Bài giảng môn Hình học lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 2: Luyện tập (Tiếp)

Mục tiêu:

- Học sinh củng cố định nghĩa và tính chất hai góc đối đỉnh.

- HS nhận biết thành thạo các góc đối đỉnh trong 1 hình. Vẽ thành thạo góc đối đỉnh với 1 góc cho trước.

- HS bước đầu tập suy luận và biết cách trình bày 1 bài tập suy luận.

*HSKT: - Nhận biết được các góc đối đỉnh trong 1 hình. Vẽ được góc đối đỉnh với 1 góc cho trước.

 

doc2 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 589 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Hình học lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 2: Luyện tập (Tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Ngày soạn: 19.08.2012 Tiết 2 LUYỆN TẬP Ngày giảng:23.08.2012 I. Mục tiêu: - Học sinh củng cố định nghĩa và tính chất hai góc đối đỉnh. - HS nhận biết thành thạo các góc đối đỉnh trong 1 hình. Vẽ thành thạo góc đối đỉnh với 1 góc cho trước. - HS bước đầu tập suy luận và biết cách trình bày 1 bài tập suy luận. *HSKT: - Nhận biết được các góc đối đỉnh trong 1 hình. Vẽ được góc đối đỉnh với 1 góc cho trước. - Bước đầu tập suy luận. II. Chuẩn bị: GV: sgk, Bp1(KTBC), Bp2(7/83), Bp3(9/83), thước kẻ, thước đo góc. HS: sgk, thước kẻ, Bp nhóm. III. Tiến trình dạy học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Kiễm tra bài cũ HS1: Thế nào là 2 góc đối đỉnh? Vẽ hình, đặt tên và chỉ ra các cặp góc đối đỉnh. HS2: Nêu tính chất hai góc đối đỉnh? Vẽ hình? Bằng suy luận hãy giải thích vì sao hai góc đối đỉnh thì bằng nhau? - Hai HS lên bảng trình bày, cả lớp theo dõi và nhận xét. Luyện tập - Cho HS đọc đề bài 6/83 SGK. Tóm tắt đề bài? - Biết Ô1, em có thể tính được số đo những góc nào? Dựa vào đâu ? HD: Vận dụng tính chất hai góc đối đỉnh và t/c hai góc kề bù - YC HS hoạt động cá nhân và trình bày - Gọi 1 HS trình bày bảng - Cho HS đọc đề bài 7/83 SGK. GV cho HS hoạt động theo nhóm. Sau 3’ yêu cầu HS treo bảng của nhóm mình lên rồi nhận xét, đánh giá thi đua giữa các nhóm. - Cho HS làm bài tập 8/83 SGK. Gọi 2 học sinh lên bảng vẽ hình. - Qua hình vẽ em có thể rút ra nhận xét gì? - Cho HS làm bài 9/83 SGK. + Muốn vẽ góc vuông xAy ta làm thế nào? + Muốn vẽ góc x’Ay’ đối đỉnh với góc xAy ta làm thế nào? + Hai góc vuông không đối đỉnh là 2 góc vuông nào? Bài 6/83 SGK Học sinh vẽ hình Trả lời Hoạt động cá nhân và 1 HS trình bày bảng Ta có: Ô1=Ô3(đđ) mà Ô1=470 nên Ô3 = 470 ta lại có Ô1 + Ô2 = 1800 (kề bù) hay 470 + Ô2 = 1800 Þ Ô2 = 1800 - 470 = 1330 và Ô4 + Ô2 = 470 (đđ) mà Ô2 = 1330 nên Ô4 = 1330. Bài 7/83 SGK HS vẽ hình và trình bày. Các cặp góc đối đỉnh bằng nhau: Ô1 = Ô4; Ô2 = Ô5; Ô3 = Ô6; xÔz = x’Ôz’; yÔx’ = y’Ôx; zÔy’ = z’Ôy; xÔx’ = yÔy’ = zÔz’ = 1800. Bài 8/83 SGK Trả lời Bài 9/83 SGK: x y y’ x’ HS: xÂy và xÂy’ là cặp góc vuông không đối đỉnh. Củng cố - Cho HS làm các bài tập sau: Bài 1: Cho góc xOy có số đo bằng 280 thì góc kề bù với góc xOy có số đo bằng: A. 280 B. 620 C. 1520 D. 1800 Bài 2: Cho góc ABC có số đo bằng 850. Vẽ góc MBN đối đỉnh với góc ABC. Tính góc MBN. Bài 3: Cho góc xOy có số đo bằng 890. Vẽ tia đối Ox’ của tia Ox, tia đối Oy’ của tia Oy. Tính số đo các góc xOy’, x’Oy, x’Oy’. - YC HS dùng bảng con trả lời bài 1 - Hãy hoạt động cá nhân 3’ hoàn thành bài 2 và 2 HS trình bày bảng YC HS khác nhận xét, góp ý - YC HS về nhà làm bài 3 Học sinh chú ý Bài 1: HS dùng bảng con trả lời. C. 1520 Bài 2: HS hoạt động cá nhân 3’ và 2 HS trình bày bảng HS khác nhận xét, ... Hướng dẫn về nhà: - Ôn đn, t/c hai góc đối đỉnh và cách vẽ. - Làm các bài tập 4, 5, 6/74 SBT. - Chuẩn bị bài “Hai đường thẳng vuông góc”: + Thế nào là hai đường thẳng vuông góc? Kí hiệu? Cách vẽ? T/c đường trung trực của 1 đoạn thẳng. + Ôn khái niệm đường thẳng, góc? + Chuẩn bị giấy màu, êke, thước đo góc, bảng con, phấn. IV. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docTiết 2.doc