Mục tiêu
– HS được ôn tập, hệ thống lại các kiến thức trong học kì I
– Rèn kỹ năng vận dụng các kiến thức đã học vào giải các bài toán.
– Giáo dục tính chính xác trong khi vẽ hình, trình bày rõ ràng khoa học.
Phương tiện dạy học:
– GV:Compa, eke, thước thẳng, giáo án, SGK, SGV.
– HS: Ôn tập các kiến thức trong học kì I, thước kẻ, com pa, ê ke.
2 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 766 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Hình học lớp 9 - Tuần 18 - Tiết 35: Ôn tập học kì I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:18 Ngày soạn: 01/01/2006 Ngày giảng: 03/01/2006
Tiết 35: ÔN TẬP HỌC KÌ I
Mục tiêu
– HS được ôn tập, hệ thống lại các kiến thức trong học kì I
– Rèn kỹ năng vận dụng các kiến thức đã học vào giải các bài toán.
– Giáo dục tính chính xác trong khi vẽ hình, trình bày rõ ràng khoa học.
Phương tiện dạy học:
– GV:Compa, eke, thước thẳng, giáo án, SGK, SGV.
– HS: Ôn tập các kiến thức trong học kì I, thước kẻ, com pa, ê ke.
Tiến trình dạy học:
Ổn định: 9/6 9/7
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Bài ghi
Hoạt động 1: Ôn tập
Cho HS làm bài tập sau
Gọi một HS lên bảng làm bài
Gọi một HS lên bảng viết các tỉ số lượng giác của góc C dựa vào các tỉ số lượng giác của góc B
Gọi HS nhận xét.
GV nhận xét và sửa sai (nếu có)
Cho HS làm tiếp bài tập sau
GV vẽ hình lên bảng
Để chứng minh AC+BD=CD ta chứng minh như thế nào?
Gọi một HS đứng tại chỗ trả lời, GV ghi bảng
Muốn tính số đo góc COD ta làm như thế nào?
Gọi một HS đứng tại chỗ trả lời, GV ghi bảng
Hãy chỉ ra dạng của tứ giác EIOK?
Hãy chứng minh khẳng định đó?
Để EIOK là hình vuông thì chúng ta cần thêm điều kiện gì? (Tùy theo câu trả lời của HS để tìm điều kiện của OE)
HS ghi đề bài tập.
HS vẽ hình và làm bài vào vở của mình, một HS lên bảng vẽ hình và viết các tỉ số lượng giác của góc B
Một HS lên bảng viết các tỉ số lượng giác của góc C dựa vào các tỉ số lượng giác của góc B
HS nhận xét bài làm của bạn
HS ghi đề bài tập
HS vẽ hình và làm bài vào vở của mình
Áp dụng tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau chỉ ra AC=CE; BD=DE mà CE+DE=CD từ đó suy ra điều cần chứng minh.
HS đứng tại chỗ trả lời.
Ta chỉ ra hai tia OC và OD là hai tia phân giác của hai góc kề bù từ đó suy ra số đo của góc COD
Một HS đứng tại chỗ trả lời.
EIOK là hình chữ nhật.
HS đứng tại chỗ trả lời.
HS suy nghĩ và trả lời.
Bài 1: Cho tam giác ABC vuông tại A. Vẽ hình và thiết lập các hệ thức tính các tỉ số lượng giác của góc B. Từ đó suy ra các hệ thức tính các tỉ số lượng giác của góc C.
Giải:
sinB=
cosB=
tgB=; cotgB=
Do và là hai góc phụ nhau nên:
sinC=cosB=;
cosC= sinB=
tgC=cotgB=
cotgC=tgB=
Bài 2: Cho nửa đường tròn tâm O, đường kính AB, kẻ các tiếp tuyến Ax, By cùng phía với nửa đường tròn đối với AB. Vẽ bán kính OE bất kì. Tiếp tuyến của nửa đường tròn tại E cát Ax, By theo thứ tự tại C, D.
a/ Chứng minh rằng CD=AC+BD
b/ Tính số đo góc COD
c/ Gọi I là giao điểm của OC và AE, K là giao điểm của OD và BE. Tứ giác EIOK là hình gì? Vì sao?
d/ Xác định vị trí của bán kính OE để tứ giác EIOK là hình vuông.
Giải:
a/ Theo tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau nên ta có AC=CE; BD=DE nên AC+BD =CE+DE=CD
b/ Theo tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau ta có OC và OD là các tia phân giác của hai góc kề bù nên =900
c/ Tam giác AOE cân tại O có OC là đường phân giác của góc O nên OCAE. Tương tự ta có ODBE. Tứ giác EIOK có ba góc vuông nên nó là hình chữ nhật.
d/ Hình chữ nhật EIOK là hình vuông OEAB
Hoạt động 2: Hướng dẫn dặn dò
Về nhà xem lại toàn bộ các kiến thức trong học kì I, nhất là các kiến thức về hệ thức lượng trong tam giác vuông, đường tròn (tiếp tuyến của đường tròn).
File đính kèm:
- t35.doc