- Trẻ nhớ tên bài thơ, đọc đúng lời, đúng nhịp điệu bài thơ.
- Trẻ cảm nhận được âm điệu, nhịp điệu bài thơ.
- Thông qua bài thơ trẻ biết khi đi trên đường phố gặp đèn báo hiệu giao thông phải thực hiện đúng quy định của đèn, đèn xanh được đi qua, đèn vàng đi chậm, đèn đỏ phải dừng lại.
29 trang |
Chia sẻ: thaiphong | Lượt xem: 7785 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Mầm non Lớp 3 tuổi - Chủ đề: Phương tiện giao thông - Đề tài: Thơ "Đi chơi phố" - Nguyễn Thị Bích Hương, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề : Phương tiện giao thôngĐề tài: Thơ: Đi chơi phốĐối tượng: trẻ 3-4 tuổiNgười dạy : Nguyễn Thị Bích HươngTrường Mầm non Lam CốtBÀI THI GIÁO ÁN ĐIỆN TỬI/ Mục đích, yêu cầu:1/ Kiến thức: - Trẻ nhớ tên bài thơ, đọc đúng lời, đúng nhịp điệu bài thơ. - Trẻ cảm nhận được âm điệu, nhịp điệu bài thơ. - Thông qua bài thơ trẻ biết khi đi trên đường phố gặp đèn báo hiệu giao thông phải thực hiện đúng quy định của đèn, đèn xanh được đi qua, đèn vàng đi chậm, đèn đỏ phải dừng lại.2/ Kỹ năng:- Rèn kỹ năng đọc rõ lời,đúng nhịp.- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, diễn đạt ý hiểu của mình, trả lời câu hỏi dưới sự gợi ý của cô.- 90% trẻ đọc thơ rõ lời, đúng nhịp.3/ Thái độ:- Hứng thú tham gia vào hoạt động.- Giáo dục trẻ biết thực hiện một số luật giao thông đường bộ khi đi trên đường.- Mạnh dạn trả lời câu hỏi của cô.II/ Chuẩn bị- Đĩa nhạc bài hát “ lái ô tô”,em đi qua ngã tư đường phố’’.- Các tín hiệu đèn giao thông: xanh- đỏ- Máy vi tính, máy chiếu- Hình ảnh minh họa nội dung bài thơ1/ Đồ dùng của cô:2/ Đồ dùng của trẻ:- 23 ghế cho 23 trẻ ngồiIII/ Tiến hành: 1. Gây hứng thú: (1-2 phút) - Cô cho trẻ chơi trò chơi: “ đèn đỏ đèn xanh’’. - Cô nêu luật chơi, cách chơi và cho trẻ chơi. - Cô nhận xét và khen trẻ.2. Hướng dẫn thực hiện( 17 phút) Giới thiệu bài thơ - Cô cũng có một bài thơ nói về hai bạn nhỏ Gà và Vịt đi chơi phố gặp đèn đỏ, đèn xanh. Để biết được hai bạn ấy chấp hành luật giao thông như thế nào, hôm nay cô sẽ đọc cho các con nghe bài thơ “Đi chơi phố” của nhà thơ Trần Nhật Thu - Đọc lần 1: Diễn cảm. - Đọc lần 2: Cho trẻ xem tranh minh họa.Xe BuýtXe BuýtXe BuýtXe BuýtXe BuýtĐàm thoại, trích dẫn giảng nội dung.- Cô vừa đọc bài thơ gì? Của tác giả nào?- Bài thơ nói về điều gì?Ai đi chơi phố?Xe BuýtCô đọc trích dẫn hai câu thơ đầu“ Vịt cùng gà Đi chơi phố”- Vịt và gà đã gặp gì?- Vịt và gà đã làm gì khi gặp đèn đỏ ?Xe BuýtTrích dẫn “ Gặp đèn đỏ Dừng lại thôi Không qua vội”Ngoài đèn đỏ ra còn có đèn gì nữa?Xe BuýtXe BuýtTrích dẫn: “ Đèn vàng rồi Tiếp đèn xanh”- Khi đèn xanh bật lên “ gà và vịt” đã làm gì?Xe BuýtTrích dẫn: “ Nào nhanh nhanh Qua đường nhé”- Được đi chơi phố “ gà và vịt” cảm thấy thế nào?- Vì sao?Được đi chơi phố bạn Gà ,Vịt rất vui vì được biết thêm bao điều hay và bổ ích điều đó được thể hiện qua câu thơ cuối của bài thơ.(Trích ý thơ)“Ồ vui quáSáng hôm nayBao điều hayNghe đến thích”Xe BuýtGiảng nội dung: Bài thơ Đi chơi phố của Trần Nhật Thu nói về bạn Gà và Vịt cùng đi chơi phố đã biết chấp hành luật giao thông, khi nhìn thấy đèn đỏ dừng lại, đèn xanh thì đi tiếp. Trong buổi sáng các bạn biết thêm bao điều hay về luật giao thông đường bộ đấy.Các con thấy bạn Gà,Vịt có ngoan không?Giáo dục: Trẻ khi đi ra đường phải đi cùng người lớn đi bộ phải trên lề đường, và khi gặp đèn đỏ thì phải dừng lại, khi nào đèn xanh thì mới được đi, các con nhớ chưa?Dạy trẻ đọc thơ:- Bài thơ được đọc vối tốc độ vừa phải, không được quá nhanh hay quá chậm.- Cho trẻ đọc thơ dưới nhiều hình thức.- Cho tập thể lớp đọc 1-2 lần (cô cùng đọc với trẻ).- Cho tổ đọc mỗi tổ đọc 1 lần.- Nhóm 2-3 nhóm.- Cá nhân đọc 2-3 trẻ.Trò chơiTrò chơi 1: Thi giọng thơ to, giọng nhỏ.- Cách chơi: khi cô mở tay ra thì các con đọc thơ giọng to, khi cô chụm tay lại thì các con đọc thơ giọng nhỏ nhé.Trò chơi 2: Thi giọng thơ nối tiếp.- Cách chơi: khi cô đưa tay về phía tổ nào thì tổ đó đọc. Khi cô dang tay ra thì cả lớp cùng đọc nhé.3. Kết thúc (1 phút)Hát: “ Em đi qua ngã tư đường phố” ra chơi.CHÚC CÁC BÉ CHĂM NGOAN HỌC GIỎI
File đính kèm:
- ga vit di choi pho.ppt