Mục tiêu:
- HS củng cố, khắc sâu các định lý về quan hệ giữa các cạnh trong một tam giác, điều kiện cần và đủ để 3 đoạn thẳng có đọ dài là 3 cạnh của một tam giác.
- HS rèn kỹ năng vẽ hình, vận dụng t/chất về mqh giữa 3 cạnh để giải bài toàn về tam giác, trình bày bài toán c/m hình học.
- HS biết suy luận có căn cứ.
2 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 599 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Hình học lớp 7 - Tuần 30 - Tiết 53 - Luyện tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30 Ngày soạn: 31.04.2009
Tiết 53: Ngày giảng: 02.04.2009
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- HS củng cố, khắc sâu các định lý về quan hệ giữa các cạnh trong một tam giác, điều kiện cần và đủ để 3 đoạn thẳng có đọ dài là 3 cạnh của một tam giác.
- HS rèn kỹ năng vẽ hình, vận dụng t/chất về mqh giữa 3 cạnh để giải bài toàn về tam giác, trình bày bài toán c/m hình học.
- HS biết suy luận có căn cứ.
II. Chuẩn bị: GV: sgk, thước kẻ, êke, Bphụ 1(kiểm tra), Bphụ 2(18/63), Bphụ 3(19/63),
Bphụ 3(21/64).
HS: sgk, thước kẻ, bphụ nhóm.
III. Tiến trình dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Kiểm tra 15’:
Đề:
Câu 1(6điểm): Trong các bộ ba đoạn thẳng sau, bộ ba đoạn thẳng nào vẽ được một tam giác? vì sao?
a) 3cm; 4cm; 5cm. b) 4cm; 5cm; 9cm. c) 2cm; 7cm; 3cm.
Câu 2(4điểm): Cho tam giác ABC có AB = 1cm, AC = 12cm. Hãy tìm độ dài cạnh BC, biết độ dài cạnh BC là một số nguyên(cm). Tam giác ABC là tam giác gì?
Đáp án:
Câu 1(6đ):
a) Vì 3 + 4 = 7 > 5 nên t/mãn BĐT tam giác. 1,0
Do đó vẽ được tam giác. 1,0
b) Vì 4 + 5 = 9 nên không t/mãn BĐT tam giác. 1,0
Do đó không vẽ được tam giác. 1,0
c) Vì 2 + 3 = 5 < 7 nên không t/mãn BĐT tam giác. 1,0
Do đó không vẽ được tam giác. 1,0
Câu 2(4đ):
Vì 12 – 1 < BC < 12 + 1 hay 11 < BC < 13 1,5
Mà độ dài cạnh BC là một số nguyên (cm) 0,5
Nên BC = 12cm 1,0
=> BC = AC nên tam giác ABC cân tại C. 1,0
Luyện tập:
- Vận dụng làm bài tập 18/63sgk?
+ Treo bphụ 1 và yc hs hđ cá nhân 5’
+ Yc 3 hs trình bày bảng.
- Nhận xét, kluận.
- Tương tự làm bài tập 19/63sgk?
+ YC hs đọc đề?
+ Nêu cách tính chu vi của tam giác?
+ Làm thế nào để tính độ dài cạnh còn lại của tam giác cân ?
+ Mối liên hệ giữa 3 cạnh của tam giác là gì?
- Nhận xét, kluận.
- Hãy vận dụng làm bài tập 21/64sgk?
+ HS đọc đề?
+ Nêu cách làm?
Giả sử cách mắc theo 2 con đường như sau:
C
A B
Ta mắc điện theo con đường nào là ngắn hơn?
Vậy đặt trạm biến áp tại đâu?
+ Yc hs hđ cá nhóm 5’, sau đó 2 nhóm đại diện trình bày.
- Nhận xét, kluận.
HS hđ cá nhân 5’ và 3 hs trình bày bảng
Bài 18/63sgk:
a) Vẽ được tam giác. 2 3
4
b) Vì 3,5 – 1 > 2 nên không vẽ được tam giác.
c) Vì 2,2 + 2 = 4,2 nên không vẽ được tam giác.
- HS khác nhận xét, ...
Bài 19/63sgk:
HS đọc đề
CV tam giác bằng tổng độ dài 3 cạnh của tam giác đó.
HS trả lời:
Gọi x là độ dài cạnh cần tìm của tam giác
Ta có 7,9 – 3,9 < x < 7,9 + 3,9
Hay 4 < x < 11, 8
Mà tam giác cân nên x = 7,9cm
Vậy chu vi tam giáccân đó là:
2 . 7,9 + 3,9 = 19,7(cm)
HS khác nhận xét,...
Bài 21/64sgk:
HS đọc đề.
Nêu cách làm
Ta mắc điện từ A – B là ngắn nhất
HS hđ nhóm 5’ và 2 nhóm trình bày bảng
Đặt cột điện ở điểm C là giao điểm của một bờ song gần khu dân cư và đường thẳng AB vì khi đó AC + BC = AB. Nếu dựng cột C’ khác C thì theo bđt tam giác ta có
AC + BC > AB.
Nhóm khác nhận xét,...
Củng cố:
- YC hs nhắc lại tính chất bất đẳg thức tam giác và hệ quả của bất đẳng thức?
Vài hs nhắc lại kiến thức.
Hướng dẫn về nhà:
Ôn lại nội dung 2 định lý về quan hệ giữa đường xiên và đường vuông góc, đường xiên và hình chiếu của đường xiên.
Làm lại các bài tập đã giải và bài tập 20, 22/64(sgk).
Chuẩn bị bài: “Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác”:
+ Thế nào là đường trung tuyến của tam giác?
+ Soạn ?1, ?2.
+ Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác?
+ Soạn ?3.
Chuẩn bị êke, thước kẻ, compa.
IV. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- Tiết 53-15'.doc