Bài giảng môn Hình học lớp 7 - Tuần 22 - Tiết 40: Luyện tập

MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Củng cố các trường hợp bằng nhau của hai tam giác vuông.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng chứng minh hai tam giác vuông bằng nhau, kĩ năng trình bày bài chứng minh hình học.

3. Thái độ: Phát huy trí lực học sinh.

II. CHUẨN BỊ :

 1. Chuẩn bị của GV: Thước thẳng, compa, êke vuông, phấn màu.

 2. Chuẩn bị của HS: Thước thẳng, êke vuông, compa, bảng nhóm.

 

doc2 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 775 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Hình học lớp 7 - Tuần 22 - Tiết 40: Luyện tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20-01-2008 TIẾT 40: LUYỆN TẬP. I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Củng cố các trường hợp bằng nhau của hai tam giác vuông. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng chứng minh hai tam giác vuông bằng nhau, kĩ năng trình bày bài chứng minh hình học. 3. Thái độ: Phát huy trí lực học sinh. II. CHUẨN BỊ : 1. Chuẩn bị của GV: Thước thẳng, compa, êke vuông, phấn màu. 2. Chuẩn bị của HS: Thước thẳng, êke vuông, compa, bảng nhóm. I. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tình hình lớp: (1ph) kiểm tra sĩ số lớp 2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 ph) HS 1: +) Nêu các trường hợp bằng nhau của hai tam giác vuông? ( 4 trường hợp ) ( GV tóm tắt ghi ở góc bảng) 3. Giảng bài mới: a. Giới thiệu bài: (1ph): Vận dụng các trường hợp bằng nhau của hai tam giác vuông vào việc giải các bài tập như thế nào? hôm nay ta tiến hành luyện tập. b. Tiến trình bài dạy: T.G HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NỘI DUNG 12 ph Hoạt động 1: CHỮA BÀI TẬP Bài tập 65 SGK: Giải: a) Xét hai tam giác vuông ABH và ACK, có: +)góc A chung +) AB = AC ( vì tam giác ABC cân tại A) ABH = ACK ( cạnh huyền+ góc nhọn) AH = AK. b) Nối AI, có: AKI = AHI( cạnh huyền + cạnh góc vuông) góc KAI = góc HAI AI là phân giác của góc A. HĐ 1: Dạng 1: Chứng minh hai đoạn thẳng bằng nhau- tia phân giác của một góc GV: Treo bảng phụ ghi đề bài tập 65 trang 137 SGK cho HS hoạt động nhóm. GV: Để chứng minh AH = AK ta làm thế nào? GV: Hãy nêu hướng chứng minh tia Ay là phân giác của góc A? GV: Nhận xét việc hoạt động nhóm của học sinh. GV: ( hỏi thêm) Trên hình vẽ đó , còn có cặp tam giác vuông nào bằng nhau nữa? Và bằng nhau theo trường hợp nào? HS: Hoạt động nhóm. HS: Chứng minh ABH = ACK HS: Chứng minh góc KAI = góc HAI. HS: ( 2 nhóm) Cử đại diện nhóm lên bảng trình bày, cả lớp theo dõi và nhận xét. HS: Nêu được tam giác BKC và tam giác CHB. 15 ph Hoạt động 2: LUYỆN TẬP Bài 98 SBT: Giải: Từ M kẻ MK AB tại K; MH AC tại H.Ta có: +) AKM = AHM ( cạnh huyền + góc nhọn) MK = MH ( hai cạnh tương ứng) +) BKM = CHM ( cạnh huyền+ cạnh góc vuông) góc B = góc C ABC cân tại A. HĐ 2: Dạng toán 2: Chứng minh một tam giác là tam giác cân GV: Cho HS làm bài tập 98 trang 110 SBT.( trên bảng phụ) Để chứng minh tam giác ABC cân ta cần chứng minh điều gì? GV: Trên hình đã có hai tam giác nào chứa hai cạnh AB, AC ( hoặc góc B , góc C ) đủ điều kiện bằng nhau ? GV: Hãy vẽ thêm đường phụđể tạo ra hai tam giác vuông trên hình chứa góc A1,A2 mà chúng đủ điều kiện bằng nhau . GV: Qua bài tập này , hãy cho biết một tam giác có những điều kiện gì thì nó là một tam giác cân? GV: Chỉnh sửa và nêu thành chú ý cho HS ghi vào vở. HS: Vẽ hình vào vở( cả lớp) HS: 1 em lên bảng ghi GT – KL của bài toán. GT: ABC ; MB = MC; góc A1 = góc A2 KL: ABC cân tai A. HS: Để chứng minh tam giác ABC cân ta cần chứng minh AB = AC hoặc góc B = góc C. HS: Phát hiện có tam giác ABM và tam giác ACM, có hai cạnh và một góc bằng nhau, nhưng góc bằng nhau đó không xen giữa hai cạnh bằng nhau. HS: Kẻ thêm đường phụ và thực hiện dưới sự hướng dẫn của GV. HS: Nêu nhận xét .. 8 ph Hoạt động 3: Củng Cố Và Hướng Dẫn Về Nhà Cách chứng minh hai đoạn thẳng ( hai góc bằng nhau) ? một tia là tia phân giác của một góc? Các cacùh chứng minh một tam giác là tam giác cân? HS: Trả lời được. HS: Nêu 3 cách ( mới bổ sung 1 cách nữa ). 4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (3ph). +) Về nhà làm tốt các bài tập 96, 97, 99, 100 trang 110 SBT. +) Hai tiết sau thực hiện ngoài trời: Mỗi tổ HS chuẩn bị: 4 cọc tiêu+ 1 giác kế( nhận tại phòng thực hành)+ 1 sợi dây dài khoảng 10 m+ 1 thước đo) +) Cốt cán các tổ tham gia buổi bồi dưỡng của GV để hôm sau thực hành được tốt hơn. IV. RÚT KINH NGHIỆM-BỔ SUNG:

File đính kèm:

  • doch7-tu22-ti40-luyen tap.doc