Bài giảng môn Đại số lớp 7 - Tuần 14 - Tiết 27 - Bài 4: Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ nghịch

I - MỤC TIÊU

- Học sinh được củng cố định nghĩa, tính chất của hai đại lượng tỉ lệ nghịch, bài toán về dãy tỉ số bằng nhau.

- Biết cách làm các bài toán cơ bản về đại lượng tỉ lệ nghịch.

- Rèn luyện kĩ năng làm toán.

 II - CHUẨN BỊ

- Bảng phụ bài tập 16, 17 (SGK-Trang 60, 61).

 

doc4 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 690 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Đại số lớp 7 - Tuần 14 - Tiết 27 - Bài 4: Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ nghịch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 27: Bài 4: Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ nghịch (Ngày soạn: 30/11/2006; Ngày dạy: /12/2006) I - Mục tiêu - Học sinh được củng cố định nghĩa, tính chất của hai đại lượng tỉ lệ nghịch, bài toán về dãy tỉ số bằng nhau. - Biết cách làm các bài toán cơ bản về đại lượng tỉ lệ nghịch. - Rèn luyện kĩ năng làm toán. II - Chuẩn bị - Bảng phụ bài tập 16, 17 (SGK-Trang 60, 61). III - các hoạt động dạy, học Tổ chức. 7A : 7C : 7D : 2. Kiểm tra. - Định nghĩa 2 đại lượng tỉ lệ nghịch. Làm bài tập 14 ( SGK-Trang 58). - Nêu tính chất của 2 đại lượng tỉ lệ nghịch. Làm bài tập 15 (SGK-Trang 58). 3. Bài mới. - HS đọc đề bài, tóm tắt bài toán. - GV hướng dẫn cách gọi tên các đại lượng về vận tốc và thời gian. ? Mối quan hệ giữa hai vận tốc. ? Vận tốc và thời gian là 2 đại lượng có mối quan hệ với nhau như thế nào. ? Từ đó ta lập được tỉ lệ thức nào. ? Tính thời gian t2. - Cả lớp làm bài vào vở, 1 học sinh lên bảng làm - GV nhấn mạnh v và t là 2 đại lượng tỉ lệ nghịch. - HS đọc đề bài, tóm tắt bài toán. ? Gọi số máy của 4 đội lần lượt là x1, x2, x3, x4 thì ta có điều gì. ? Số máy cày và số ngày hoàn thành công việc có mối quan hệ với nhau như thế nào. ? Từ đó ta lập được tỉ lệ thức nào. - GV có thể hướng dẫn cách biến đổi để đưa về dãy tỉ số bằng nhau. ? áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau để tính x1, x2, x3, x4. - Cả lớp làm bài vào vở, 1 học sinh lên bảng làm - GV chốt lại cách làm: + Xác định được các đại lượng là tỉ lệ nghịch. + áp dụng tính chất của 2 đại lượng tỉ lệ nghịch, tính chất của dãy tỉ số bằng nhau. - Yêu cầu học sinh làm ?1 - Cả lớp làm việc theo nhóm. - GV hướng dẫn HS sử dụng công thức định nghĩa của hai đại lượng tỉ lệ nghịch, tỉ lệ thuận để làm bài. - Yêu cầu đại diện nhóm trình bày lời giải. 1. Bài toán 1. Gọi vận tốc cũ và mới của ô tô lần lượt là v1 (km/h) và v2 (km/h), thời gian tương ứng với là t1 (h) và t2 (h) Ta có: t1 = 6 Vì vận tốc và thời gian là 2 đại lượng tỉ lệ nghịch nên ta có: Vậy nếu đi với vận tốc mới thì ô tô đi từ A đến B hết 5 giờ. 2. Bài toán 2. Gọi số máy của bốn đội lần lượt là x1, x2, x3, x4. Ta có: Vì số máy tỉ lệ nghịch với số ngày hoàn thành công việc nên: Hay Theo tính chất của dãy tỉ số bằng nhau: Vậy số máy của 4 đội lần lượt là 15, 10, 6 và 5 máy. ?1 a) x và y tỉ lệ nghịch . y và z tỉ lệ nghịch x tỉ lệ thuận với z b) x và y tỉ lệ nghịch xy = a y và z tỉ lệ thuận y = bz x tỉ lệ nghịch với z. 4. Củng cố. - Yêu cầu học sinh làm bài tập 16 (SGK-Trang 60) (hs đứng tại chỗ trả lời). a) x và y có tỉ lệ nghịch với nhau vì 1.120 = 2.60 = 4.30 = 5.24 = 8.14 (= 120). b) x và y không tỉ lệ thuận với nhau vì: 2.30 5.12,5. - GV treo bảng phụ bài tập 17 (SGK-Trang 61), học sinh làm vào phiếu học tập. 5. Hướng dẫn về nhà. - Học kĩ bài, làm lại các bài toán trên - Làm bài tập 18, 19, 20, 21 (SGK-Trang 61). - Làm bài tập 25, 26, 27 (SBT-Trang 46). Tiết 28: Luyện tập (Ngày soạn: 25/11/2006; Ngày dạy: /12/2006) I - Mục tiêu - Thông qua tiết luyện tập, củng cố các kiến thức về tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch. - Có kĩ năng sử dụng thành thạo các tính chất của dáy tỉ số bằng nhau để vận dụng giải toán nhanh và đúng. - HS mở rộng vốn sống thông qua các bài toán tính chất thực tế. - Kiểm tra 15' II - Chuẩn bị - Bảng phụ. III - các hoạt động dạy, học Tổ chức. 7A : 7C : 7D : 2. Kiểm tra. Câu 1: Hai đại lượng x và y là tỉ lệ thuận hay tỉ lệ nghịch a) x -1 1 3 5 y -5 5 15 25 b) x -5 -2 2 5 y -2 -5 5 2 c) x -4 -2 10 20 y 6 3 -15 -30 Câu 2: Hai người xây 1 bức tường hết 8 h. Hỏi 5 người xây bức tường đó hết bao nhiêu lâu?(Coi hai người đó làm cùng năng suất). Đâp án Biểu điểm. Câu 1: (6 điểm) a, (1đ) Hai đại lượng x và y là tỉ lệ thuận theo hệ số tỉ lệ k = 5. (1đ) b, (1đ) Hai đại lượng x và y là tỉ lệ nghịch theo hệ số tỉ lệ k = 10 (1đ) c, (1đ) Hai đại lượng x và y là tỉ lệ thuận theo hệ số tỉ lệ k = . (1đ) Câu 2: (4 điểm). - Khẳng định số người và thời gian xây là hai đại lượng tỉ lệ nghịch: (2đ) - Tính ra đáp số t = 3.2 h (2đ) 3.Bài mới. - Yêu cầu học sinh làm bài tập 19. - HS đọc kĩ đầu bài, tóm tắt. ? Cùng với số tiền để mua 51 mét loại I có thể mua được bao nhiêu mét vải loại II, biết số tiền 1m vải loại II bằng 85% số tiền vải loại I. - Cho học sinh xác định tỉ lệ thức - Yêu cầu 1 học sinh khá lên trình bày. - HS đọc kĩ đầu bài ? Hãy xác định hai đại lượng tỉ lệ nghịch ? Gọi x là số vòng quay của bánh xe nhỏ trong 1 phút thì ta có tỉ lệ thức nào. - Yêu cầu 1 học sinh khá lên trình bày. Bài tập 19 (SGK-Trang 61). Gọi x (m) là số vải loại II mua được. Vì số mét vải và giá tiền 1 mét là hai đại lượng tỉ lệ nghịch : Vậy có thể mua 60m vải loại II. Bài tập 23 (SGK-Trang 62). Số vòng quay trong 1 phút tỉ lệ nghịch với chu vi và do đó tỉ lệ nghịch với bán kính. Nếu x gọi là số vòng quay 1 phút của bánh xe thì theo tính chất của đại lượng tỉ lệ nghịch ta có: Vậy mỗi phút bánh xe nhỏ quay được 150 vòng. 4. Củng cố. Cách giải bài toán tỉ lệ nghịch: - Xác định chính xác các đại lượng tỉ lệ nghịch. - Biết lập đúng tỉ lệ thức. - Vận dụng thành thạo tính chất tỉ lệ thức. 5. Hướng dẫn về nhà. - Xem lại các bài đã chữa. - Làm bài tập 22 (SGK-Trang 62); bài tập 28; 29 (SBT-Trang 46, 47) - Nghiên cứu trước bài “Hàm số”. Ngày 04 tháng 12 năm 2006. Kí duyệt

File đính kèm:

  • docTuan 14.doc