Mục tiêu bài học
- Học sinh hiểu được định nghĩa hai điểm đối xứng nhau qua một điểm. Nhận biết được hai đoạn thẳng đối xứng nhau qua một điểm. Nhận biết được hình bình hành có tâm đối xứng.
- Rèn kĩ năng vẽ điểm đối xứng với một điểm qua một điểm cho trước, đoạn thẳng đối xứng với một đoạn thẳng cho trước qua một điểm. Và nhận ra một số hình có tâm đối xứmg.
- Xây dựng ý thức học tập tự giác, tích cực và tinh thần hợp tác trong học tập.
2 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 884 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Hình học lớp 8 - Tiết 14: Đối xứng tâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 14 ĐỐI XỨNG TÂM
I. Mục tiêu bài học
- Học sinh hiểu được định nghĩa hai điểm đối xứng nhau qua một điểm. Nhận biết được hai đoạn thẳng đối xứng nhau qua một điểm. Nhận biết được hình bình hành có tâm đối xứng.
- Rèn kĩ năng vẽ điểm đối xứng với một điểm qua một điểm cho trước, đoạn thẳng đối xứng với một đoạn thẳng cho trước qua một điểm. Và nhận ra một số hình có tâm đối xứmg.
- Xây dựng ý thức học tập tự giác, tích cực và tinh thần hợp tác trong học tập.
II. Phương tiện dạy học
- GV : Bảng phụ, thước.
- HS : Bảng nhóm, thước, giấy ô li
III. Tiến trình
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: Bài cũ
Cho điểm O và điểm A. Vẽ điểm A’sao cho O là trung điểm của AA’
Khi đó điểm A và điểm A’ gọi là đối xứng với nhau qua điểm O
Vậy khi nào thì hai điểm gọi là đối xứng nhau qua một điểm và những tâm đối xứng của một hình là gì thầy cùng các em đi nghiên cức bài học hôm nay.
Hoạt động 2: Hai điểm đối xứng nhau qua một điểm
Vậy điểm đối xứng của O qua O là điểm nào ?
Hoạt động 3: Hai hình đối xứng qua một điểm.
?2. Cho học sinh thảo luận nhóm
Lúc này AB và A’B’ là hai hình như thế nào qua điểm O ?
Vậy hai hình gọi là đối xứng nhau qua điểm O khi nào ?
Khi đó O gọi là tâm đối xứng của hai hình đó
Ta thấy các cạnh, các góc của hai tam giác như thế nào với nhau ?
=> hai tam giác này như thế nào với nhau ?
Vậy ta có kết luận gì về hai đoạn thẳng, hai góc, hai tam giác đối xứng nhau qua một điểm?
Hoạt động 4: Hình có tâm đối xứng.
?3. GV vẽ hình trên bảng phụ, cho học sinh xác định một số điểm đối xứng của một số điểm thuộc cạnh AB
Vậy có nhận xét gì về giao điểm hai đường chéo của hình bình hành?
Vậy điểm O gọi là tâm đối xứng của hình H khi nào ?
Cho học sinh nghiên cứu Sgk và tìm thêm một số chữ có tâm đối xứng
Hoạt động 5: Củng cố
Cho học sinh thực hiện bài 50 Sgk/95
/ /
A O A’
Là điểm O
Học sinh thảo luận nhóm, trình bày, nhận xét
A C B
O
B’ C’ A’
Đối xứng với nhau
Bằng nhau
Bằng nhau
Bằng nhau
Học sinh thực hiện
Là tâm đối xứng của hính bình hành.
Khi mọi điểm của hình H
Đối xứng qua O vẫn thuộc hình H
A
C’
B
C
A’
1. Hai điểm đối xứng nhau qua một điểm.
Định nghĩa:
Hai điểm gọi là đối xứng với nhau qua một điểm O nếu O là trung điểm của đoạn thẳng nối hai điểm đó
VD: Điểm A và A’đối xứng qua O
/ /
A O A’
2. Hai hình đối xứng qua một điểm
?2.
Tổng quát: Hai hình gọi là đối xứng nhau qua một điểm O nếu mỗi điểm thuộc hình này đối xứng với một điểm thuộc hình kia qua điểm O và ngược lại.
VD: Cho êABC và êA’B’C’ đối xứng với nhau qua O
C
A B
O
B’ A’
C’
Nhận xét: Hai đoạn thẳng, hai góc, hai tam giác đối xứng nhau qua một điểm thì bằng nhau
3. Hình có tâm đốixứng
?3.
Định lí:
Giao điểm hai đường chéo của hình bình hành là tâm đối xứng của hình bình hành đó
?4.
Hoạt động 6: Dặn dò
Về học kĩ lý thuyết và tìm một số hình có tâm đối xứng
Xem lại các dạng bài tập
BTVN : Bài 51 đến54 Sgk/ 96
File đính kèm:
- TIET14.doc