Mục tiêu:
1- Về kiến thức:
- HS được củng cố kiến thức về đa thức một biến; cộng trừ đ thức một biến.
2- Về kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng sắp xếp đa thức theo luỹ thừa giảm hoặc tăng của biến và tính tổng, hiệu các đa thức .
2 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 659 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Đại số lớp 7 - Nguyên Hoàng Nhi - Tuần 30 - Tiết 61: Luyện tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30
Tiết 61: Luyện tập
I- Mục tiêu:
1- Về kiến thức:
HS được củng cố kiến thức về đa thức một biến; cộng trừ đ thức một biến.
2- Về kỹ năng:
Rèn luyện kĩ năng sắp xếp đa thức theo luỹ thừa giảm hoặc tăng của biến và tính tổng, hiệu các đa thức .
3- Về tư duy thái độ:
- Phát triển tư duy, trí lực cho HS
II- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
Giáo viên: Bảng phụ ghi sẵn các bài tập, phấn màu
Học sinh: Ôn tập quy tắc bỏ dấu ngoặc, thu gọn các đơn thức đồng dạng;
Cộng trừ đơn thức; bảng phụ nhóm
Phiếu học tập, bảng nhóm, bút dạ
III. Phương pháp dạy học:
- Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề, gợi mở vấn đáp, đan xen HĐ nhóm
IV- Tiến trình dạy học:
1. Tổ chức:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
Cho P(x) = 8x4 - 5x3 + x2 -
Q(x) = x4 - 2x3 + x2- 5x -
HS1: P(x) + Q(x)
HS2: P(x) - Q(x)
Hoạt động 2: Tổ chức luyện tập
Bài 50SGK/46
Cho đa thức
N(y) = 15y3 + 5y2 - y5 - 5y2 - 4y3 - 2y
M(y) = y2 + y3 - 3y + 1 -y2 + y5 - y3 +7y5
Thu gọn các đa thức trên
Tính M + N và N - M
GV: yêu cầu 2HS lên bảng thu gọn hai đa thức N và M .
GV nhắc HS vừa sắp xếp, vừa thu gọn
GV nhận xét bài HS(Trên bảng và trong lớp)
GV: Yêu cầu tiếp tục 2HS khác lên tiến hành làm tính N + M và N - M
(GV gợi ý cho HS tính theo cách 1)
Bài 51SGK/46
Cho đa thức:
P(x)= 3x2 - 5 + x4 - 3x3 - x6 - 2x2 - x3
Q(x) = x3 + 2x5 - x4 + x2 - 2x3 + x - 1
Sắp xếp các hạng tử của mỗi đa thức theo luỹy thừa tăng của biến
Tính P(x) + Q(x) và P(x) - Q(x)
GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm tính theo cách 2
GV: Cho các nhóm kiểm tra
Hoạt động 3: Củng cố
GV: Nhắc nhở HS trước khi công hoặc trừ các đa thức cần thu gọn đa thức
2 HS lên bảng trình bày
HS: Kiểm tra và nhận xét
2HS lên bảng thu gọn đa thức
N(y) = 15y3 + 5y2 - y5 - 5y2 -4y3 - 2y
= - y5 + (15y3- 4y3) +(5y2- 5y2) - 2y
= -y5 + 11y3 - 2y
M(y) = y2 + y3 - 3y + 1 -y2 + y5 - y3 +7y5
= (y5 + 7y5) + (y3- y3) + (y2-y2) - 3y + 1
= 8y5 - 3y + 1
HS lên bảng trình bày
M + N = (-y5 +11y3- 2y) + (8y5 - 3y + 1)
= -y5 +11y3- 2y + 8y5 - 3y + 1
= (-y5 + 8y5) + 11y3+ (-2y - 3y ) + 1
= 7y5 + 11y3 - 5y + 1
M - N = (-y5 +11y3- 2y) - (8y5 - 3y + 1)
= -y5 +11y3- 2y - 8y5 + 3y - 1
= (-y5 - 8y5) + 11y3+ (-2y + 3y ) -1
= -9y5 + 11y3 + y - 1
2HS lên bảng thu gọn và sắp xếp hai đa thức
P(x)= 3x2 - 5 + x4 - 3x3 - x6- 2x2 - x3
= -5 + x2 -4x3 + x4 - x6
Q(x) = x3 + 2x5 - x4 + x2 - 2x3 + x -1
= -1 + x+ x2 - x3 - x4 + 2x5
Các nhóm hoạt động làm câu b
Nhóm 1, 3: Thực hiện P(x) + Q(x)
Nhóm 2, 4 : Thực hiện P(x) - Q(x)
Đại diện các nhóm lên bảng trình bày
+
P(x) = -5 + x2 - 4x3 + x4 - x6
Q(x) = -1 + x+ x2 - x3 - x4 + 2x5
P(x) + Q(x) = -6 +x+2x2 -5x3 +2x5 -x6
-
P(x) = -5 + x2 - 4x3 + x4 - x6
Q(x) = -1+ x+ x2 - x3 - x4 + 2x5
P(x) - Q(x) = -4 - x -3x3 +2x4 - 2x5 -x6
Hoạt động 4 : Hướng dẫn về nhà
Làm BT 39,40,41SBt/15
Xem trước bài “ Nghiệm của đa thức một biến”
Ôn lại “ Quy tắc chuyển vế”
File đính kèm:
- Tiet 61.doc