Rabindranath Tagore (1861-1941) là nhà thơ hiện đại sớm
nhất của Ấn Độ, sinh ở Can-cut-ta, bang Ben-gan, trong
một gia đình quý tộc. Ông là một người gặp nhiều điều
không may trong cuộc sống gia đình. Trong 6 năm (1902
-1907) ông đã mất 5 người thân. Phải chăng điều đó cũng
là một nguyên nhân khiến cho tình cảm gia đình đã trở
thành một trong những đề tài quan trọng của thơ Ta-go.
11 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1461 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Mây và Sóng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mây và Sóng I, Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm 1. Tác giả Rabindranath Tagore (1861-1941) là nhà thơ hiện đại sớm nhất của ấn Độ, sinh ở Can-cut-ta, bang Ben-gan, trong một gia đình quý tộc. Ông là một người gặp nhiều điều không may trong cuộc sống gia đình. Trong 6 năm (1902 -1907) ông đã mất 5 người thân. Phải chăng điều đó cũng là một nguyên nhân khiến cho tình cảm gia đình đã trở thành một trong những đề tài quan trọng của thơ Ta-go. R. Ta-go Ta-go làm thơ từ rất sớm và cũng tham gia các hoạt động chính trị xã hội. Ông được nhân dân khắp thế giới yêu mến. Ta- go đã để lại một gia tài văn hóa nghệ thuật đồ sộ: 52 tập thơ, 42 vở kịch, 12 bộ tiểu thuyết, khoảng một trăm truyện ngắn, hơn 1500 bức họa và số lượng ca khúc lớn… năm 1913, với tập “Thơ Dâng”, ông là nhà văn đầu tiên của châu á nhận giải thưởng Nô-ben về văn học.Thơ Ta-go thể hiện tinh thần dân tộc và dân chủ sâu sắc, tinh thần nhân văn cao cả và tính chất trữ tình triết lí nồng đượm. 2. Tác phẩm Mây và sóng vốn được viết bằng tiếng Ben-gan, in trong tập Trẻ thơ, xuất bản năm 1909 và được chính Ta-go dịch ra tiếng Anh, tin trong tập Trăng non, xuất bản năm 1915. Ta-go là nhà thơ rất có ý thức tự chuyển các bài thơ của mình sang tiếng Anh để phổ biến chúng ra khắp mọi nơi. Đây là một bài thơ văn xuôi, thơ dịch nên không theo luật thơ nào, đôi chỗ dịch không sát với ý của nguyên bản do đó không nên bám sát vào câu chữ để cảm thụ. II, Đọc-hiểu văn bản Về bố cục, bài thơ gồm hai phần khá rõ ràng. Hai phần này tưởng như tách rời nhau nhưng lại là một sự gắn bó vô cùng lô-gic thể hiện tình cảm của người con dành cho mẹ không gì có thể thay đổi được. Trừ cụm từ “Mẹ ơi” ở đầu bài thơ, trình tự tường thuật của hai phần đều khá giống nhau: Thuật lại lời rủ rê Thuật lại lời từ chối và lí do từ chối. Nêu lên trò chơi do em bé sáng tạo. Trình tự tường thuật giống nhau nhưng ý và lời lại không hề trùng lặp, cuộc sống “trên mây” và “trong sóng” đều có những hấp dẫn riêng. Theo em, vị trí của dòng thơ: “Con hỏi:..” có ý nghĩa gì trong mỗi phần thơ? Trẻ em nào mà chẳng ham chơi. Nhà thơ Ta-go đã nắm bắt được tâm lí của các em mỗi khi bị cám dỗ bởi trò chơi mới. Thực ra em bé trong bài thơ cũng phân vân và tò mò trước những hấp dẫn của cuộc sống “trên mây” và “trong sóng”. Em bé chưa thể từ chối ngay lời rủ rê, vì thế em hỏi… Điều đó có nghĩa là em đã phần nào bị lôi cuốn. Thế nhưng, sau một hồi suy nghĩ, em đã không đồng ý đánh đổi thú vui chơi với việc rời xa mẹ. Điều này càng tô đậm thêm tình thương yêu mẹ của em. Tình cảm ấy đã thắng mọi lời mời gọi của những người sống “trên mây” và “trong sóng”. Tinh thần nhân văn sâu sắc của bài thơ thể hiện ở chính sự khắc phục ham muốn ấy. Trò chơi sáng tạo của em bé là cách khắc phục hay nhất để hòa hợp tình yêu thiên nhiên và tình mẫu tử - bằng cách biến chính mình thành “mây” rồi thành “sóng”, còn mẹ thành “trăng” và “bờ bến kì lạ”. Trò chơi của em quả là “hay”, “thú vị” hơn nhiều vì em không chỉ được là mây mà còn có mẹ là “” trăng, không phải chỉ để cùng chơi đùa như với những người sống “trên mây” mà để cùng sống dưới một “mái nhà” cho em được ôm ấp, được tiếp nhận ánh sáng dịu dàng; em cũng sẽ là sóng và mẹ sẽ là bờ biển bao dung, luôn sẵn sàng rộng mở tiếp đón em “lăn, lăn lăn mãi …vào lòng”. Bài thơ có cấu trúc sóng đôi, rất dễ nhận diện thành hai phần tách biệt song cần chú ý phần sau là lớp sóng lòng dâng lên lần thứ hai của em bé chứ không phải là phần hai trong bố cục của một tác phẩm như thông thường. Thêm một lần tình huống có thử thách lại xuất hiện, lần thứ hai này tiếp ngay sau những hấp dẫn của lần đầu như lớp sóng sau dồn lên lớp sóng trước, bồi đắp và khẳng định tình yêu thương mẹ của em bé là trọn vẹn. Hình ảnh thơ đẹp, rất tự nhiên, hợp với trí tưởng tượng phong phú và bay bổng của trẻ thơ. 2. Nghệ thuật Luyện tập Thơ R. Ta-go có tính chất trữ tình triết lí nồng đượm. Bài thơ “Mây và sóng” ngoài ý nghĩa tình mẹ con còn gợi cho em những suy ngẫm thêm điều gì nữa? Gợi ý Con người trong cuộc sống vẫn thương gặp những cám dỗ và quyến rũ. Muốn khước từ chúng, cần có những điểm tựa vững Chắc mag tình mẫu tử là một trong những điểm tựa ấy. Bài thơ đã chắp cánh cho trí tưởng tượng của tuổi thơ song cũng Nhắc nhở mọi người rằng, hạnh phúc không phải là điều xa xôi, bí ẩn, do ai ban cho mà ở ngay trên trần thế, và do con người tạo ra. Khi có tình yêu chắp cánh, con người sẽ có khả năng sáng tạo hơn Chúc các bạn một ngày vui vẻ.
File đính kèm:
- Ngu van bai May va Song.ppt