Bài giảng lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 4 - Bài 4 - Tiết 16 ,17: Chuyện người con gái Nam Xương

/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1/ Kiến thức: Giúp hs cảm nhận được vẻ đẹp truyền thống của tâm hồn người phụ nữ VN qua nhân vật Vũ Nương.

 Thấy rõ oan trái của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến.

 Tìm hiểu thành công về nghệ thuậtt của tác giả: nghệ thuật dựng truyện, dựng nhân vật, sự sáng tạo trong sự kết hợp những yếu tố kì ảo với những tình tiết có thực tạo nên vẻ đẹp riêng của loại truyền kì.

 

doc8 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 780 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 4 - Bài 4 - Tiết 16 ,17: Chuyện người con gái Nam Xương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 18/09/05 Ngày soạn:24/09/05 Tuần4 Bài 4 Tiết16 .17: CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG ( Trích truyền kì mạn lục – Nguyễn dữ) A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1/ Kiến thức: Giúp hs cảm nhận được vẻ đẹp truyền thống của tâm hồn người phụ nữ VN qua nhân vật Vũ Nương. Thấy rõ oan trái của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến. Tìm hiểu thành công về nghệ thuậtt của tác giả: nghệ thuật dựng truyện, dựng nhân vật, sự sáng tạo trong sự kết hợp những yếu tố kì ảo với những tình tiết có thực tạo nên vẻ đẹp riêng của loại truyền kì. 2/ Kĩ năng: Tóm tắt tác phẩm tự sự và phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự. 3/ Giáo dục tư tưởng: Cảm thông chia sẻ với những người phụ nữ xưa, đồng thời phát huy truyền thống tốt ddepj của người PN: đảm đang, tháo vát, yêu chồng thương con, hiếu thảo, thủy chung. B/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH. 1/ Giáo viên : Soạn bài, sưu tầm tác phẩm Truyền kì mạn lục và chuẩn bị bảng phụ ghi phần tóm tắt VB, các lời thoại của Vũ Nương khi bị chồng nghi oan. 2/ Học sinh: Soạn bài chu đáo ở nhà. C/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG 1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp. 2/ Kiểm tra:Nêu ý nghĩa và bố cục của VB Tuyên bố thế giới? 3/ Bài mới: Bài học trước chúng ta đã hiểu được phần nào sự ưu đãi của cộng đồng thế giới với trẻ em và người phụ nữ. Những các em có biết trong xã hội phong kiến ngày xưa người phụ nữ phải chịu những đắng cay như thế nào không? Đó là sự thiệt thòi, sự cô đơn và cả nỗi oan khuất. Nhưng dù trong hoàn cảnh nào, họ vẫn giữ được những phẩm chất cao đẹp truyền thống người phụ nữ VN. Những điều ấy đã được ghi lại trên những trang viết của các tác gia lớn của văn học trung đại. Một trong những tác gia lớn mà chngs ta cung tìm hiểu bắt đầu từ tiết học này là Nguyễn Dữ qua TKML trích đoạn. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ GHI BẢNG PHẦN A: G: Phần chú thích cho em hiểu gì về tác giả? H : Một hs tóm tắt phần chú thích sgk. ** Theo một số tài liệu ghi lại rằng ông sống vào khoảng nửa đầu TK XVI, là học trò của NBK. Chế độ PK Hậu Lê, sau 1 thời kì phát triển rực rỡ cuối TK XV đến đây đã bắt đầu lâm vào tình trạng khủng hoảng, các tập đoàn Lê, Mạc, Trịnh, tranh giành quyền lực gây loạn lạc liên miên. Chán nản trước thời cuộc, sau khi đỗ hương cống, NDữ làm quan có 1 năm rồi cáo về sống ẩn dật ở vùng núi rừng Thanh Hóa. G: Tác phẩm có nguồn gốc từ đâu? H : Tự bộc lộ. ** Truyền kì là loại văn xuôi tự sự, có nguồn gốc từ văn học TQ, thịnh hành từ thời Đường. Nó thường mô phỏng những cốt truyện dân gian, các tác giả ắp xếp lại những tình tiết , xen kẽ yếu tố kì ảo Nó từng được xem là “ thiên cổ tùy bút”. Nguyễn Dữ đã gửi gắm cả vào đây những tâm tư, tình cảm, nhận thức, khát vọng cuả người trí thức trước những vấn đề của thời đại, con người. PHẦN B. I/ G: Đọc mẫu 1 đoạn rồi gọi hs đọc tiếp, phân biệt giữa đoạn tự sự và lời đối thoại của các nhân vật. H : Đọc bài xong, hs đọc bằng mắt phần từ khó. II/ G: Câu chuyện kể về ai? Sự việc gì? H : Nêu nội dung chính của câu chuyện. III/ G: Bằng sự chuẩn bị trước ở nhà, emhãy tóm tắt chuyện? H : 2 hs tóm tắt sau đó GV đưa ra bảng phụ, cho hs đọc lại để nắm chắc bài một lần nữa. **Tóm tắt ( bảng phụ) Vũ Nương đẹp người, đẹp nết , được chàng Trương Sinh cưới làm vợ. Gia đình đang yên ấm hạnh phúc thì chàng Trương Sinh phải rời nhà đi lính. Khi trở về, Trương Sinh ngờ vợ phản bội, Vũ Nương không tự minh oan được, bèn trầm mình tự vẫn. Chàng Trương hối hận, lập đàn giải oan cho nàng. Vũ Nương tha thứ những không trở về cuộc sống trần thế. IV/ 1a. G: Thay lời tác giả, em hãy nhận xét một câu về nhân vật Vũ Nương ? H : Tự bộc lộ. G: Những lời nhận xét của bạn dựa trên những lời lẽ và cách cư xử của Vũ Nương qua những hoàn cảnh nào? H : Trong cuộc sống, khi tiễn chồng đi lính, khi xa chồng, khi bị chồng nghi oan. G: Theo dõi phần đầu của truyện, tìm chi tiết mà tác giả nhận định về Vũ Nương ? H : Người phụ nữ quê ở Nam Xương tên là VTT, đẹp người, đẹp nết G: Cách giới thiệu rõ về quê quán, họ tên của nhân vật có dụng ý gì? H : Có tính khách quan, con người thật trong xã hội VN lúc bấy giờ. G: Chi tiết nào thể hiện những vẻ đẹp của Vũ Nương trong cuộc sống? H : Tự bộc lộ. 1b. G: Khi tiễn chồng đi lính nàng đã dặn chồng như thế nào? Hiểu gì về nàng qua những lời đó? H : Nàng không mong vinh hiển mà chỉ cầu cho chồng được bình anh trở về, cảm thông trước những nỗi vất vả, gian lầom chồng sẽ phải chịu đựng, nói lên nỗi khắc khoải nhớ mong của mình 1c. G: Khi xa chồng, Vũ Nương đã thể hiện những phẩm chất tốt đẹp nào? Lời trối cuối cùng của bà mẹ Trương Sinh cho em tìm hiểu gì về phẩm chất của Vũ Nương ? H : Vũ Nương là người vợ thủy chung, yêu chồng tha thiết, nỗi nhớ cứ dài theo năm tháng. Hình ảnh ước lệ “ bướm lượn đầy vườn”, chỉ cảnh mùa xuân tươi vui, “mây che kín núi”- chỉ cảnh mùa đông ảm đạm, diễn tả sự trôi chảy của thời gian . Nàng còn là một nàng dâu thảo. Lời trăng trối của bà mẹ chồng khách quan, ghi nhận công lao của nàng đối với gia đình nhà chồng. 1d. G: Khi bị chồng nghi oan nàng đã làm những việc gì? Nàng đã mấy lần bộc bạch tâm trạng? Yù nghĩa của mấy lời đó? H : Đọc từng lời thoại của Vũ Nương- có 3 lần. Nàng đã cố gắng vun đắp hạnh phúc gia đình. Một con người như thế đáng ra phải được hưởng hạnh phúc trọn vẹn, vậy mà lại phải chết một cách oan uổng, đau đớn. **Trong lời thoại thứ 3 là sự thất vọng đến tột cùng cuộc hôn nhân không thể hàn gắn được , Vũ Nương đành mượn dòng nước quê hương để bày tỏ tấm lòng . Lời than như một lời nguyền, thần sông chứng giám tấm lòng trong trắng cảu mình , Vũ Nương bị dồn đẩy đến bước đường cùng, nàng đã mất tất cả. G: Qua bi kịch của Vũ Nương , em cảm nhận được gì? Thái độ gì của tác giả? H : Tố cáo chế độ gia tộc phụ quyền, thể hiện niềm cảm thương của tác giả đối với số phận oan trái của người phụ nữ xưa. 1e. G: Sống nơi thuỷ cung, liệu rằng Vũ Nương có thể quên được nỗi oan trái nơi trần thế? Nhận xét chi tiết Vũ Nương hiện lên trên mặt sông? Ý nghĩa của chi tiết đó? H : Với một người nặng tình nặng nghĩa như Vũ Nương thì làm sao nàng dễ quên được cho dù đó là nỗi đau cả đời. ..v Vũ Nương hiện lên dương thế rực rỡ, uy nghi nhưng chỉ thấp thoáng giữa sông rồi biến mất. Tất cả chỉ là ảo ảnh là một chút an ủi cho người bạc phận, lần nưa khẳng định thái độ của tác giả G: Số phận bất hạnh của Vũ Nương gợi liên tưởng đến nhân vật nào trong một vở chèo cổ VN? H : Nhân vật Thị Kính trong vở chèo Quan âm Thị Kính. G: Theo em, có cách nào để giải thoát oan trái cho những người phụ nữ như Vũ Nương , TK? H : Thảo luận cặp: xoá bỏ chế độ áp bức bất công, tạo một xã hội công bằng, tôn trọng phụ nữ 2. G: Theo em, nguyên nhân nào gây ra cái chết của Vũ Nương ? H : Phân tích nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp. Chủ yếu là do Trương Sinh . G: Tính cách cảu Trương Sinh được giới thiệu như thế nào? H : đọc đoạn văn giới thiệu Trương Sinh . G: Phân tích và đánh giá cách xử sự của Trương Sinh đối với Vũ Nương ? H : Tự bộc lộ. **Cuộc hôn nhân không bình đẳng, Trương Sinh có thế IV/ G: Tóm tắt lại những giá trị nội dung của VB. H : Tự bộc lộ. G: Theo em, điều gì làm cho câu chuyện hấp dẫn, cuốn hút người đọc? H : Thảo luận nhóm và báo cáo kết quả. G: Tổng kết ý kiến và chốt lại ngắn gọn. ** Yếu tố kì ảo : tạo màu sắc truyền kì( những điều kì lạ được lưu truyền), tạo không khí cổ tích dân gian, thiêng liêng hoá sự trở về của VN. H : Ghi bài và đọc ghi nhớ sgk. V/ GV hướng dẫn HS thực hiện 2 bài luyện tập, tìm hiểu cảm xúc của tác giả trước một bi kịch này. A/ TÌM HIỂU CHUNG * Tác giả -Nhà văn thế kỷ 16 – tỉnh Hải Dương. -Học rộng, tài cao=> xin nghỉ làm quan để viết sách nuôi mẹ =>sống ẩn dật. * Tác phẩm: -Trích truyền kì mạn lục viết bằng chữ Hán: 20 truyện. B/ ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN I/ Đọc – Tìm hiểu chú thích. II/ Đại ý: Câu chuyện kể về số phận oan nghiệt của một người phụ nữ nhan sắc, đức hạnh dưới chế độ phong kiến phụ quyền. III/ Tóm tắt. ( Bảng phụ) IV/ Phân tích. 1/ Nhân vật Vũ Nương- người phụ nữ đẹp người, đẹp nết. a/ Trong cuộc sống. -Tính tình thùy mị, nết na, tư dung tốt đẹp. -Thấy chồng có tính đa nghi: giữ gìn khuôn phép, không để vợ chồng phải thất hòa. b/ Khi tiễn chồng đi lính. -Lòng đầy xót thương: Chỉ xin ngày vềmuôn dặm quan san. => lời nói ân tình, đằm thắm thể hiện khát khao hạnh phúc bình thường của người phụ nữ. c/ Khi xa chồng. -Thủy chung, yêu chồng tha thiết với nỗi nhớ đầy vơi: Bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi.. -Một người mẹ hiền, dâu thảo, một mình vừa nuôi con vừa tận tình chăm sóc mẹ già :Những lúc yếu đau, lo thuốc thang, khấn phật, lấy lời ngọt ngào, khôn khéo khuyên lơn, hết lời thương xót, phàm việc lo ma chay tế lễ như đối với cha mẹ đẻ của mình. d/ Khi bị chồng nghi oan. -Phân trần để chồng hiểu rõ rấm lòng mình -> khẳng định lòng thủy chung, trong trắng: lời thoại 1 -Nói lên nỗi đau đớn thất vọngvì bị đối xử bất công: lời thoại 2 -Thất vọng đến tột cùng về hạnh phúc gia đình không gì hàn gắn nổi: Lời thoại 3. -> Một người phụ nữ đức hạnh, hết lòng vun đắp hạnh phúc gia đình nhưng lại phải chết một cách oan khuất, đau đớn. => Tố cáo chế độ phong kiến. Niềm cảm thương của tác giả đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ. e. Vũ Nương dưới thuỷ cung. -Cuộc sống đủ đầy, sung sướng những vẫn không nguôi nhớ quê hương bản quán, nhớ thương chồng con. -Trở về nhân gian nói lời tạ từ , rồi trong chốc lát nàng loang loáng mờ dần rồi biến mất: Chi tiết kì ảo tạo kết thúc có hậu thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân về sự cộng bằng trong cuộc đời. 2.Nhân vật Trương Sinh . -Tính cách đa nghi phòng ngừa quá sức: chỉ một lời nói của con trẻ , sinh lòng ghen tuông. -Cách xử sự hồ đồ, độc đoán: Không cho vợ thanh minh, lấy chuyện bóng gió này nọ mà mắng nhiếc nàng và đánh đuổi đi dẫn đến cái chết oan nghiệt. -> Tố cáo chế độ phụ quyền lạnh lùng, tàn nhẫn. V/ Tổng kết. 1.Giá trị nội dung. -Ca ngợi phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ VN qua nhân vật Vũ Nương . -Tố cáo xã hội phong kiến. 2.Giá trị nghệ thuật. -Bố cục chặt chẽ, xây dựng nhân vật có tính cách. -Kể chuyện khéo: chi tiết cái bóng, thắt nút mở nút, tình tiết kịch tính. -Yếu tố thực và ảo đan xen tạo câu chuyện hấp dẫn. 3.Ghi nhớ: sgk VI/ Luyện tập. -Kể chuyện theo cách của em. -Đọc bài thơ của Lê Thánh Tông. Ngày dạy: 22/09/05 Ngày soạn: 26/09/05 Tiết 18: XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1/ Kiến thức: Giúp hs hiểu được sự phong phú và tinh tế giàu sắc thái biểu cảm của hệ thống các từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt; Hiểu rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa việc sử dụng từ ngữ xưng hô với tình huống giao tiếp. 2/ Kĩ năng:Nắm vững từ ngữ xưng hô thích hợp. 3/ Giáo dục tư tưởng:Xững hô, ứng xử có văn hoá trong giao tiếp hàng ngày. B/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH. 1/ Giáo viên : Soạn bài và chuẩn bị một số mẩu chuyện vui, tài liệu tham khảo về bài học. 2/ Học sinh: Soạn bài chu đáo ở nhà. C/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG 1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp. 2/ Kiểm tra:Đặt tình huống phương châm hội thoại và nêu ra tình huống ấy không tuân thủ phương châm hội thoại nào? Vì sao? 3/ Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ GHI BẢNG PHẦN I. 1. G: Kể cho hs nghe chuyện hài hước về cách xưng hô. G: Gọi hs đọc ví dụ và phân tích: Dế Mèn và Dế Choắt đã xưng hô như thế nào trong mỗi ví dụ?Tại sao có sự thay đổi đó? H : Tự phân tích ý nghĩa của mỗi lần xưng hô. G: Hãy sưu tầm một số từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt và so sánh với từ xưng hô của tiếng Anh? H : Tiếng Anh: I. we/ tôi, tao, tớ- chúng tôi chúng em, chúng mình G: Nhận xét gì về từ ngữ xưng hô trong tiến Việt? H : Tự bộc lộ sau đó đọc ghi nhớ sgk. PHẦN II. G: Phân công 4 nhóm 4 bài tập, thảo luận. H : Thảo luận và báo cáo kết quả. G: Sửa bài tập và ghi bảng, hs ghi vào vở. Bài 6: Cách xưng hô của chị Dậu vói tên cai lệ. Bài 7: GV đọc cho hs nghe một số bài tham khảo ở sách Thiết kế. I/ TỪ NGỮ XƯNG HÔ VÀ VIỆC SỬ DỤNG TỪ NGỮ XƯNG HÔ. 1.Ví dụ: sgk a/Dế Mèn gọi Dế Choắt. Xưng : Ta -> khoẻ mạnh b/DM xưng “ tôi” -> bạn bè DC: Anh – tôi -> Coi DC như người bạn. 2.Kết luận. -Từ ngữ xưng hô phong phú. -Người nói tuỳ thuộc vào tính chất của tình huống giao tiếp và mối quan hệ với người nghemà lựa chọn từ ngữ xưng hô. *Ghi nhớ: sgk II/ LUYỆN TẬP. Bài 1: Cách xưng hô gây sự hiểu nhầm lễ thành hôn của cô học viên người Châu Aâu và vị giáo sư VN. Bài 2: Dùng chúng tôi trong VBKH tăng tính khách quan và thể hiện sự khiếm tốn của tác giả. Bài 3: Cách xưng hô của Gióng: Oâng – ta-> Gióng là đứa trẻ khác thường. Bài 4: Vị tướng gặp thầy xưng em thể hiện lòng biết ơn và thái độ kính trọng với người thầy. Bài 5: Bổ sung. Trước cách mạng tháng 8: trẫm – khanh ngăn cách ngôi thứ. -Bác Hồ: xưng hô rất thân mật. *Dặn dò: Học ghi nhớ sgk và sư tầm một số đạon hối thoại có liên quan đến bàihọc. Soạn bài tiếp theo. Ngày dạy:22/09/05 Ngày soạn:26/09/05 Tiết 19: CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1/ Kiến thức:Giúp hs nắm được sự khác nhau giữa cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp. 2/ Kĩ năng: sử dụng cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp thành thạo trong nói và viết để diễn đạt linh hoạt. B/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH. 1/ Giáo viên : Soạn bài và chuẩn bị bảng phụ ghi một số ví dụ có lời dẫn trực tiếp và gián tiếp. 2/ Học sinh: Soạn bài chu đáo ở nhà. C/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG 1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp. 2/ Kiểm tra: Về từ ngữ xưng hpp trong hội thoại. 3/ Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ GHI BẢNG PHẦN I. G:Đọc ví dụ và trả lời: Phần in đậm là lời nói hay ý nghĩ? Nó được ngăn cách với phần trước bằng dấu hiệu nào ? H : Tự bộc lộ. G: Phần in đậm ở câu b. là lời nói hay ý nghĩ?Nó được ngăn cách như thế nào? H : Tự bộc lộ. G: Làm thế nào để phân biệt là lời nói hay ý nghĩ? Điểm giống trong 2 ví dụ? Theo em, thế nào là lời dẫn trực tiếp? H : Dựa vào ghi nhớ để trả lời. ** GV kể cho hs nghe chuyện cuời: Hai người lính cùng bị đối phương truy tìm. Một anh chạy nấp ở bờ mương, một anh nấp ở đống rơm. Anh nấp ở mương nghĩ rằng dù anh ta có bị phát hiện và có phải chết thì cũng đành chịu chứ nhất định không khai anh bạn đang nấp ở đống rơm. Khi anh ta bị đối phương phát hiện, anh liền hô to: “ Ta thà chết chứ nhất định không khai anh bạn đang nấp ở đống rơm”. -> Lời nói ở bên trong va bên ngoài tuy giống nhau về nội dung những khác nhau về tác dụng thực tế. Nó có khi không đồng nhất. PHẦN II. G: Gọi hs đọc 2 ví du ïvà trả lời: Phần in đậm ví dụ nào là lời? Ví dụ nào là ý được nhắc đến? H : Tự bộc lộ. G: Cách dẫn này có gì khác với cách dẫn trực tiếp? H : Có thể thêm từ rằng hoặc là những không còn dấu nữa. -1 hs đọc ghi nhớ sgk. G: Theo em, Thể văn nào chúng ta hay sử dụng 2 cách dẫn trên? H : Thể văn nghị luận : phân tích, chứng minh, bình luận. PHẦN III. Bài 1: 1 hs đọc yêu cầu và chỉ ra lời dẫn hay ý dẫn?Tại sao em kết luận như vậy? -1 hs trả lời có nhận xét. Bài 2: Chia ra mỗi bàn sau đó gọi bất chợt bất cú nhóm nào. Nếu nhóm đó không trả lời được thì bị phê bình. Bài 3: Không có lời dẫn hay ý dẫn nào sau dấu 2 chấm. Bài 4: Hôm saugửi hoa vàng nhờ Phan Lang đưa cho chàng Trương và nói rằng: “Tôi” I/ CÁCH DẪN TRƯCÏ TIẾP. 1.Ví dụ: sgk. a.Lời nói của anh thanh niên. Tách bằng dấu (:) và dấu (“”) b.Ý nghĩ tách bằng dấu (:) và đặt trong (“”) 2.Kết luận. -Nhắc lại nguyên vẹn lời hay ý của người hay nhân vật. -Ngăn cách phần được dẫn bằng dấu 2 chấm hoặc dấu ngoặc kép. II/ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP. 1.Ví dụ: a. Lời nói được dẫn: khuyên b.Ý nghĩ được dẫn : hiểu -Không dùng dấu :, bỏ dấu “” -Thêm: rằng, là đứng trước. 2.Kết luận: Ghi nhớ sgk. III/ LUYỆN TẬP. Bài 1: a.Lời dẫn trực tiếp. b.Dẫn trực tiếp ý dẫn. Bài 2: Tạo ra 2 cách dẫn. a.Trong báo cáo chính trị tại đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 2 của Đảng, HCM đã nhắc nhở mọi người “ chúng taanh hùng” -Trong, HCM đã nhắc nhở mọi người rằng các thế hệ phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc bởi họ đã hy sinh xương máu để bảo vệ tổ quốc. b. Trong cuốn sách HCT, hình ảnh của dân tộc, tinh hoa cảu thời đại, đồng chí PVĐ viết: “ Giản dị được” Trong cuốn sách đồng chí PVĐ đã khẳng định rằng HCM là người giản dị làm được. c. Trong cuốn sách tiếng Việt, một boểi hiện hùng hồn của sức sống dân tộc, ông Đănngj Thai Mai khẳng định: “ Người VN.của mình” *Dặn dò: Học phần ghi nhớ sgk thật kĩ và sạon bài: Sự phát triển của từ vựng.

File đính kèm:

  • docTIET 18.doc