Bài giảng môn Hình học lớp 8 - Tiết 56: Hình hộp chữ nhật

Kiến thức:

- Từ mô hình trực quan của hình hộp chữ nhật, giúp học sinh nắm được các dấu hiệu về 2 đường thẳng, 2 đường thẳng song2, hai mặt phẳng song song.

- Củng cố vững chắc công thức tính diện tích xung quanh của hình hộp cn.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện thêm thao tác so sánh, tương tự của tư duy qua việc so sánh sự song song của 2 đường thẳng, giữa đường thẳng và mặt phẳng, giữa 2 mặt phẳng.

- Rèn kỹ năng nhận biếtđường thẳng song song với mặt phẳng, bước đầu nắm được phương pháp nhận biết 2 mặt phẳng song song.

 

doc3 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 1385 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Hình học lớp 8 - Tiết 56: Hình hộp chữ nhật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 3/4/2012 Ngày giảng:5/4/2012. Tiết 56 hình hộp chữ nhật I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Từ mô hình trực quan của hình hộp chữ nhật, giúp học sinh nắm được các dấu hiệu về 2 đường thẳng, 2 đường thẳng song2, hai mặt phẳng song song. - Củng cố vững chắc công thức tính diện tích xung quanh của hình hộp cn. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện thêm thao tác so sánh, tương tự của tư duy qua việc so sánh sự song song của 2 đường thẳng, giữa đường thẳng và mặt phẳng, giữa 2 mặt phẳng. - Rèn kỹ năng nhận biếtđường thẳng song song với mặt phẳng, bước đầu nắm được phương pháp nhận biết 2 mặt phẳng song song. 3. Thái độ: - Cẩn thận, tích cực trong học tập. II. Đồ dùng dạy học: 1. GV: Mô hình hình hộp chữ nhật. 2. HS: Kiến thức về công thức tính SXQ của hình hộp chữ nhật đã hiọc ở lớp 5. III. Phương pháp: Đàm thoại hỏi đáp, gợi mở, thông báo. IV. Tổ chức dạy học: * Khởi động: ( 5 phút ) - Mục tiêu: Kiểm tra bài cũ, ĐVĐ vào bài mới. - Đồ dùng dạy học: Mô hình hình hộp chữ nhật. - Cách tiến hành: + KTBC: Quan sát hình vẽ hãy kể tên các mặt các đỉnh các cạnh của hhcn? + ĐVĐ: Dựa vào đó để GV giới thiệu tiếp vào bài mới thông qua ?1. * Hoạt động 1: Những ví dụ tìm trên hình vẽ hay trên mô hình để củng cố khái niệm. ( 15 phút ) - Mục tiêu: Từ mô hình trực quan của hình hộp chữ nhật, giúp học sinh nắm được các dấu hiệu về 2 đường thẳng, 2 đường thẳng song2. - Đồ dùng dạy học: Từ mô hình trực quan của hình hộp chữ nhật, giúp học sinh nắm được các dấu hiệu về 2 đường thẳng, 2 đường thẳng song2, hai mặt phẳng song song. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh *Bước 1: HĐ cả lớp - Yêu cầu HS lấy ví dụ? - AA’; BB’ thuộc mặt phẳng nào? - Vậy 2 đường thẳng được gọi là song song khi nào? - AA’ và AD có song song không vì sao? *Bước 2: HĐ cá nhân - Vậy hai đường thẳng cắt nhau khi nào? - Vậy hai đường thẳng trong cùng một mặt phẳng thì có những khả năng nào xẩy ra? + Song song + Cắt nhau. - Chỉ rõ những đường thẳng không cùng nằm trên một mặt phẳng? - GV giới thiệu 2 đường thẳng chéo nhau . - GV liên hệ vào thực tế. 1. Hai đường thẳng song song trong không gian. -HS trả lời. - HĐ cá nhân. - HS nêu câu trả lời - HS quan sát để chỉ rõ. ?1 *Ví dụ: AA’ // BB’ - Với 2 đường thẳng a, b bất kỳ trong không gian: a, b cùng thuộc 1mp’. *a // b a, b ko có điểm chung. a, b cùng thuộc 1mp’. *a cắt b a, b có điểm chung. *a // b ; b // c a // c * Hoạt động 2: Đường thẳng song song với mặt phẳng. ( 15 phút ) - Mục tiêu: Từ mô hình trực quan của hình hộp chữ nhật, giúp học sinh nắm được các dấu hiệu về hai mặt phẳng song song. Củng cố vững chắc công thức tính diện tích xung quanh của hình hộp cn. - Đồ dùng dạy học: Mô hình hình hộp chữ nhật. *Bước 1: HĐ cả lớp - Yêu cầu HS thực hiện ?2. - Qua mô hình GV xây dựng nên khái niệmđường thẳng song song với mặt phẳng. * Bước 2: HĐ cả lớp - áp dụng làm ?3. - Tương tự GV sử dụng mô hình để giới thiệu hai mặt phẳng song song. - Yêu cầu HS làm ?4. - GV giới thiệu nhận xét SGK/99. 2. Đường thẳng song song với mặt phẳng. hai mặt phẳng song song. ?2 AB AB // A’B’ ?3 * AB // A’B’ AD // A’B’ AB cắt AD ở A mp(ABCD) // ?4 mp( ABB’A’)// mp(DCC’D’) mp(AĐ’A’)//mp(BCC’B’)//mp(IHKL) * Nhận xét: (SGK/99) * Hoạt động 3: Luyện tập. ( 8 phút ) - Mục tiêu: Củng cố vững chắc công thức tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật. - Đồ dùng dạy học: Bảng phụ *Bứơc 1: HĐ cá nhân - Diện tích cần quét vôi bao gồm những diện tích nào? - Hãy tính cụ thể? - Diện tích cần quét vôi gồm diện tích trần nhà và diện tích bốn bức tường trừ cửa. Bài tập 7 ( SGK/ 100 ) - Diện tích trần nhà là: 4,5. 3,7 = 16,65 ( m2) - Diện tích bốn bức tường trừ cửa là: ( 4,5 + 3,7 ).2.3 - 5,8 = 43,4 ( m2) - Diện tích cần quét vôi là: 16,65 + 43,4 = 60,05 ( m2) V.Tổng kết và hướng dẫn về nhà. ( 2 phút ) Tổng kết: - GV hệ thống bài. Hướng dẫn về nhà: - Yêu cầu HS làm bài tập 6,7SGK/100. - BTVN: 8,9/SGK; SBT/117.

File đính kèm:

  • doct56.doc