Bài giảng môn Hình học lớp 7 - Tuần 13 - Tiết 25 - Bài 4: Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác cạnh – góc – cạnh

I - MỤC TIÊU

- Học sinh nắm được trường hợp bằng nhau cạnh-góc-cạnh của 2 tam giác, biết cách vẽ tam giác biết 2 cạnh và góc xen giữa.

- Rèn luyện kĩ năng sử dụng trường hợp bằng nhau của hai tam giác cạnh-góc-cạnh để chứng minh hai tam giác bằng nhau, từ đó suy ra các góc tương ứng bằng nhau, cạnh tương ứng bằng nhau

- Rèn kĩ năng vẽ hình, phân tích, trình bày chứng minh bài toán hình.

 

doc4 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 665 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Hình học lớp 7 - Tuần 13 - Tiết 25 - Bài 4: Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác cạnh – góc – cạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 25: Bài 4 : Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác Cạnh – góc – cạnh (Ngày soạn : 26/11/2006; Ngày dạy: /12/2006) I - Mục tiêu - Học sinh nắm được trường hợp bằng nhau cạnh-góc-cạnh của 2 tam giác, biết cách vẽ tam giác biết 2 cạnh và góc xen giữa. - Rèn luyện kĩ năng sử dụng trường hợp bằng nhau của hai tam giác cạnh-góc-cạnh để chứng minh hai tam giác bằng nhau, từ đó suy ra các góc tương ứng bằng nhau, cạnh tương ứng bằng nhau - Rèn kĩ năng vẽ hình, phân tích, trình bày chứng minh bài toán hình. II - Chuẩn bị - Thước thẳng, thước đo góc, compa. III - các hoạt động dạy, học Tổ chức. 7A : 7C : 7D : 2. Kiểm tra. - Vẽ tam giác ABC biết AB = 2cm, BC = 3cm, 3. Bài mới. - GV giữ nguyên phần kiểm tra bài cũ ở góc bảng. - Yêu cầu một HS khác nhắc lại cách vẽ tam giác ABC. - GV thông báo B là góc xen giữa hai cạnh AB, BC. ? Góc A, C là các góc xen giữa các cạnh nào. - Yêu cầu HS thực hiện bài tập - Yêu cầu một HS lên băng vẽ hình, đo và so sánh A1C1 với AC. ? Rút ra nhận xét gì về hai tam giác vừa vẽ được ABC và A1B1C1. ? Có dự đoán gì về hai tam giác có hai cạnh và góc xen giữa bằng nhau. - GV thông báo tính chất. - Yêu cầu HS phát biểu lại tính chất. - Yêu cầu HS thực hiện . - GV có thể có thể củng cố tính chất bằng việc đưa ra hai tam giác có hai cạnh bằng nhau nhưng hai góc bằng nhau lại không xen giữa hai cạnh. - GV giải thích khái niệm hệ quả của một định lí. ? Giải thích tại sao hai tam giác vuông ABC và DEF bằng nhau. ? Vậy để hai tam giác vuông bằng nhau theo trường hợp cạnh–góc– cạnh ta cần điều kiện gì. - GV giới thiệu hệ quả. - HS đọc, phát biểu lại hệ quả. 1. Vẽ tam giác biết hai cạnh và góc xen giữa. Bài toán: Vẽ tam giác ABC biết: AB = 2 cm, BC = 3cm, Bài tập: a, Vẽ tam giácA1B1C1 sao cho: , A1B1= AB, B1C1 = BC. b. So sánh độ dài A1C1 và AC. 2. Trường hợp bằng nhau cạnh-góc-cạnh. Tính chất (SGK). Nếu ABC và A'B'C' có: AB = A'B' BC = B'C' Thì ABC = A'B'C' (c.g.c) 3. Hệ quả. ABC và DEF có: Hệ quả (SGK). 4. Củng cố. - GV đưa bảng phụ bài 25 (SGK-Trang 118) lên bảng H.82: ABD = AED (c.g.c) vì AB = AD (gt); (gt); cạnh AD chung. H.83: GHK = KIG (c.g.c) vì (gt); IK = HG (gt); GK chung. H.84: Không có tam giác nào bằng nhau. 5. Hướng dẫn về nhà. - Nắm chắc tính chất 2 tam giác bằng nhau cạnh-góc-cạnh - Làm bài tập 24, 26, 27, 28 (SGK-Trang 118, 119). - Bài tập 36, 37, 38 (SBT-Trang 102). Tiết 26: LUYệN TậP (Ngày soạn: 26/11/2006; Ngày dạy: /12/2006) I - Mục tiêu - Củng cố kiến thức cho học sinh về trương hợp bằng nhau cạnh-góc-cạnh - Rèn kĩ năng nhận biết 2 tam giác bằng nhau cạnh-góc-cạnh, kĩ năng vẽ hình, trình bày lời giải bài tập hình. - Phát huy trí lực của học sinh. II - Chuẩn bị - GV: Thước thẳng, com pa, thước đo độ, bảng phụ. - HS: Thước thẳng, com pa, thước đo độ. III - các hoạt động dạy, học Tổ chức. 7A : 7C : 7D : Kiểm tra. - Phát biểu tính chất 2 tam giác bằng nhau theo trường hợp cạnh-góc-cạnh và hệ quả của chúng. - Làm bài tập 24 (SGK-Trang 118). 3. Bài mới. - GV đưa nội dung bài tập 27 trên bảng phụ để HS thực hiện. - Yêu cầu HS lên bảng thựch hiện. - Cả lớp nhận xét bài làm của bạn. - HS nghiên cứu đề bài. - Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm. - Các nhóm tiến hành thảo luận và làm bài ra phiếu học tập - Đại diện môt5j nhóm lên bảng trình bày lời giải. - Cả lớp nhận xét. - HS đọc đề bài, cả lớp theo dõi - 1 học sinh lên bảng vẽ hình, cả lớp làm vào vở. ? Ghi GT, KL của bài toán. ? Quan sát hình vẽ em cho biết ABC và ADF có những yếu tố nào bằng nhau. ? ABC và ADF bằng nhau theo trường hợp nào. - 1 học sinh lên bảng làm, cả lớp làm bài vào vở. Bài tập 27 (SGK-Trang 119). a) ABC = ADC đã có: AB = AD; AC chung thêm: . b) AMB = EMC đã có: BM = CM; thêm: MA = ME c) CAB = DBA đã có: AB chung; thêm: AC = BD Bài tập 28 (SGK-Trang 120). DKE có mà ABC = KDE (c.g.c) vì AB = KD, BC = DE Bài tập 29 (SGK-Trang 120). GT ; BAx; DAy; AB = AD EBx; CAy; AE = AC KL ABC = ADE Bài giải: Theo giả thiết ta có: Xét ABC và ADE có: 4. Củng cố. - Để chứng minh 2 tam giác bằng nhau ta có các cách: + Chứng minh 3 cặp cạnh tương ứng bằng nhau (c.c.c). + Chứng minh 2 cặp cạnh và 1 góc xen giữa bằng nhau (c.g.c). - Hai tam giác bằng nhau thì các cặp cạnh tương ứng bằng nhau, các góc tương ứng bằng nhau. 5. Hướng dẫn về nhà. - Học kĩ, nẵm vững tính chất bằng nhau của hai tam giác trường hợp c-g-c. - Bài tập 30, 31, 32 (SGK-Trang 120). - Bài tập 40, 41, 42, 43 (SBT-Trang 102, 103). Ngày 27 tháng 11 năm 2006. Kí duyệt

File đính kèm:

  • docTuan 13.doc