1. Kiến thức:
- Dựa trên mô hình và hình vẽ GV cho HS tiếp cận và nắm chắc các khái niệm về hình chóp hình chóp đều, hình chóp cụt đều. Qua đó nắm chắc các yếu tố có liên quan như: đỉnh, cạnh bên, mặt bên, đáy, chiều cao của nó.
- Biết gọi tên các hình chóp theo đa giác đáy, vẽ đúng các hình chóp tam giác tứ giác theo 4 bước. Củng cố khái niệm vuông góc đã học ở các tiết trước.
2. Kĩ năng:
- Vẽ hình, chứng minh, nhận biết.
3 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 887 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Hình học lớp 8 - Tiết 63: Hình chóp đều và hình chóp cụt đều, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18/4/2012
Ngày giảng:20/4/2012
B - Hình chóp đều
Tiết 63
hình chóp đều và hình chóp cụt đều
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Dựa trên mô hình và hình vẽ GV cho HS tiếp cận và nắm chắc các khái niệm về hình chóp hình chóp đều, hình chóp cụt đều. Qua đó nắm chắc các yếu tố có liên quan như: đỉnh, cạnh bên, mặt bên, đáy, chiều cao của nó.
- Biết gọi tên các hình chóp theo đa giác đáy, vẽ đúng các hình chóp tam giác tứ giác theo 4 bước. Củng cố khái niệm vuông góc đã học ở các tiết trước.
2. Kĩ năng:
- Vẽ hình, chứng minh, nhận biết.
3. Thái độ:
- Cẩn thận, chính xác, tích cực trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
1. GV: Mô hình hình chóp, hình chóp tứ giác đều, hình chóp tam giác đều, hình chóp cụt đều, thước thẳng.
2. HS: Ôn tập khái niệm đa giác đều, đường thẳng vuông góc với mặt phẳng, thước kẻ.
III. Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận, nêu và giải quyết vấn đề.
IV. Tổ chức dạy học:
*Khởi động: ( 2 phút )
- Mục tiêu: ĐVĐ vào bài mới.
- Cách tiến hành: SGK.
*Hoạt động 1: Hình chóp. ( 8 phút )
- Mục tiêu: Dựa trên mô hình và hình vẽ HS tiếp cận và nắm chắc các khái niệm về hình chóp . Qua đó nắm chắc các yếu tố có liên quan như: đỉnh, cạnh bên, mặt bên, đáy, chiều cao của nó. Biết gọi tên các hình chóp theo đa giác đáy, vẽ đúng các hình chóp theo 4 bước. Củng cố khái niệm vuông góc đã học ở các tiết trước.
- Đồ dùng dạy học: Mô hình hình chóp, thước thẳng.
- Cách tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*Bước 1: HĐ cả lớp
- GV dùng mô hình giới thiệu cho HS các khái niệm hình chóp sau đó dùng hình vẽ sẵn để giới thiệu các yếu tố có liên quan mà mô hình không thể giới thiệu được (đường cao, chiều cao)
- Em thấy hình chóp khác hình lăng trụ đứng ntn?
*Bước 2: HĐ cá nhân
- Yêu cầu HS đọc tên đỉnh, các cạnh bên, đường cao, mặt bên, mặt đáy của hình chóp S.ABCD
1. Hình chóp.
- HS quan sát mô hình nghe giới thiệu.
- HS trả lời.
- Hình chóp SABCD có đáy là một đa giác, các mặt bên là những tam giác chung 1 đỉnh.
- HS trả lời:
+ Đỉnh: S
+ Các cạnh bên: SA, SB, SC, SD.
+ Đường cao: SH
+ Mặt bên: SAB, SBC, SCD, SDA.
+ Mặt đáy: ABCD
*Hoạt động 2: Hình chóp đều. ( 15 phút )
- Mục tiêu: : Dựa trên mô hình và hình vẽ HS tiếp cận và nắm chắc các khái niệm về hình chóp đều. Qua đó nắm chắc các yếu tố có liên quan như: đỉnh, cạnh bên, mặt bên, đáy, chiều cao của nó. Biết gọi tên các hình chóp đều theo đa giác đáy, vẽ đúng các hình chóp đều theo 4 bước. Củng cố khái niệm vuông góc đã học ở các tiết trước.
- Đồ dùng dạy học: Mô hình hình chóp đều, thước thẳng.
- Cách tiến hành:
*Bước 1: HĐ cả lớp
- Cho Hs quan sát mô hình hình chóp đều, nhận xét về mặt đáy và mặt bên, vị trí chân đường cao của hình chóp đều đối với đáy của nó?
- GV giới thiệu các yếu tố có liên quan đến hình chóp đều.
*Bước 2: HĐ cá nhân
- GC hướng dẫn HS vẽ hình.
- Yêu cầu HS làm BT 37.
- Yêu cầu HS làm ?.
2. Hình chóp đều.
- HS quan sát và trả lời.
S
D
C
H
A I B
- Là hình chóp có đáy là đa giác đều.
- Chân đường cao trùng với điểm cách đều các đỉnh của đa giác đáy.
- Đường cao của mặt bên vẽ từ S gọi là trung đoạn của hình chóp.
Bài tập 37 ( SGK/ 118 )
Đúng.
Sai.
?
*Hoạt động 3: Hình chóp cụt đều. ( 5 phút )
- Mục tiêu: Dựa trên mô hình và hình vẽ HS tiếp cận và nắm chắc các khái niệm về hình chóp cụt đều. Qua đó nắm chắc các yếu tố có liên quan như: đỉnh, cạnh bên, mặt bên, đáy, chiều cao của nó. Biết gọi tên các hình chóp cụt đều theo đa giác đáy, vẽ đúng các hình chóp đều theo 4 bước. Củng cố khái niệm vuông góc đã học ở các tiết trước.
- Đồ dùng dạy học: Mô hình hình chóp cụt đều, thước thẳng.
- Cách tiến hành:
*Bước 1: HĐ cả lớp
- GV giới thiệu cách cắt làm thành một hình chóp cụt đều.
- Cho HS QS mô hình hình chóp cụt đều.
*Bước 2: HĐ nhóm
- Cho HS HĐ nhóm trong 3'
- Hình chóp cụt đều có mấy đáy? Các mặt đáy có đặc điểm gì? Các mặt bên là những hình gì?
3. Hình chóp cụt đều.
- HS nghe và quan sát.
- HĐ nhóm nhỏ tại bàn trong 3 phút tìm phương án trả lời
- Cắt hình chóp đều bằng một mặt phẳng song song với đáy phần còn là chính là hình chóp cụt đều.
- Mỗi mặt bên của hình chóp cụt đều là một hình thang cân.
*Hoạt động 4: Luyện tập- thực hành. ( 12 phút )
- Mục tiêu: Củng cố kĩ năng vẽ hình, chứng minh, nhận biết.
- Đồ dùng dạy học: Thước thẳng.
- Cách tiến hành:
*Bước 1: HĐ cá nhân
- Yêu cầu HS quan sát hình và trả lời câu hỏi.
Bài tập 36 ( SGK/ 118 )
Chóp tam giác đều
Chóp tứ giác đều
Chóp ngũ giác đều
Chóp
lục giác đều
Đáy
Tam giác đều
Hình vuông
Ngũ giác đều
Lục giác đều
Mặt bên
Tam giác cân
Tam giác cân
Tam giác cân
Tam giác cân
Số cạnh đáy
3
4
5
6
Số cạnh
6
8
10
12
Số mặt
4
5
6
7
V.Tổng kết và hướng dẫn về nhà. ( 3 phút )
Tổng kết:
- GV củng cố lại bài.
Hướng dẫn về nhà:
- Bài tập về nhà: 38; 39; SGK/119
File đính kèm:
- t63.doc