I- Mục tiêu:
1- Về kiến thức:
- HS biết cách giải 1 bài toán về đại lượng TLN.
- HS biết tìm ra 2 đại lượng TLN trong bài toán và các giá trị tương ứng của 2 đại lượng TLN.
2- Về kỹ năng:
- Có kĩ năng sử dụng thành thạo các tính chất của dãy tỉ số bằng nhau để vận dụng giải bài tập.
3- Về tư duy thái độ:
3 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 820 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Đại số lớp 7 - Tiết 27: Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ nghịch (Tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:...../....../2009
Ngày giảng:...../....../2009
GV dạy: Ngô Minh Tuyến – Trường THCS Phù Ninh
Tiết 27: MộT Số BàI TOáN Về đại lượng Tỉ Lệ NGHịCH
I- Mục tiêu:
1- Về kiến thức:
- HS biết cách giải 1 bài toán về đại lượng TLN.
- HS biết tìm ra 2 đại lượng TLN trong bài toán và các giá trị tương ứng của 2 đại lượng TLN.
2- Về kỹ năng:
- Có kĩ năng sử dụng thành thạo các tính chất của dãy tỉ số bằng nhau để vận dụng giải bài tập.
3- Về tư duy thái độ:
- Cẩn thận chính xác trong tính toán
- Phát triển tư duy lôgíc cho HS
II- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
Giáo viên: - Bảng phụ ghi sẵn đề bài toán 1, 2 và các bài tập
Học sinh: Phiếu học tập, bảng nhóm, bút dạ
III. Phương pháp dạy học
- Phương pháp gợi mở vấn đáp, đan xen HĐ nhóm
IV- Tiến trình dạy học:
1. Tổ chức: 7A: ../ ...............
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- Nêu định nghĩa hai đại lượng tỉ lệ nghịch, viết công thức liên hệ.
-Nêu tính chất 2 đại lượng tỉ lệ nghịch
-Chữa bài 19 SBT.
a, a = xy = 7.10 = 70
b, y =
c, x = 5
Hoạt động 2: Bài toán 1
GV: Bài cho biết gì? Yêu cầu tìm gì?
Nếu gọi vận tốc cũ, mới là v1, v2 tương ứng với thời gian t1, t2
GV: Hãy tóm tắt đề ?
GV: Đại lượng vận tốc và thời gian trong bài là 2 đại lượng quan hệ như thế nào?
GV: Hãy lập tỉ lệ thức bằng cách áp dụng tính chất hai đại lượng TLN ?
GV: Hướng dẫn trình bày bài giải
Bài giải
Ôtô đi từ A tới B với vận tốc v1 thời gian t1.
với vận tốc v2 thời gian t2.
Vì vận tốc và thời gian đi quãng đường AB là hai đại lượng TLN nên:
Mà t1 = 6 và v2 =1,2 v1
Vậy với vận tốc mới thì ôtô đi từ A tới B hết 5 giờ.
Hoạt động 3: Bài toán 2 GV: Bài cho biết gì? Yêu cầu tìm gì ?
GV: Số máy và số ngày để hoàn thành cùng 1 công việc là 2 đại lượng quan hệ như thế nào ?
GV: Nếu gọi số máy của 4 đội là x,y, z, t.
áp dụng tính chất 1 của đại lượng TLN ta có TLT nào?
GV: Hãy biến đổi các tích bằng nhau thành dãy tỉ số bằng nhau để tìm x, y, z, t.
GV: Nếu y TLN với x thì y TLT với vì
y =
Hoạt động 4: Củng cố
GV: Cho HS thảo luận để trả lời ?SGK
- Y/c làm câu hỏi SGK.
GV: Treo bảng phụ để HS làm bài 16,17 SGK
1 HS lên bảng kiểm tra
HS đọc đề toán và phân tích đề
HS: Tóm tắt
t1 = 6
v2=1,2 v1
t2 = ?
HS: Thiết lập TLT
HS: Theo dõi và ghi vở theo GV
HS đọc đề tóm tắt đề bài.
HS: Trả lời các câu hỏi do GV đặt ra và trình bày bài giải
Một HS lên bảng trình bày
Gọi số máy của 4 đội theo thứ tự x, y, z, t
Theo bài ra ta có: x + y + z + t = 36
Vì số ngày hoàn thành công việc và số máy là 2 đại lượng TLN nên ta có:
4x = 6y = 10z = 12t.
áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau ta có :
Trả lời: Số máy của 4 đội lần lượt là: 15, 10, 6, 5
- Ta có :
x và y TLN
y và z TLN
Vậy x TLT với z theo hệ số
HS: Hoạt động nhóm
a) x và y tỉ lệ nghịch :
y và z tỉ lệ nghịch
ị
Vậy x tỉ lệ thuận với z theo hệ số tỉ lệ a/b
b) Tương tự câu a
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà
- Xem lại các bước giải bài toán TLN, biết chuyển bài toán TLN sang bài toán chia TLT
- Ôn tập đại lượng TLT, TLN.
- Bài 19- 21 SGK, 25-27 SBT
File đính kèm:
- Tiet 27.doc