song song với cạnh còn lại thì nó tạo thành một tam giác mới có ba cạnh tương ứng tỉ lệ với ba cạnh của tam giác đã cho. Chú ý: Hệ quả này vẫn đúng cho trường hợp đường thẳng a song song với một cạnh của tam giác và cắt phần kéo dày của hai cạnh còn lại. . . Tính chất của đường phân giác. Định lí 1. Trong tam giác, đường phân giác của một góc chia cạnh đối diện thành hai đoạn thẳng tỉ lệ với hại cạnh kề của hai đoạn ấy. Chú ý: Định lí này vẫn đúng đối với tia phân giác của góc ngoài của tam giác. a. b. Định lí 2 (định lí thuận). Điểm nằm trên tia phân giác của một góc thì cách đều hai cạnh của góc đó. Nghĩa là khoảng cách từ điểm nằm trên tia phân giác đến hai cạnh là bằng nhau. Định lí 3 (định lí đảo). Điểm nằm bên trong một góc và cách đều hai cạnh của góc đó thì nằm trên tia phân giác của góc đó. Tập hợp các điểm nằm bên trong một góc và cách đều hai cạnh của góc đó là tia phân giác của góc đó. Tính chất ba đường phân giác. Ba đường phân giác của một tam giác cùng đi qua một điểm. Điểm này cách đều ba cạnh của tam giác đó. Giao điểm ba đường phân giác là tâm đường tròn nội tiếp tam giác. Tam giác đồng dạng. Tam giác đồng dạng. Định nghĩa: Tam giác ABC đồng dạng với tam giác A’B’C’ nếu: Định lí. Nếu một đường thẳng cắt hai cạnh của tam giác và song song với cạnh còn lại thì nó tạo thành một tam giác mới đồng dạng với tam giác đã cho. Chú ý: Định lí vẫn đúng cho trường hợp đường thẳng a cắt phần kéo dài của hai cạnh của tam giác và song song với cạnh còn lại. . Các trường hợp đồng dạng của hai tam giác. Nếu ba cạnh của tam giác này tỉ lệ với ba cạnh của tam giác kia thì hai tam giác đó đồng dạng với nhau. Nếu hai cạnh của tam giác này tỉ lệ với hai cạnh của tam giác kia và hai góc tạo bởi các cặp cạnh đó bằng nhau, thì hai tam giác đó đồng dạng. Nếu hai góc của tam giác này lần lượt bằng hai góc của tam giác kia thì hai tam giác đó đồng dạng với nhau. Các trường hợp đồng dạng của tam giác vuông. Hai tam giác vuông đồng dạng với nhau nếu: Tam giác vuông này có một góc nhọn bằng góc nhọn của tam giác vuông kia. Tam giác vuông này có hai cạnh góc góc vuông tỉ lệ với hai cạnh góc vuông của tam giác vuông kia. Dấu hiệu nhận biết hai tam giác vuông đồng dạng: Định lí: Nếu cạnh huyền và một cạnh góc vuông của tam giác vuông này tỉ lệ với cạnh huyền và cạnh góc vuông của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó đồng dạng với nhau. Vấn đề 4: Hình không gian cổ điển. Bài 1: Đại cương về đường thẳng và mặt phẳng. I. Các tính chất thừa nhận của hình học không gian. 1. Có một và chỉ một đường thẳng d đi qua hai điểm phân biệt A, B cho trước. 2. Có một và chỉ một mặt phẳng đi qua ba điểm không thẳng A, B, C hàng cho trước. 3. Tồn tại 4 điểm A, B, C, D không cùng thuộc một mặt phẳng. Bốn điểm này tạo thành tứ diện ABCD. 4. Nếu 2 mặt phẳng phân biệt có một điểm chung thì chúng có một đường thẳng chung duy nhất chứa tất cả các điểm chung của hai mặt phẳng đó. Cần nhớ: Đường thẳng chứa các điểm chung của hai mặt phẳng chính là giao tuyến của hai mặt phẳng. 5. Nếu một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt của mặt phẳng thì mọi điểm thuộc đường thẳng đó đều nằm trên mặt phẳng đó. 6. Trong mỗi mặt phẳng các kết quả đã biết của hình học phẳng đều đúng. II. Các cách xác định mặt phẳng. Có ba cách xác định một mặt phẳng. 1. Mặt phẳng đi qua ba điểm A, B, C không thẳng hàng. Kí hiệu: mp(ABC). 2. Mặt phẳng đi qua một đường thẳng và một điểm không thuộc đường thẳng đó. Kí hiệu: mp(A , a). 3. Mặt phẳng đi qua hai đường thẳng cắt nhau. Kí hiệu: mp(a , b). III. Phương pháp tìm giao tuyến của hai mặt phẳng phân biệt. Cách 1: Tìm hai điểm chung phân biệt của hai mặt phẳng đó. Đường thẳng qua hai điểm chung đó là giao tuyến của hai mặt phẳng đó. Cách 2: Tìm một điểm chung, tìm 2 đường thẳng a, b nằm trong 2 mp và song song với nhau. Giao tuyến sẽ đi qua điểm chung đó và song song với 2 đường thẳng a và b. Bài 2: Hai đường thẳng song song. Ví trí tường đối của hai đường thẳng phân biệt. a. Hai đường thẳng gọi là đồng phẳng nếu chúng cùng nằm trong một mặt phẳng. b. Hai đường thẳng gọi là chéo nhau nếu chúng không đồng phẳng. c. Hai đường thẳng gọi là song song nếu chúng đồng phẳng và không có điểm chung. 2 . Hai đường thẳng song song. a. Qua một điểm nằm ngoài một đường thẳng, có một và chỉ một đường thẳng song song với đường thẳng đó. b. Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với đường thẳng thứ ba thì song song với nhau. 3. Phương pháp chứng hai đường thẳng song song với nhau. Cách 1: Chứng minh hai đường thẳng đó đồng phẳng rối áp dụng phương pháp chứng minh song song trong hình học phẳng. Cách 2: Chứng minh hai đường thẳng đó cùng song song với đường thẳng thứ ba. Bài 3: Đường thẳng song song với mặt phẳng. I. Vị trí tương đối của đường thẳng và mặt phẳng. Cho đường thẳng a và mặt phẳng (P) ta có ba trường hợp như sau. 1. a chứa trong (P). Kí hiệu: . 2. a cắt (P) tại điểm A. Kí hiệu: . 3. a song song với (P). Kí hiệu: . Cần nhớ: Đường thẳng chứa trong mặt phẳng thì mọi điểm thuộc đường thẳng đều thuộc mp. Đường thẳng cắt mặt phẳng tại một điểm duy nhất. Đường thẳng song song với mặt phẳng thì đường thẳng và mặt phẳng không có điểm chung. II. Điều kiện để một đường thẳng song song với mặt phẳng. 1. Nếu đường thẳng a không nằm trong mặt phẳng (P) và song song với đường thẳng b nằm trong mặt phẳng (P) thì a song song với mặt phẳng (P). Hay một đường thẳng song song với một đường thẳng nằm trong mp thì nó song song với mặt phẳng đó. 2. Nếu đường thẳng a song song với mp(P) thì mọi mặt phẳng (Q) chứa a mà cắt (P) thì giao tuyến b của (P) và (Q) sẽ song song với a. 3. Nếu một đường thẳng song song với một phẳng thì nó song song với một đường thẳng nào đó nằm trong mặt phẳng. III. Phương pháp chứng minh đường thẳng song song với mặt phẳng. Chứng minh đường thẳng đó song song với một đường thẳng nằm trong mp. Bài 4: Hai mặt phẳng song song. I. Vị trí tương đối của hai mặt phẳng phân biệt. Cho hai mặt phẳng (P) và (Q) xãy ra hai trường hợp sau: 1. (P) và (Q) cắt nhau, (Hai mặt phẳng cắt nhau theo giao tuyến là một đường thẳng). 2. (P) song song với (Q), (Hai mặt phẳng song song với nhau nếu chúng không có điểm chung). II. Điều kiện hai mặt phẳng song song với nhau: 1. Nếu mp(P) chứa hai đường thẳng a, b cắt nhau cùng song song với mp(Q) thì (P) song song với (Q). 2. Qua một điểm nằm ngoài một mặt phẳng có một và chỉ một mặt phẳng song song với mặt phẳng đó. 3. Nếu đường thẳng a song song với mặt phẳng (P) thì có duy nhất một phẳng (Q) chứa a và song song với (P). 4. Nếu hai mặt phẳng phân biệt cùng song song với mặt phẳng thứ 3 thì song song với nhau. Bài 5: Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng. 1. Đường thẳng d vuông góc với mặt phẳng (P) thì d vuông góc với mọi đường thẳng nằm trong mặt phẳng. 2. Nếu d vuông góc với hai đường thẳng cắt nhau a, b cùng nằm trong mặt phẳng (P) thì d vuông góc với mặt phẳng (P). Hay một đường thẳng vuông góc với hai đường thẳng cắt nhau cùng nằm trong mặt phẳng thì vuông góc với mặt phẳng đó. 3. Nếu một đường thẳng vuông góc với hai cạnh của tam giác thì vuông góc với cạnh thứ 3. 4. Qua một điểm cho trước có duy nhất một mặt phẳng vuông góc với một đường thẳng cho trước. 5. Qua một điểm cho trước có duy nhất một đường thẳng vuông góc với một mặt phẳng cho trước. 6. Mặt phẳng trung trực của đoạn thẳng AB là mặt phẳng vuông góc với AB tại trung điểm của AB. Hay mặt phẳng trung trực của đoạn thẳng AB là tập hợp các điểm cách đều hai điểm A và B. 7. Cho hai đường thẳng song song. Mặt phẳng nào vuông góc với đường thẳng này thì cũng vuông góc với đường thẳng kia. 8. Hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với một mặt phẳng thì song song với nhau. 9. Cho hai mặt phẳng song song. Đường thẳng nào vuông góc với mp này thì cũng vuông góc với mp kia. 10. Hai mặt phẳng phân biệt cùng vuông góc với một đường thẳng thì song song với nhau. 11. Đường thẳng a song song với (P). Đường thẳng nào vuông góc với (P) thì cũng vuông góc với a. 12. Cho đường thẳng a không chứa trong mp(P). Nếu a và (P) cùng vuông góc với đường thẳng b thì a và (P) song song với nhau. Định lí ba đường vuông góc (quan trọng): Cho đường thẳng a có hình chiếu trên mp(P) là a’. Khi ấy đường thẳng b nằm trong (P) vuông góc với a khi và chỉ khi b vuông góc với a’ hay . Góc giữa đường thẳng và mặt phẳng. Góc giữa đường thẳng a và mp (P) chính là góc giữa a và hình chiếu vuông góc của a lên (P). Cần nhớ: Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng thì góc giữa chúng bằng 900. Góc giữa đường thẳng và mặt phẳng không vượt quá 900. Bài 6: Hai mặt phẳng vuông góc. I. Góc giữa hai mặt phẳng. Góc giữa hai mặt phẳng là góc giữa hai đường thẳng lần lượt vuông góc với hai mp đó. II. Cách xác định góc giữa hai mặt phẳng. Gọi là góc giữa (P) và (Q). Trường hợp 1: (P)//(Q) hoặc (P)(Q): =00. Trường hợp 2: (P) và (Q) cắt nhau theo giao tuyến d. Khi góc góc giữa (P) và (Q) chính là góc giữa hai đường thẳng nằm trong hai mặt phẳng và vuông góc với d. Cần nhớ: Góc giữa hai mặt phẳng là góc giữa hai đường thẳng nằm trong hai mặt phẳng cùng vuông góc với giao tuyến. III. Hai mặt phẳng vuông góc. Hai mặt phẳng gọi là vuông góc với nhau nếu góc giữa chúng bằng 900. Hai mặt phẳng vuông góc với nhau khi và chỉ khi mặt phẳng này chứa một đường thẳng vuông góc với mặt phẳng khi. Như vậy: Để chứng minh hai mặt phẳng vuông góc với nhau ta đi chứng minh mặt phẳng này chứa một đường thẳng vuông góc với mặt phẳng kia hoặc ngược lại. Bài 7: Khoảng cách và góc. 1. Khoảng cách từ 1 điểm tới 1 đường thẳng , đến 1 mặt phẳng: Khoảng cách từ điểm M đến đường thẳng a (hoặc đến mặt phẳng (P)) là khoảng cách giữa hai điểm M và H, trong đó H là hình chiếu của điểm M trên đường thẳng a ( hoặc trên mp(P)) d(O, a) = OH d(O, (P)) = OH 2. Khoảng cách giữa đường thẳng và mặt phẳng song song: Khoảng cách giữa đường thẳng a và mp(P) song song với a là khoảng cách từ một điểm nào đó của a đến mp(P). d(a, (P)) = OH 3. Khoảng cách giữa hai mặt phẳng song song: là khoảng cách từ một điểm bất kỳ trên mặt phẳng này đến mặt phẳng kia. d((P),(Q)) = OH 4.Khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau: là độ dài đoạn vuông góc chung của hai đường thẳng đó. d(a;b) = AB GÓC 1. Góc giữa hai đường thẳng a và b là góc giữa hai đường thẳng a’ và b’ cùng đi qua một điểm và lần lượt song song với a và b. 2. Góc giữa đường thẳng a không vuông góc với mặt phẳng (P) là góc giữa a và hình chiếu a’ của nó trên mp(P). Đặc biệt: Nếu a vuông góc với mặt phẳng (P) thì ta nói rằng góc giữa đường thẳng a và mp(P) là 900. 3. Góc giữa hai mặt phẳng:Là góc giữa hai đường thẳng lần lượt vuông góc với hai mặt phẳng đó. Hoặc là góc giữa 2 đường thẳng nằm trong 2 mặt phẳng cùng vuông góc với giao tuyến tại 1 điểm Bài 8: Hình lăng trụ. Hình lăng trụ có hai đáy là hai đa giác bằng nhau và nằm trong hai mặt phẳng song song với nhau. Các mặt bên là các hình bình hành. Các cạnh đáy song song với nhau. Các cạnh bên song song với nhau và bằng nhau. Đặc biệt: Hình lăng trụ đứng là hình lăng trụ có cạnh bên vuông góc mặt đáy. Hình lăng trụ đều là hình lăng trụ đứng có đáy là đa giác đều. Hình hộp là hình lăng trụ có đáy là hình bình hành. Hình hộp đứng là hình hình lăng trụ đứng có đáy là hình bình hành. Hình hộp chữ nhật là hình hộp đứng có đáy là hình chữ nhật. Hình lập phương là hình hộp có tất cả các mặt là hình vuông. Hình lăng trụ tam giác ABC. A’B’C’: Hai đáy là hai tam giác ABC, A’B’C’ bằng nhau và nằm trong hai mặt phẳng song song với nhau. Các cạnh đáy song song với nhau. Các mặt bên AA’B’B, AA’C’C, BB’C’C là các hình bình hành. Các cạnh bên song song với nhau và bằng nhau. Thể tích: với A’H là chiều cao và là diện tích mặt đáy. Cần nhớ: Cạnh bên không vuông góc mặt đáy. Hình lăng trụ đứng ABC. A’B’C’. Các cạnh bên AA’, BB’, CC’ bằng nhau và cùng vuông góc hai mặt đáy. Độ dài cạnh bên cũng là chiều cao của hình lăng trụ. Hai đáy là hai tam giác ABC, A’B’C’ bằng nhau và nằm trong hai mặt phẳng song song với nhau. Các mặt bên AA’B’B, AA’C’C, BB’C’C là các hình bình hành và cùng vuông góc với mặt đáy. Các cạnh bên song song với nhau và = nhau. Thể tích khối lăng trụ: Hình lăng trụ tứ giác ABCD.A’B’C’D’ Hai đáy là hai tứ giác ABCD, A’B’C’D bằng nhau và nằm trong hai mặt phẳng song song với nhau. Các cạnh đáy song song với nhau. Các mặt bên là là các hình bình hành: Các cạnh bên song song với nhau và bằng nhau. Thể tích: với AH là chiều cao và là diện tích mặt đáy. Cần nhớ: Cạnh bên không vuông góc mặt đáy. Hình lăng trụ đứng ABCD.A’B’C’D’. Hai đáy là hai tứ giác ABCD, A’B’C’D bằng nhau và nằm trong hai mặt phẳng song song với nhau. Các cạnh đáy song song với nhau. Các mặt bên là các hình bình hành cùng vuông góc với mặt đáy. Các cạnh bên vuông góc với mặt đáy song song với nhau và bằng nhau. Cạnh bên cũng là chiều cao. Thể tích: Cần nhớ: Hình lăng trụ đứng có đáy là tứ giác đều gọi là lt đều. Hình hộp chữ nhật. Hình hộp chữ nhật là hình lăng trụ đứng có đáy là hình chữa nhật. Tất cả các mặt là hình chữ nhật. Các mặt bên vuông góc với mặt đáy. Các cạnh bên vuông góc với mặt đáy, song song với nhau và bằng nhau. Cạnh bên cũng là chiều cao. Thể tích: . Thể tích= dài x rộng x cao. Hình lập phương. Hình lập phương là hình lăng trụ đứng có tất cả các mặt là hình vuông. Các mặt bên bằng nhau và vuông góc với mặt đáy. Các cạnh bên vuông góc với mặt đáy, song song với nhau và bằng nhau. Cạnh bên cũng là chiều cao. Thể tích: . Bài 9: Hình chóp. Hình tứ diện đều ABCD. Tất cả các mặt đều là tam giác đều. Tất cả các cạnh bằng nhau. Nghĩa là cạnh bên bằng cạnh đáy. Các cạnh bên hợp với mặt đáy các góc bằng nhau. Các mặt bên hợp với mặt đáy các góc bằng nhau. Gọi H là tâm mặt đáy BCD. Khi đó AH là đường cao. - Thể tích: . Caùch veõ hình töù dieän ñeàu ABCD . Böôùc 1: Veõ maët ñaùy laø tam giaùc ñeàu BCD . Böôùc 2: Xaùc ñònh taâm H cuûa ñeàu BCD (H laø giao ñieåm cuûa 2 ñöôøng trung tuyeán BM vaø CN) Böôùc 3: Döïng ñoaïn thaúng AH vuoâng goùc maët ñaùy . Böôùc 4: Noái AB, AC, AD ta ñöôïc hình töù dieän ñeàu ABCD . Chuù yù : Ta coù theå choïn tam giaùc ACB hoaëc ACD hoaëc ABD laøm maët ñaùy . Hình chóp tam giác đều S.ABC. Đáy ABC là tam giác đều. Các mặt bên là các tam giác cân tại S: SAB, SBC, SAC bằng nhau và hợp với mặt đáy các góc bằng nhau. Các cạnh bên bằng nhau và hợp với mặt đáy các góc bằng nhau. hay S cách đều ba điểm A, B, C. Gọi H là tâm của tam giác đều ABC. Khi đó SH là chiều cao. hay H cách đều ba điểm A, B, C. Thể tích: Cách vẽ hình chóp tam giác đều S.ABC. Böôùc 1: Veõ maët ñaùy laø tam giaùc ñeàu ABC . Böôùc 2: Xaùc ñònh taâm H cuûa ñeàu ABC (H laø giao ñieåm cuûa 2 ñöôøng trung tuyeán AM vaø BN). Böôùc 3: Döïng ñoaïn thaúng SH vuoâng goùc maët ñaùy . Böôùc 4: Noái SA, SB, SC ta ñöôïc hình chóp tam giác đều S.ABC Hình chóp tứ giác đều S.ABCD. Đáy là hình vuông ABCD có tâm O. Các mặt bên bằng nhau. Các mặt bên là các tam giác cân tại S. Các mặt bên hợp với mặt đáy các góc bằng nhau. Các cạnh bên bằng nhau và hợp với mặt đáy các góc bằng nhau. Gọi O là tâm hình vuông. Khi đó SO là chiều cao. Thể tích . Caùch veõ hình choùp töù giaùc ñeàu : S.ABCD . Böôùc 1: Veõ maët ñaùy laø töù giaùc ñeàu ABCD . Böôùc 2: Xaùc ñònh taâm H cuûa töù giaùc ñeàu ABCD ,(H laø giao ñieåm cuûa 2 ñöôøng cheùo AC vaø BD . Böôùc 3: Döïng ñoaïn thaúng SH vuoâng goùc maët ñaùy . Böôùc 4: Noái SA, SB, SC, SD ta ñöôïc hình choùp töù giaùc ñeà Cần nhớ: Một đường thẳng vuông góc với mặt phẳng thì vuông góc với mọi đường thẳng nằm trong mặt phẳng đó. Một đường thẳng vuông góc với hai cạnh tam giác thì vuông góc với cạnh thứ ba. Bài 10: Hình nón. Cần nhớ: OA, OB là đường sinh, OA=OB. Tam giác OAB cân tại O. OI vuông góc với AB nên OI là chiều cao. Bài 11: Hình trụ. Bài 12: Mặt cầu. Mặt cầu có: + Đường kính AB. + Bán kính R=OA=OB. Diện tích mặt cầu: Thể tích khối cầu: I. Vị trí tương đối của một điểm đối với mặt cầu. Cho mặt cầu S(O;R) và điểm A. Gọi OA là khoảng cách từ A đến tâm O. Nếu OA > R: Điểm A nằm ngoài mặt cầu. Nếu OA = R: Điểm A nằm trên mặt cầu và OA gọi là bán kính mặt cầu. Nếu OA < R: Điểm A nằm trong mặt cầu. II. Vị trí tương đối của mặt phẳng và mặt cầu. r R Cho mặt cầu S(O;R) và mp(P). Gọi d=d(O,(P)) là khoảng cách từ tâm O đến mp(P). - Nếu d > R: Mp(P) và mặt cầu (S) không có điểm chung. Hay . - Nếu d = R: Mp(P) tiếp xúc với mặt cầu (S) tại một điểm. Mp(P) gọi là tiếp diện của mặt cầu. Nếu d < R: Mp(P) cắt mặt cầu (S) theo một đường tròn (C) có tâm H là hình chiếu vuông góc của tâm O lên mp(P) và bán kính . Hay BÀI TẬP ÔN TẬP 1. Tam giác thường. Bài 1: Cho tam giác ABC biết AC=7a, AB=5a, cosA=. Tính BC. Tính diện tích tam giác. Tính bán kính đường tròn nội tiếp và ngoại tiếp tam giác. Bài 2: Cho tam giác ABC biết AC=8a, AB=5a, . Tính BC. Tính diện tích tam giác. Tính bán kính đường tròn nội tiếp và ngoại tiếp tam giác. Bài 3: Cho tam giác ABC, biết AB=10a, AC=17a, BC=21a. Tính diện tích tam giác ABC. Tính chiều cao AH. Tính bán kính đường tròn nội tiếp và ngoại tiếp tam giác. Tam giác vuông. Bài 1: Cho tam giác ABC vuông tại A, có AB=3a. AC=4a. Tính BC và diện tích tam giác. Tính các góc B và C của tam giác. Gọi H là hình chiếu vuông góc của A lên BC. Tính AH, BH, CH. Tính bán kính đ

File đính kèm:

  • docLÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP THỂ TÍCH.doc