Bài giảng môn Đại số lớp 11 - Biến cố và xác suất của biến cố (tiết 1)

 Lí thuyết xác suất là bộ môn khoa học nghiên cứu các hiện tượng ngẫu nhiên. Sự ra đời của lí thuyết xác suất bắt đầu từ những thư từ trao đổi giữa hai nhà toán học vĩ đại người Pháp là Pascal và Fermat xung quanh cách giải đáp một số vấn đề rắc rối nảy sinh trong các trò chơi cờ bạc mà một nhà quý tộc đặt ra cho Pascal.

 Ngày nay lí thuyết xác suất đã trở thành một ngành khoa học quan trọng, được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực của khoa học tự nhiên, KHXH, công nghệ, kinh tế, y học, sinh học,

 

ppt15 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 477 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Đại số lớp 11 - Biến cố và xác suất của biến cố (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BIẾN CỐ VÀ XÁC SUẤT CỦA BIẾN CỐ(Tiết 1)B.Pascal(1623-1662)GIỚI THIỆU VỀ XÁC SUẤT Lí thuyết xác suất là bộ môn khoa học nghiên cứu các hiện tượng ngẫu nhiên. Sự ra đời của lí thuyết xác suất bắt đầu từ những thư từ trao đổi giữa hai nhà toán học vĩ đại người Pháp là Pascal và Fermat xung quanh cách giải đáp một số vấn đề rắc rối nảy sinh trong các trò chơi cờ bạc mà một nhà quý tộc đặt ra cho Pascal. P. Fermat(1601-1665) Ngày nay lí thuyết xác suất đã trở thành một ngành khoa học quan trọng, được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực của khoa học tự nhiên, KHXH, công nghệ, kinh tế, y học, sinh học,Ví dụ mở đầuTa thực hiện công việc sau: Gieo một con súc sắc cân đối. Kết quả của việc gieo súc sắc là số chấm trên mặt xuất hiện của nó.Câu hỏi 1: Em hãy dự đoán kết quả trước khi gieo. Câu hỏi 2: Hãy liệt kê tất cả các kết quả có thể xảy ra Gieo một con súc sắc cân đối. Kết quả của việc gieo súc sắc là số chấm trên mặt xuất hiện của nó.Câu hỏi 1: Em hãy dự đoán kết quả trước khi gieo. Câu hỏi 2: Hãy liệt kê tất cả các kết quả có thể xảy raTrả lời: Không thể dự đoán chính xác kết quả của con súc sắc.Trả lời:Tất cả các kết quả có thể xảy ra là:1; 2; 3; 4; 5; 6Phép thử ngẫu nhiên=Không gian mẫuI. Biến cốa. Phép thử ngẫu nhiên và không gian mẫu Phép thử ngẫu nhiên (gọi tắt là phép thử) là một thí nghiệm hay một hành động mà: Kết quả của nó không đoán trước được; - Có thể xác định được tập hợp tất cả các kết quả có thể xảy ra của phép thử đó.Phép thử thường được kí hiệu là T. Tập hợp tất cả các kết quả có thể xảy ra của phép thử được gọi là không gian mẫu của phép thử, kí hiệu là . I. Biến cốa. Phép thử ngẫu nhiên và không gian mẫuVí dụ 1: Xét phép thử T: “Gieo hai đồng xu phân biệt”. Dùng kí hiệu S để chỉ đồng xu lật mặt sấp và N để chỉ đồng xu lật mặt ngửa. Hãy mô tả không gian mẫu của phép thử.Giải: =SN, SS, NN, NSI. Biến cốa. Phép thử ngẫu nhiên và không gian mẫu Xét phép thử T: “Gieo ba đồng xu phân biệt”. Dùng kí hiệu S để chỉ đồng xu lật mặt sấp và N để chỉ đồng xu lật mặt ngửa. Hãy mô tả không gian mẫu của phép thử.Giải: =SSS, SSN, SNS, SNN, NNN, NNS, NSN, NSS Ví dụ 2:I. Biến cố:b. Biến cố:Tìm hiểu ví dụ:Gọi T là phép thử: “Gieo một con súc sắc cân đối”.Không gian mẫu của T là: 1; 2; 3; 4; 5; 6=Xét sự kiện A: “Số chấm trên mặt xuất hiện là một số lẻ”Câu hỏi: Sự kiện A xảy ra khi nào?Trả lời: Sự kiện A xảy ra khi kết quả của phép thử T là:1; 3; 5Biến cố liên quan đến TKết quả thuận lợi =Nhận xét: I. Biến cố:b. Biến cố: Biến cố A liên quan đến phép thử T là biến cố mà việc xảy ra hay không xảy ra của A tùy thuộc vào kết quả của T. Mỗi kết quả của phép thử T làm cho A xảy ra được gọi là một kết quả thuận lợi cho A. Tập hợp các kết quả thuận lợi cho A kí hiệu là I. Biến cố:b. Biến cố:Ví dụ:Xét phép thử T: “Gieo một con súc sắc cân đối”. Gọi biến cố A: “Số chấm trên mặt xuất hiện là một số nguyên tốBiến cố B: “Số chấm trên mặt xuất hiện lớn hơn 0” Biến cố C: “Số chấm trên mặt xuất hiện lớn hơn 6” Hãy mô tả các biến cố A, B, C.Giải: 2; 3; 5 =1; 2; 3; 4; 5; 6 ==biến cố chắc chắn Biến cố không thểI. Biến cố:b. Biến cố: Biến cố chắc chắn là biến cố luôn xảy ra khi thực hiện phép thử T. Biến cố chắc chắn được mô tả bởi tập và kí hiệu là . Biến cố không thể là biến cố không bao giờ xảy ra khi thực hiện phép thử T. Biến cố không thể được mô tả bởi tập và được kí hiệu là .Chú ý:Bài tập củng cố: Một tổ học sinh có 15 em được đánh số từ 1 đến 15. Chọn ngẫu nhiên một học sinh trong tổ.a. Mô tả không gian mẫu của T.b. Mô tả biến cố A: “Học sinh được chọn có số thứ tự nhỏ hơn 10”c. Mô tả biến cố B: “ Học sinh đánh số 10 không được chọn 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9 =Giải:a. Không gian mẫu:=1; 2; 3;;15 b. c.=1; 2; 3; 4; 5; 6;7; 8; 9; 11; 12; 13; 14; 15Củng cố kiến thức:Phép thử TBiến cố ALiên quan đến TKhông gian mẫu Tập hợp kết quả thuận lợi Đặc biệt=(biến cố chắc chắn)(biến cố không thể)Bài tập về nhàBài 1: Gieo hai con súc sắc cân đối. Gọi A là biến cố: “Tổng số chấm trên mặt xuất hiện của hai con súc sắc nhỏ hơn hoặc bằng 7”; B là biến cố: “ Có ít nhất một con súc sắc xuất hiện mặt 6 chấm”; C là biến cố: “Có đúng một con súc sắc xuất hiện mặt 6 chấm”. a. Mô tả không gian mẫu. b. Liệt kê các kết quả thuận lợi cho A, B, C.Bài 2: Chọn ngẫu nhiên một số nguyên dương không lớn hơn 50. a. Mô tả không gian mẫu.. b. Mô tả biến cố A: “ Số được chọn là số nguyên tố”. c. Mô tả biến cố B: “Số được chọn là số chính phương.Tạm biệt các emChúc các em học tốt

File đính kèm:

  • pptBien co va xac suat cua bien co.ppt