MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1/ Kiến thức:Giúp hs phân tích được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu.
Thể thơ năm tiếng với các hình ảnh giàu sức biểu hiện cảm xúc và liên tưởng là những nét hình thức nổi bật của văn bản này.
2/ Kĩ năng: Đọc diễn cảm và phân tích thưo trữ tình.
3/ Giáo dục tư tưởng: Tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống
11 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 820 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 25 - Bài 24 - Tiết 121: Sang thu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:01/03/06
Ngày soạn: 06/03/06
Tuần25 Bài 24
Tiết 121: SANG THU
(Hữu Thỉnh)
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1/ Kiến thức:Giúp hs phân tích được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu.
Thể thơ năm tiếng với các hình ảnh giàu sức biểu hiện cảm xúc và liên tưởng là những nét hình thức nổi bật của văn bản này.
2/ Kĩ năng: Đọc diễn cảm và phân tích thưo trữ tình.
3/ Giáo dục tư tưởng: Tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống.
B/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1/ Giáo viên : Soạn bài và chuẩn bị bảng phụ ghi bài thơ.
2/ Học sinh: Soạn bài chu đáo ở nhà.
C/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp.
2/ Kiểm tra: Đọc thuộc lòng bài thơ : Viếng lăng Bác và phân tích một trong những hình ảnh ẩn dụ đẹp mà em thích nhất? (2hs)
3/ Bài mới: Từ xưa tới nay, chúng ta luôn được thưởng thức những bài thơ nói về mùa xuân, mùa hạthatj là độc đáo, những ít ai lại đề cập tới sự giao mùa, nhất là giữa mùa hạ và mùa thu. Vậy mà nhà thơ HT lại cảm nhận được điều thú vị này qua bài thơ : Sang thu mà hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
A/
H : đọc phần chú thích để tìm hiểu về tác phẩm.
G: Víao có thể gọi đây là bài thơ trữ tình?
H : Miêu tả những rung động của lòng người trước thời điểm sang thu.
G: Xác định PTBĐ của văn bản này?
H : Miêu tả để biểu cảm.
G: Con người cảm nhận sang thu từ những phạm vi không gian nào? Tương ứng với khổ thơ nào?
H : Thảo luận cặp.
1: khổ thơ 1; 2: 2 khổ thơ cuối.
G: em có ấn tượng gì về âm điệu bài thơ này?
H : Eâm ái, chậm rãi.
B/ I
G: Đọc mẫu và gọi hs đọc bài.
II.1.
G: Đọc khổ thơ đầu và cho biết con người cảm giác thu sang bắt đầu từ những dấu hiệu nào? Từ Bỗng diễn tả trạng thái nào của cảm nhận?
H : Tự bộc lộ.
-Ngạc nhiên bất ngờ trước sự thay đổi trước sự thay đổi của thời tiết.
G: Con người ở đây cảm nhận mùa thu từ hương ổi. Điều đó có ý nghĩa gì?
H : Thu được cảm nhận từ nơi làng quê, trong cảm nhận từ người sống gắn bó với làng quê.
G: Em có cảm nhận gì về câu: Hương ổi phả vào trong gió se?
H : Phả vào: Trộng lẫn, toả vào; gió se: gió heo may hơi lạnh. Mùi hương ổi toả vào trong gió se lạnh làm thức dậy cả không gian vườn ngõ.
G: Lời thơ: gió chùng chìnhqua ngõ gợi cho có liên tưởng gì?
H : Chùng chình là chậm, nhẹ. Gió nhẹ thoảng qua như muốn ngừng lại nơi ngõ xóm.
G: Em có nhận xét gì về nghệ thuật độc đao ở khổ thơ này?
H : Tự bộc lộ.
G: Cảm nhận như thế nào về không gian thu?
H : Mùi thơm hương ổi nơi vườn tược theo gió.
II/2.
H : Đọc 2 khổ thơ tiếp theo và trả lời câu hỏi.
G: Đất trời sang thu được cảm nhận bằng những biểu hiện không gian nào?
H : Phát hiện chi tiết.
G: Hình ảnh sông gợi lên cảnh tượng như thế nào?
H : Mặt nước dâng lên nhưng lặng lẽ, phẳng lặng. ( nước mùa hạ cuồn cuộn, vẩn đục)
G: Cảnh chim vội vã báo hiệu điều gì?
H : Thời tiết se lạnh nên cánh chim vội vã bay về phương Nam tránh rét, báo hiệu hết hạ sang thu.
G: Cảm nhận của em về câu thơ : Có đámsang thu?
H : Đám mây mùa hạ còn sót lại trên bầu tròi bắt đầu xanh trong. Một làn mây mỏng, nhẹ kéo dài. Vẻ đẹp của bầu trời bắt đầu sang thu.
G: Nghệ thuật đặc biệt ở khổ thơ này là gì?
H : Hìn ảnh được bằng cảm nhận tinh tế, trí tưởng tượng bay bổng.
G: Bức tranh thu được cảm nhận như thế nào?
H : Sự thay đổi của đất trời nhẹ nhàng mà rõ rệt của một tâm hồn thiết tha với quê hương đất nước.
G: con người cảm thấy điều khác biệt nào của thời tiết khi chuyển từ hạ sang thu?
H : Vẫn còn bao nhiêu nắng, mưa và sấm thưa dần, không còn dữ dội nữa, hàng cây nhìn cũng già đi.( hàng cây đứng tuổi)
-Cảnh vật, thời tiết thay đổi, còn dấu hiệu của mùa hạ, những giảm dần, đang lặng lẽ vào thu.
G: Từ đó em hiểu gì về con người trước lúc sang thu?
H : Thảo luận bàn và báo cáo.
III.
G: Bài thơ gợi cho người đọc cảm nhận gì về thiên nhiên, con người khi sang thu?
H : Tự bộc lộ.
G: Bài thơ cho em thấy tình cảm của nhà thơ đối với thiên nhiên, đất nước như thế nào?
H : Tự bộc lộvà đọc ghi nhớ SGK.
IV.
G: Mùa thu là thời điểm giao cảm của tâm hồn con người với thiên nhiên tạo thành một truyền thống thi ca về mùa thu. Em hãy tìm các bài thơ để chứng minh nhận định trên?
H : Thi tìm và đọc các bài thơ về mùa thu.
A/ GIỚI THIỆU CHUNG.
1.Tác giả: SGK.
2. Tác phẩm.
-Thể thơ 5 chữ – phương thức miêu tả kết hợp biểu cảm.
B/ ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN.
I/ Đọc, chú thích.
II/ Phân tích.
1.Cảm nhận không gian làng quê lúc sang thu.
- Bỗng nhận ra hương ổi phả vào trong gió se, gió chùng chình qua ngõ.
->giọng thơ êm nhẹ, thể hiện cảm giác trực tiếp, tinh tế của tác giả trước những biến đổi không gian thu.
2.Cảm nhận không gian đất trời sang thu.
-Sông được lúc dềnh dàng.
-Cánh chim bắt đầu vội vã.
- Có đám mây mùa hạ- vắt nửa mình sang thu.
->dòng sông phẳng lặng, trời trở lạnh, những cánh chim vội vã bay đi tránh rét, trời xanh trong.
->Cảm nhận tinh tế, trí tưởng tượng bay bổng của một tâm hồn thiết tha với quê hương, đất nước.
-> Từ những thay đổi của mùa thu thiên nhiên , liên tưởng đến mùa thu của đời người với thái độ chấp nhận, bình tĩnh sống vì lòng tin.
III/ Tổng kết.
Cảm nhận tinh tế của một tâm hồn tha thiết, quan tâm đến sự sống, thiên nhiên , đất nước, con người.
*Ghi nhớ : SGK.
IV/ Luyện tập.
-Truyền thống thi ca viết về mùa thu.
* Dặn dò: Học thuộc lòng bài thơ và học ghi nhớ.
Soạn bài: Nói với con.
*******************************************************
Ngày dạy:01/03/06
Ngày soạn:06/03/06
Tiết 125: NÓI VỚI CON
( Y Phương)
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1/ Kiến thức: Giúp hs cảm nhận được tình cảm thắm thiết của cha mẹ với con cái , tình yêu quê hương sâu nặng cùng niềm tự hào với sức sống mạnh mẽ , bền bỉ của dân tộc mình qua lời thơ của Y Phương.
Bước đầu hiểu được cách diễn tả độc đáo , giàu hình ảnh cụ thể , gợi cảm của thưo ca miền núi.
2/ Kĩ năng:đọc diễn cảm và tìm hiểu , phân tích thơ tự do, thơ tiếng dân tộc ít người dịch ra tiếng Việt.
3/ Giáo dục tư tưởng: Trân trọng tình cmả gia đình và có thái độ kính yêu cha mẹ.
B/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1/ Giáo viên : Soạn bài và chuẩn bị bảng phụ ghi bài thơ.
2/ Học sinh: Soạn bài chu đáo ở nhà.
C/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp.
2/ Kiểm tra: Đọc thuộc lòng bài Sang thu , cmả nhận về câu thơ mà em cho là hay nhất?
Vì sao nói cảm nhận và cách miêu tả của Hữu Thỉnh trong bài thơ thật tinh tế?
3/ Bài mới: Tình yêu thương con cái, thế hệ mai sau nối tiếp , phát huy truyền thống của tổ tiên , quê hương vốn là tình cảm cao đẹp của con người VN ta suốt bao đời nay.Một nhà thơ dân tộc Tày đã nói hộ lòng ta tình cảm ấy qua bài : Nói với con.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
A/
H : Đọc phần chú thích sgk.
G: Đây là bài thơ trữ tình. Theo em, vì sao có thể gọi đây là bài thơ trữ tình?
H : Nhân vật trữ tình (người cha) mượn lời nói với con để thể hiện tình cảm quê hương và tình cảm ruột thịt của mình.
G: Xác định phương thức biểu đạt của bài thơ?
H : Biểu cảm kết hợp với tự sự và miêu tả. ( VD: Người đồng mìnhtấm lòng).
G: Lời thơ này có gì mới lạ so với các bài thơ em đã học?
H : Thể thơ tự do, vần ít, gần với lời nói hàng ngày. Mộc mạc chân thành, hình ảnh lạ.( cách nói của người dân miền Núi)
B/ I.
G: Thể hiện đoạn 1 của bài và cho hs đọc tiếp.
H : Đọc bài và đọc thầm phần chú thích.
II.
G: Nêu bố cục của bài thơ này?
H : đoạn 1: từ đầu đến nhất trên đời: nói với con về tình cảm cội nguồn; đoạn 2: nói với con về sức sống bền bỉ, mãnh liệt của quê hương.
III/ 1.
G: Cho hs đọc đoạn 1 và hỏi:
-Người cha đã nói với con về tình cảm cội nguồn nào?
H : Tự bộc lộ.
G: Lời thơ nói về tình cảm gia đình có gì đặc biệt? Em hiểu câu thơ này như thế nào?
H : Cách hình dung của người miền núi: bước chân chạm đến tiếng nói, tiếng cười.
-Bước chân người con chạm đến tiếng nói người cha và tới tiếng cười người mẹ ->người con được nuôi dưỡng và lớn lên trong tình yêu thương, che chở của người mẹ.
G: Vì sao lời đầu tiên của cha nói với con lại là điều đó?
H : Nhắc nhở con về tình cảm ruột thịt , cội nguồn sinh dưỡng của mỗi người.
G: Có những hình ảnh thơ nào rất mộc mạc, chân tình? Em hãy giải thích?
H : Đan nờ cài hoa, vách nhà ken câu hát; rừng cho hoa, con đường cho những tấm lòng. ( xem chú thích).
G: Những hình ảnh đó gưọi ra cuộc sống như thế nào?
H : Vẻ đẹp cuộc sống lao động và sinh hoạt tinh thần , truyền thống dân tộc.
G: Cảm nhận như thế nào về lời thơ : Rừng cho hoa- con đườnồch những tấm lòng?
H : Hoa chỉ vẻ đẹp của thiên nhiên; tấm lòng chỉ vẻ đẹp tình người -> những vẻ đẹp sắn có nơi đây.
G: Người cha còn nói với con về ngày cưới của cha mẹ. Chi tiết này gợi ra cuộc sống như thế nào?
H : Tự bộc lộ.
G: Điều đó cho ta thấy tình cảm như thế nào của người cha đối với quê hương, gia đình?
G: Tự bộc lộ.
2.
G: Những điểm nào nơi quê hương được gợi ra trong lời người cha nói với con?
H : Tự bộc lộ.
G: Cuộc sống gian khổ nới quê được nhắc đến qua chi tiết nào? Hình ảnh đó gợi không gian sống như thế nào?
G: Sống trên đá không chê đá gập ghềnh/ không lo cực nhọc.->cằn cỗi, hiểm trở.
G: Nhưng người cha nói nhiều về ý chí con người đồng mình qua những chi tiết nào?
H : Cao đo nỗi buồn/ xa nuôi chí lớn/ không lo cực nhọc.
G: Em có cảm nhận như thế nào về câu: Người đồng mìnhphong tục?
H : Lao động để tồn tại , giữ vững truyền thống dân tộc , không chịu chùn bước trước kho khăn, giữ vững bản sắc dân tộc, ý chí sống can trường, dũng cảm.
G: Vì sao người cha nói với con về điều này?
H : Nhắc con không quên cội nguồn dân tộc.
G: Người cha nói với con về : người đồng mìnhbé được.
Em hiểu thế nào về ý muốn của người cha?
H : Thảo luận cặp.
Con người không nhỏ bé, có ý chí vươn lên trong cuộc sống, con cần noi gương tiếp bước vẻ vang.
G: Qua những lời nói với con, tình cảm nào của người cha đối với quê hương?
H : Thảo luận bàn và báo cáo.
-Thương quê hương gian lao, vất vả; tự hào về ý chí, khí phách của con người nơi quê; yêu quí bản sắc văn hoá; hi vọng thế hệ trẻ nối tiếp truyền thống tốt đẹp quê hương.
IV/
G: Cảm nhân của em từ bài thơ này?
H : Tình cảm của người cha, hình ảnh cuộc sống,
G : Những vẻ đẹp riêng nào của thơ miền núi?
H : Tự bộc lộvà đọc ghi nhớ sgk.
V/
Em có thể kể tên một số thi phẩm ca ngợi cảnh sắc và con người miền núi thân thương?
H : Thi và đọc bài thơ đoạn thơ.
A/ GIỚI THIỆU CHUNG.
1.Tác giả: sgk.
2.Tác phẩm.
-Thể thơ tự do.
B/ ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN.
I/ Đọc, chú thích.
II/ Bố cục: 2 phần.
III/ Phân tích.
1. Nói với con về tình cảm cội nguồn.
-Tình cảm gia đình: chân phải..tiếng cười.
-Tình làng xóm: người đồngtấm lòng.
->hình ảnh mộc mạc, lời nói chân tình thể hiện hình dung của người miền núinhắc nhở con về tình cảm ruột thịt, cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người. Vừa gợi ra cuộc sống lao động, sinh hoạt tinh thần, truyền thống.
-Những vẻ đẹp của thiên nhiên, tình người: Rừng cho tấm lòng.
-Ngày cưới của cha mẹ- hình ảnh con người thương yêu nhau trong snág, hạnh phúc.
=>tình cảm yêu quí, tự hào về quê hương, gia đình.
2. Nói với con về sức sống bền bỉ, mãnh liệt của quê hương.
-Cuộc sống gian khổ và ý chí của con người vượt lên gian khổ : người ơi. Không lo
-Sức sống mãnh liệt, bền bỉ của con người quê hương: Ngườida thịtNghe con.
-Hình ảnh quê hương cằn cỗi, hiểm trở.
->lặp từ ngữ->gợi ra những con người chân chất, khoẻ mạnh, tự chủ trong cuộc sống.
=>Tình thương yêu, tự hào về quê hương và niềm tin vào thế hệ trẻ nối tiếp truyền thống quê hương.
IV/ Tổng kết.
-Cảm cúc chân thật, ccách nói hồn nhiên mộc mạc của một tâm hồn gắn bó với quê hương dân tộc.
*Ghi nhớ: SGK.
V/ Luyện tập.
-Tình ca Tây Bắc, gà gáy, mưa rơi
* Dặn dò: Học thuộc lòng bài thơ và học ghi nhớ.
Soạn bài: Nghĩa tường minh và hàm ý.
**********************************************
Ngày dạy:02.03.06
Ngày soạn: 07/03/06
Tiết 123: NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1/ Kiến thức:Giúp hs xác định được nghĩa tường minh và hàm ý.
2/ Kĩ năng: Biết cách sử dụng hàm ý trong giao tiếp hàng ngày và trong viết văn.
3/ Giáo dục tư tưởng: Nói năng ý nhị, lịch thiệp trong giao tiếp.
B/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1/ Giáo viên : Soạn bài và chuẩn bị bảng phụ ghi bài tập nhanh.
2/ Học sinh: Soạn bài chu đáo ở nhà.
C/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp.
2/ Kiểm tra: Cô có câu: Bây giờ đã 11 giờ rồi à? Em hiểu câu nói này ở những tầng nghĩa nào?
3/ Bài mới: Như vậy, câu nói mà cô vừa đưa ra đã tìm thấy những tầng nghĩa khác nhau mà mội người có thể chấp nhận. Có thể thấy, khi giao tiếp, mỗi chúng ta có nên sử dụng tất cả những dạng câu trên không? Chúng ta sẽ nghiệm ra điều này qua bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
I/
H : Đọc ví dụ sgk.
G: Cho biết những cách hiểu của câu thứ nhất, chú ý chỉ ra trong những cách hiểu đó, cách hiểu nào là phổ biến và cách hiểu nào là không phổ biến (chỉ một số người biết) ?
H : Thảo luận theo bàn và báo cáo.
G: Theo em, nghĩa tường minh là gì? Hàm ý là gì?
H : Tự bộc lộ.
*Bài tập nhanh: Treo bảng phụ.
Thấy chàng trai mặc một cái áo sơ mi mới khá đẹp, cô gái (là bạn thân của chàng trai) hỏi:
-Ai đã tặng anh cái áo này?
G: Câu hỏi của cô gái có hàm ý gì?
- Câu trả lời của chàng trai sẽ có tác dụng như thế nào đối với cô gái, khi:
a/ Chàng trai là người thật thà.
b/ Chàng trai là người giả dối.
H : Thảo luận cặp và có ý kiến.
-Đọc ghi nhớ sgk.
II/
Bài 1: Thảo luận cặp và báo cáo.
Bài 2: Hs đứng tại chỗ trả lời, có nhận xét.
Bài 3: Gọi cá nhân hs trả lời.
Bài 4: Cá nhân hs trả lời.
I/ PHÂN TÍCH NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý.
1.Ví dụ: Sgk.
-Câu thứ nhất: Có nhiều cách hiểu
+Còn năm phút là phải chia tay.
+Thể hiện sự nuối tiếc.
->Câu có nghĩa tường minh: Phần thông báo được diễn đạt trực tiếp.
Câu có hàm ý: Phần thông báo không diễn đạt trực tiếp những có thể suy ra.
-Câu thứ 2: không có hàm ý.
*Bài tập: (bảng phụ)
a.Hàm ý:
Thăm dò mối quan hệ của chàng trai với cô gái khác: Anh ta chưa cio mình là bạn thân thiết nhất; sự ân hận vì chưa quan tâm đến anh ta.
b. Câu trả lời.
-Anh ta thật thà, anh ta có thể nói mẹ anh mua.
-Có thể anh ta sẽ nói dối nếu như áo đó bạn gái khác mua.
2.Ghi nhớ: SGK.
II/ LUYỆN TẬP.
Bài 1:
a/ Nhà hoạ sĩdậy: Hoạ sĩ cũng chưa muốn chia tay anh TN.
b/ Những từ ngữ chỉ thái độ của cô gái liên quan đến chiếc mùi soa là:
-Mặt đỏ ửng: ngượng ngùng, khó nói.
-Nhận lại chiếc khăn: hành động thay cho lời cảm ơn.
- Quay vội đi: Lúng túng, bối rối không thốt nên lời.
->cô gái ngượng đến mức vụng về trước sư thật thà của anh TN.
Cô ngượng với anh TN thì ít mà ngượng với ông hoạ sĩ thì nhiều.
Bài 2:
-Hàm ý: Nhà hoạ sĩ già chưa kịp uống nước chè đã phải đi.
Bài 3:
Hàm ý: Oâng vô ăn cơm đi!
Bài 4: Câu: “Hà..nào” không có hàm ý mà chỉ là câu đánh trống lảng.
-Câu: Tôi thấyđồn..” không có hàm ý mà chỉ là câu nói bỏ lửng.
* Dặn dò:
Học thuộc phần ghi nhớ.
ĐăËt ra một số tình huống có thể sử dụng dạng câu này, câu không thể sử dụng hai loại nghĩa trên.
*****************************************
Ngày dạy:04/03/06
Ngày soạn: 09/03/06
Tiết 124: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1/ Kiến thức: Giúp hs nắm được khái niệm thế nào là nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
2/ Kĩ năng: Viết bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ .
3/ Giáo dục tư tưởng: Năng lực cảm thụ văn chương và lòng yêu thích môn Văn.
B/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1/ Giáo viên : Soạn bài và chuẩn bị bảng phụ ( 04 cái) để thảo luận bài tập 1.
2/ Học sinh: Soạn bài chu đáo ở nhà.
C/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp.
2/ Kiểm tra: Có những yêu cầu gì khi làm văn nghị luận về một tác phẩm truyện? ( 2 hs)
3/ Bài mới: Khi làm văn nghị luận về một tác phẩm truyện, chúng ta có cách khai thác riêng theo đặc trưng của thể loại này. Khi làm văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cũng có những cách khai thác theo đặc trưng của thể loại thơ. Chúng ta sẽ tìm hiểu điều này qua tiết học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
I/
H : Đọc văn bản và chú ý suy nghĩ trả lời câu hỏi.
G: Ví dụ em vừa đọc nghị luận về vấn đề gì? Chỉ ra các luận điểm chính mà tác giả đã trình bày?
H : Tự bộc lộ.
G: Nhận xét của em về bố cục của bài?
H : Có đầy đủ 3 phần.
-MB: Giới thiệu bài thơ “ MXNN”.
-TB: Từ hình ảnh mùa xuân đến của mùa xuân.: sự cảm nhận, đánh giá của tác giả về nội dung, nghệ thuật thông qua các luận điểm, luận cứ.
-KB: Tổng kết về giá trị và tác dụng của bài thơ.
G: Nhận xét của em về cách diễn đạt?
H : Thảo luận nhóm.
- Đọc ghi nhớ sgk.
II/
Bài 1:
G: Tổ chức cho hs thảo luận nhóm và trình bày ra bảng phụ phần trình bày luận điểm của mình.
-Yêu cầu: Nêu luận điểm và triển khai luận điểm.
H : Thảo luận và báo cáo theo từng nhóm, có nhận xét.
Bài 2:
H : Nghe GV đọc tham khảo sgk phân tích với đề bài.
I/ TÌM HIỂU BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ .
1.Ví dụ: sgk.
* Vấn đề nghị luận: Hình ảnh mùa xuân , cảm xúc của Thanh Hải qua “ MXNN”.
* Các luận điểm:
-Hình ảnh mùa xuân trong bài có nhiều tầng nghĩa.
Hình ảnh mùa xuân hiện lên trong cảm xúc thiết tha , trìu mến của nhà thơ.
- Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ thể hiện khát vọng được hoà nhập , được dâng hiến của nhà thơ.
2.Nhận xét:
- Bố cục 3 phần: cân đối, hợp lí.
-Cách diễn đạt: dẫn dắt vấn dề hợp lí; cách phân tích hợp lí; cách tổng kết, khái quát hoá thuyết phục.
*Ghi nhớ SGK.
II/ LUYỆN TẬP.
Bài 1: Phát hiện các luận điểm khác về bài thơ “ MXNN”. (bảng phụ)
VD: -Nhạc điệu của bài thơ.
Bất cứ bài thơ nào cũng có nhạc điệu hàm chứa trong đó ; tính nhạc thể hiện ở nhịp điệu và tiết tấu của bài thơ, nó vang ngân trong tâm hồn người đọc . Bằng chứng là nhạc sĩ Trần Hoàn đã phổ nhạc thành công bài thơ này . Cho đến nay, ca khúc này được coi là ca khúc sống mãi với thời gian .
Bài 2 : Đọc tham khảo viết về bài thơ này
-Đề : Mùa xuân nho nhỏ là lời tâm nguyện thiết tha, cảm động của nàh thơ Thanh Hải.
Dặn dò: Học bài và soạn chu đáo bài : Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
**************************************************************
Ngày dạy:04/03/06
Ngày soạn:09/03/06
Tiết 125: CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1/ Kiến thức: Oân tập các kiến thức về nghị luận nói chung , nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ nói riêng.
2/ Kĩ năng: Viết bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ theo các yêu cầu nhất định của đề bài.
3/ Giáo dục tư tưởng: Cảm thụ văn chương và lòng yêu thích môn văn học.
B/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1/ Giáo viên : Soạn bài và chuẩn bị bảng phụ thảo luận và phiếu học tập cho bài luyện tập.
2/ Học sinh: Soạn bài chu đáo ở nhà.
C/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp.
2/ Kiểm tra: Nêu những điều cần ghi nhớ ở bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ ? (2hs)
3/ Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
I/
H : Đọc đề bài SGK.
G: Các đề trên được cấu tạo như thế nào?
So sánh sự giống nahu và khác nhau giữa các đề?
H : Thảo luận cặp và trả lời.
II/
1.G: Phần tìm hiểu đề, em cần xác định những điểm gì ở đề bài?
H : Đúng tại chỗ xác định từng phần.
2.G: Nêu những ý chính về nội dung và nghệ thuật của đề bài trên?
H : Tự bộc lộ.
G: Em cần lấy tư liệu chính nào? Tư liệu nào bổ sung?
H : Tự bộc lộ.
3.G: Tổ chức cho hs thảo luận nhóm trong 5 phút.
H : Thảo luận và báo cáo.
4.
H : Viết đoạn văn triển khai luận điểm theo từng tổ và nhận xét.
III/
H : Đọc đề bài và tiến hành thảo luận nhóm bài này sau đó báo cáo.
G: Có thể chuẩn bị phiếu học tập cho bài tập này.
I/ TÌM HIỂU ĐỀ BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ .
1.Ví dụ: SGK.
2.Nhận xét:
-Đề bài không kèm theo những chỉ định: đề 4,7.
- Đề bài kèm theo những chỉ định: các đề còn lại.
-Sự khác nhau:
+Phân tích: nghiêng về phương pháp nghị luận.
+ Cảm nhận: yêu cầu nghị luận trên cơ sở cảm thụ của người viết.
+Suy nghĩ: yêu cầu nghị luận nhấn mạnh tới nhận định , đánh giá của người viết.
II/ CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ .
* Đề bài: Tình yêu quê hương trong bài thơ quê hương của Tế Hanh.
1.Tìm hiểu đề:
-Vấn đề nghị luận: Tình yêu quê hương.
-Phương pháp: phân tích.
-Tư liệu: Văn bản Quê hương – TH. ( bổ sung: bài quê hương của Giang Nam; nhớ con sông QH của TH)
2.Tìm ý:
-Nội dung: Nỗi nhứo quê hương thể hiện qua tâm trạng , hình ảnh, màu sắc, mùi vị.
-Nghệ thuật: Cách miêu tả, chọn lọc hình ảnh, ngôn từ, cấu trúc, nhịp điệu, tiết tấu.
3.Lập dàn bài: ( bảng phụ)
a/ MB: giới thiệu bài thơ và vấn đề nghị luận là tình yêu quê hương trong bài thơ.
b/ TB:
-Phân tích về nội dung:
+Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi đnáh cá.
+Cảnh thuyền cá về bến.
+Nỗi nhớ làng quê biển.
-Phân tích nghệ thuật:
+Thể thơ 8 chữ nhịp 3/2; 2/3, 3/5, vần chân.
+Cấu trúc ngôn từ, bút pháp, hình ảnh.
c/ KB: Bài thơ là một khúc ca trữ tình về tình yêu quê hương chân thnàh, say đắm.
-Nó có sức lay động tâm hồn người đọc để gưọi ra sựu đồng cảm sâu sắc.
4. Viết đoạn văn.
HS chọn luận điểm để viết đoạn văn.
III/ LUYỆN TẬP.
*Phân tích khổ thơ đầu bài : Sang thu – HT.
1.Cảm nhận mùa thu qua các giác quan:
-Nêu chi tiết.
->hình tượng màu thu kết dệt bởi sựu tổng hoà của các giác quan , vừa khái quát vừa có sức gợi.
2.Các biện pháp nghệ thuật.
Nhân hoá, miêu tả
3.Lập dàn ý:
MB: giới thiệu bài thơ nói chung và bài thơ nói riêng.
TB:
-Phân tích cảm nhận của mùa thu thông qua các biện pháp nghệ thuật.
- Nhận xét đánh giá thành công của tác giả
KB: Nêu giá trị của khổ thơ.
File đính kèm:
- TUAN 25.doc