A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1/ Kiến thức:On lại kiến thức về cá đơn vị kiến thứuc tiếng Việt đã học từ đầu năm đến cuối học kì I.
2/ Kĩ năng:phân tích và tư duy tổng hợp khái quát tất cả những vẫn đề có liên quan đến các bài tiếng Việt em đã được học.
B/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1/ Giáo viên : Soạn bài chu đáo ở nhà.
11 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 762 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 18 - Bài 17 - Tiết 86: Trả bài kiểm tra tiếng việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:24/12/05
Ngày soạn:29/12/05
Tuần18 Bài 17
Tiết 86: TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1/ Kiến thức:Oân lại kiến thức về cá đơn vị kiến thứuc tiếng Việt đã học từ đầu năm đến cuối học kì I.
2/ Kĩ năng:phân tích và tư duy tổng hợp khái quát tất cả những vẫn đề có liên quan đến các bài tiếng Việt em đã được học.
B/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1/ Giáo viên : Soạn bài chu đáo ở nhà.
C/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp không kiểm tra bài cũ.
3/ Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
I/
G : Sửa lại toàn bộ các câu đã cho với đáp án và số điểm chi tiết.
H : Nghe và tự chấm điểm cho chin hs mình.
II/
G : Nhận xét bài làm của hs và đưa ra vài ví dụ cụ thể để hs cùng tham gia sửa lỗi.
-Bên cạnh đó cũng phải khen ngợi những điểm làm được của hs.
II/
G : Hướng dẫn hs sửa lỗi trong bài của mình theo mẫu.
H : Tự ghi lỗi theo thứ tự vào vở sau đó ngồi tại chỗ sửa cho chính xác.
III/
G : Gọi điểm và dặn dò hs về nhà tiếp tực ôn tập để chuẩn bị kiểm tra học kì I.
I/ ĐỀ BÀI VÀ ĐÁP ÁN.
-Như tiết 74.
II/ NHẬN XÉT BÀI CỦA HS.
1.Ưu điểm:
-Kiến thức về các phương châm hội thoại tương đối tốt và hiểu nghĩa của từ.
-Kĩ thuật làm trắc nghiệm nhanh, chính xác, phù hợp.
-Trình bày kiến thứuc tích hợp liên quan đến tác phẩm văn học tương đối sâu sắc.
2.Nhược điểm.
-Một số em nắm kiến thức chưa vững nên còn nhầm lẫn.
-Phần tự luận ở câu 1 chưa nói rõ được tâm trạng của nhân vật nên bài chưa có hiệu quả: Linh, Dinh, Đạt, Giảng, Đoàn, Quyết
-Câu 2 có 2 ý các em làm chưa đầy đủ, nhất là ý Chi đoàn, có em chưa làm đến.
-Cách trình bày chưa khoa học, rối rắm , bỏ cách dòng, sai lỗi chính tả, dùng kí hiệu ngoặc trong bài: Quyết, Tân, Tuấn, Kiên, Đoàn, Đạt,
-Một số em chưa ghi tên mình trong bài.
II/ TRẢ BÀI CHỮA LỖI.
1.Giáo viên trả bài cho hs.
2.Học sinh tự sửa lỗi.
-Chữa lỗi ra lề hoặc phía dưới bài kiểm tra thao mẫu sau:
Lỗi dùng từ
Lỗi diễn đạt
Lỗi chính tả
Sửa
III/ GỌI ĐIỂM
Ngày dạy:24/12/05
Ngày soạn:29/12/05
Tiết 87: TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1/ Kiến thức:Oân lại kiến thức về đơn vị kiến thức văn học hiện đại đã học ( truyện thưo hiện đại)
2/ Kĩ năng:phân tích và tư duy tổng hợp khái quát tất cả những vẫn đề có liên quan đến các bài văn hiện đại em đã được học.
B/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1/ Giáo viên : Soạn bài và chuẩn bị bảng phụ ghi lại những lỗi lớn mà hs hay mắc phải.
C/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp.
3/ Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
I/
G : Sửa lại toàn bộ các câu đã cho với đáp án và số điểm chi tiết.
H : Nghe và tự chấm điểm cho chin hs mình.
II/
G : Nhận xét bài làm của hs và đưa ra vài ví dụ cụ thể để hs cùng tham gia sửa lỗi.
-Bên cạnh đó cũng phải khen ngợi những điểm làm được của hs.
II/
G : Hướng dẫn hs sửa lỗi trong bài của mình theo mẫu.
H : Tự ghi lỗi theo thứ tự vào vở sau đó ngồi tại chỗ sửa cho chính xác.
III/
G : Gọi điểm và dặn dò hs về nhà tiếp tục ôn tập để chuẩn bị kiểm tra học kì I.
I/ ĐỀ BÀI VÀ ĐÁP ÁN.
-Như tiết 74.
II/ NHẬN XÉT BÀI CỦA HS.
1.Ưu điểm:
-Kiến thức về các phương châm hội thoại tương đối tốt và hiểu nghĩa của từ.
-Kĩ thuật làm trắc nghiệm nhanh, chính xác, phù hợp.
-Trình bày kiến thứuc tích hợp liên quan đến tác phẩm văn học tương đối sâu sắc.
2.Nhược điểm.
-Một số em nắm kiến thức chưa vững nên còn nhầm lẫn.
-Phần tự luận ở câu 1 chưa nói rõ được tâm trạng của nhân vật nên bài chưa có hiệu quả: Linh, Dinh, Đạt, Giảng, Đoàn, Quyết
-Câu 2 có 2 ý các em làm chưa đầy đủ, nhất là ý Chi đoàn, có em chưa làm đến.
-Cách trình bày chưa khoa học, rối rắm , bỏ cách dòng, sai lỗi chính tả, dùng kí hiệu ngoặc trong bài: Quyết, Tân, Tuấn, Kiên, Đoàn, Đạt,
-Một số em chưa ghi tên mình trong bài.
II/ TRẢ BÀI CHỮA LỖI.
1.Giáo viên trả bài cho hs.
2.Học sinh tự sửa lỗi.
-Chữa lỗi ra lề hoặc phía dưới bài kiểm tra thao mẫu sau:
Lỗi dùng từ
Lỗi diễn đạt
Lỗi chính tả
Sửa
III/ GỌI ĐIỂM
Ngày soạn:24/12/05
Ngày dạy:29/12/05
Tiết 88.89:TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1.Kiến thức: Tiếp tục tìm hiểu những bài thơ tám chữ hay của các nhà thơ.
2. Kĩ năng: Tập làm thơ tám chữ theo đề tài tự chọn hoặc viết tiếp những câu thơ vào một bài thơ cho trước.
B/ Chuẩn bị:
Giáo viên chuẩn bị bảng phụ ghi một số đoạn thơ mẫu trong SGK.
Học sinh Chuẩn bị bài ở nhà chu đáo.
C/ TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG.
1.Ổn định: Kiểm tra sĩ Sói của lớp.
2.Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của hs.
3.Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
GHI BẢNG
G : Treo bảng phụ ghi một số đoạn thơ mẫu.
H : Đọc, tìm hiểu về vần, nhịp.
1.Thế Lữ:
Nét mong manh thấp thoáng cánh hoa bay.
Cảnh cơ hàn nơi nước động bùn lầy
Thú sáng lạng mơ hồ trong ảo mộng
Chí hăng hái ganh đua đời náo động.
Tôi đều yêu, đều kiếm, đều say mê.
( Cây đàn muôn điệu)
2.Xuân Diệu:
..Xuân không chỉ ở mùa xuân ba tháng:
Xuân là khi nắng rạng đến tình cờ.
Chim trên cành há mỏ hát ra thơ
Xuân là lúc gió về không định trước
Đông đang lạnh bỗng một hôm trở ngược
Mây bay đi để hở một khung trời.
Thế là xuân.Ngày chỉ ấm hơi hơi
Như được nắm một bàn tay son sẻ
( Xuân không mùa)
II/
G : Giáo viên nêu yêu cầu:
-Câu mới viết phải đủ tám chữ.
-Phải đảm bảo sự lô-gích về ý nghĩa với những câu đã cho.
-Phải có vần chân gián tiếp hoặc trực tiếp với những câu đã cho.
Gợi ý : có thể chọn một trong các câu gần đủ tám chữ sau:
-a.Mà sông sông xưa vẫn chảy
-Bởi đời tôi cũng đang chảy
-Sao thời gian cũng chảy
b. –Chợt quen nhau chưa thể gọi
-Một cành hoa đâu đã gọi
-Mùa đông ơi, sao đã vội
c.-Sao bâng khuâng trước những cánh
-Cho một người thơ thẩn ngắm
-Chợt giật mình nghe ai gọi
d.-Những trái chín có từ ngày
-Ai hái tặng ai để nhớ
-Tôi thẫn thờ nắm cành táo
** Các câu thơ trong nguyên tác :
a.Mà sông bình yên nước chảy theo dòng?
b.Một cành đào chưa thể gọi mùa xuân!
c.Cho một người nào đó ngạc nhiên hoa
d.Tôi nắm chật hơn cành táo nhọn gai!
III. Thi làm thơ giữa các nhóm.
G : tổ chức cho mỗi nhóm làm một bài thơ theo chủ đề cho trước:
-Trường; lớp
-Quê hương.
-Bạn bè.
-Gia đình.
Mỗi em lên bảng viết một câu, các bạn bên dưới thảo luận rồi lên viết tiếp câu thứ hai
GV cùng hs nhận xét về hình thức và nội dung các bài thơ của các nhóm và cho điểm.
I/ THI TÌM HIỂU MỘT SỐ ĐOẠN THƠ TÁM CHỮ
1. Nhận xét:
-Thơ tám chữ thường sử dụng vần chân một cách rất linh hoạt; có vần trực tiếp tạo thành cặp ở hai câu thơ đi liền nhau: bay- lầy; mộng- động; cờ- thơ, trước- ngược
có vần gián cách:
-“ Ta muốn hồn trào ra đầu ngọn bút
Bao lời thơ đều dính não cân ta
Bao dòng chữ quay cuồng như máu vọt
Cho mê man tê điếng cả làn da”
(Trăng – Hàn Mặc Tử)
-Thơ tám chữ rất gần với văn xuôi, do đó cách ngắt nhịp cũng rất linh hoạt.
II. VIẾT THÊM MỘT CÂU THƠ ĐỂ HOÀN THIỆN KHỔ THƠ.
a. Cành mùa thu đã mùa xuân nảy lộc
Hoa gạo nở rồi, nở đỏ bên sông
Tôi cũng khác tôi sau lần gặp trước
?
( Đỗ Bạch Mai.Trước dòng sông)
Biết làm thơ chưa hẳn là thi sĩ
Như người yêu khác hẳn vời tình nhân
Biển dù nhỏ không phải là ao rộng
?
( Phạm Công Trứ-Vô đề)
Nhưng sớm nay tôi chợt đứng sững sờ
Phố Hàng Ngang dâu da xoan nở trắng
Và mưa rơi thật dịu dàng, im lặng
?
_( Bế Kiến Quốc-Dâu da xoan)
d.-Có lẽ nào để tuột khỏi tay em
Những trái chín chắt chiu từ đất mẹ
Những trái chín lẫn buồn vui tuổi trẻ
,,,?
( Hoàng Thế Sinh-Có một đêm như thế mùa xuân)
III. TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ THEO ĐỀ TÀI.
* Ví dụ:
1/ Nhớ trường
Nơi ta đến hằng ngàyquen thuộc thế
Sân trường mênh mông ,nắng cũûng mênh mông
Khăn quàng tung bay rực rỡ sắc hồng
Xa bạn bè, sao bỗng thấy bâng khuâng?
2/Nhớ bạn:
Ta chia tay nhau,phượng đỏ đầy trời
Nhớ những ngày rộn rã tiếng cười vui
Và nhớ những đêm lửa trại tuyệt vời
Quần bên nhau long lanh lệ rơi
3/Con sông quê hương:
Con sông quê ru tuổi thơ trong mơ
Giữa những hoàng hôn ngời lên ánh mắt
Gặp nhau hồn nhiên, nụ cười rất thật
Để mai ngàythao thức viết thành thơ
* Dặn dò:
-Về nhà tiếp tục tập làm làm thơ tám chữ theo cảm hứng .
-Ôn tập tổng hợp chuẩn bị thi học kì 1.
Ngày thi học kì: 4-1-2006
Tuần 18 :
TIẾT 82, 83: ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
Năm học 2005-2006
Thời gian: 90 phút
A/ PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Câu 1. Từ nào sau đây là từ Hán- Việt
A. Đồng chí B.Quê hương
C. Ruộng nương D. Phương trời
Câu 2. Từ nào trong các câu sau đây không phải là từ láy
A. Mênh mông B. Xôn xao
C. Lạ lùng D. Lăn lộn
Câu 3. Nội dung chính của bài thơ “ Bếp lửa” là :
Vẻ đẹp của bếp lửa trong mỗi buổi sớm mai
Tình cảm sâu nặng thiêng liêng của người cháu đối với người bà.
Tình cảm thương yêu của người bà dành cho con cháu
Tình cảm nhớ thương của người con dành cho cha mẹ.
Câu 4. Từ nào trong các từ sau không phải là từ tượng hình.
A. Xơ xác B. Vật vờ
C. Rung rinh D. Róc rách
Câu 5. Tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống
“ Nàng rằng nghĩa nặng nghìn non
Lâm Trichàng còn nhớ không
Sâm thương chẳng vẹn chữ tòng
Tại ai há dám phụ lòng ”
(Điền các từ: người cũ, người xưa, cố nhân, tri âm, tri kỉ)
Câu 6. Truyện Kiều của Nguyễn Du còn có tên gọi nào khác.
A.Kim, Vân, Kiều truyện B. Đoạn trường tân thanh
C. Độc tiểu thanh kí D. Sở kiến hành.
Câu 7. Hình ảnh trăng cứ tròn vành vạnh trong bài thơ Aùnh trăng ( Nguyễn Duy) tượng trưng cho điều gì?
Hạnh phúc viên mãn tròn đầy.
Quá khứ đẹp đẽ, vẹn nguyên không phai mờ.
Sự tuần hoàn của thiên nhiên vạn vật.
Cuộc sống hiên tại đầy đủ, sung sướng.
Câu 8. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau:
“ Trong thời kì đổi mới, Việt Nam đã.quan hệ ngoại giao với hầu hết các nước trên thế giới”
A. Thành lập B. sáng lập
C. thiết lập D. thiết kế
Câu 9. Tác giả của văn bản Phong cách Hồ Chí Minh là:
A. Phạm Văn Đồng B. Lê trí Viễn
C. Đặng Thai Mai D. Lê Anh Trà
Câu 10. Đấu tranh cho một thế giới hòa bình của Mác-Két có ý nghĩa:
Kêu gọi thế giới không chạy đua vũ trang.
Kêu gọi tình yêu thương trong nhân loại.
Kêu gọi mọi người hãy bảo vệ trái đất.
Kêu gọi mọi người hãy bảo vệ trẻ em.
Câu 11: Phương thức biểu đạt chính trong tác phẩm Làng (Kim Lân) là:
Tự sự kết hợp miêu tả nội tâm.
Tự sự kết hợp ngị luận.
Tự sự kết hợp bộc lộ cảm xúc.
Tự sự kết hợp thuyết minh.
Câu 12:Nhận xét nào sau đây nói được đầy đủ nhất về tiính cách của nhân vật Oâng Hai trong truyện ngắn làng của Kim Lân.
Yêu quý và tự hào làng quê của mình.
Căm thù giặc Tây và những kẻ theo tây làm Việt gian.
Thủy chung với kháng chiến, với cách mạng, với lãnh tụ.
Cả A, B, C.
Câu 13. Truyện thơ Lục Vân Tiên (Nguyễn đình Chiểu) được sáng tác bằng loại chữ nào:
A.chữ hán B. Chữ Nô
C. Chữ Quốc ngữ D. Một loạinào khác.
Câu 14. Bài thờ Đống chí (Chính Hữu) ra đời vào thời kì nào:
A. Trước cách mạng thàng Tám B. Trong kháng chiến chống Pháp
C. Trong kháng chiến chống Mĩ D. Sau đại thắng mùa xuân 1975.
Câu 15. tác phẩm chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng có nội dung là:
Nỗi khổ cực do chiến tranh.
Nỗi đau buồn của một gia đình
Nỗi đau buồn của người cha
Ca ngợi tình cảm cha con thiêng liêng.
Câu 16. Mục đích chính của nhà thơ Phạm Tiến duật khi sáng tạo ra hình ảnh những chiếc xe không có kính (Trong bài thơ về tiểu đội xe không kính) là:
Làm nổi bật những người lính lái xe dũng cảm, lạc quan.
Làm nổi bật những khó khăn, thiếu thốn về vật chất và vũ khí chiến đấu của những người lính.
Nhấn mạnh tội ác của giặc Mĩ.
Làm nổi bật sự vất vả gian lao của những người lính lái xe.
B/ PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1( 3 điểm):
-Viết một đoạn văn ngắn ( trên 10 câu) phân tích khổ thơ cuối trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của nhà thơ Phạm Tiến Duật.
Câu 2(3điểm): Cho tình huống: trong lớp có bạn A thường xuyên bị điểm kém vì không học bài. Tới giờ sinh hoạt, lớp đưa ra để phê bình. Em hãy viết một đoạn thoại đảm bảo các phương châm về lượng, về chất và phương châm lịch sự.
Ngày soạn: 8-1-2006
Ngày dạy: 10-1-2006
Tiết 90: TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
- Giúp hs ôn lại những kiến thức cơ bản và hệ thống kiến thức tổng hợp về văn, Tiếng Việt và tập làm văn.Củng cố thêm kĩ năng làm bài trắc nghiệm và tự luận; thấy rõ được những ưu điểm và khuyết điểm trong bài làm của bản thân, có phương hướng để bổ khuyết trong học kì 2.
B/ CHUẨN BỊ:
GV chấm bài, ghi chép tư liệu, soạn thiết kế giờ trả bài
HS tự nhận xét bài làm của mình so với đáp án .
C/ TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG
I/.Kiểm tra nhận thức của hs về đáp án và biểu điểm.
-Kiểm tra xác xuất vài em.
-Sau đó gv đưa ra đáp án để hs đối chiếu bài mình làm.
II/ Đáp án phần trắc nghiệm: 1A; 2D; 3B; 4D; 5người cũ- cố nhân; 6B; 7B; 8C; 9D; 10A; 11A; 12D; 13B; 14B; 15D; 16A.
III/ Đáp án phần tự luận:
* Câu 1: phân tích khổ thơ cuối trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
Yêu cầu hs cần đạt được các ý cơ bản về nội dung và nghệ thuật sau:
Nghệ thuật: liệt kê; hoán dụ; ẩn dụ; đối lập;hình ảnh chân thực,gợi cảm.
Nôi dung:-cuộc chiến tranh đang ngày càng ác liệt, gay go.
-Nhiệm vụ nặng nề của những người lính lái xe là tiếp viện cho chiến trường miền Nam.
-Tình yêu nước, yêu đồng bào miền Nam tha thiết chính là động lực mạnh mẽ giúp người lính lái xe trường Sơn dũng cảm, hiên ngang
Diễn đạt lưu loát, dùng từ đặt câu đúng, chữ viết rõ ràng, đọc được.
* Câu 2:
Yêu cầu là viết cuộc thoại giữa hs với gv, giữa hs với hsvề vấn đề phê bình một bạn thường xuyên bị điểm kém. Chú ý là thường xuyên bị điểm kém chứ không phải là thường xuyên mắc các loại lỗi về nề nếp như nói chuyện riêng, bỏ tiết, đánh nhau như một số em đã làm .
Trong cuộc thoại đó phải bảo đảm các phương châm về chất, về lượng đặc biệt là phương châm lịch sự.
IV/ GV nhận xét chung:
Phần trắc nghiệm đa số hs làm tốt. Một số em còn nhầm chưa nhận ra từ lăn lộn không phải là từ láy là; hoặc chưa nhận ra văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình có ý nghĩa là kêu gọi thế giới không chạy đua vũ trang
Phần tự luận thì các em làm chưa tốt. Câu 1 thì có nói được một vài ý, tuy nhiên cách dùng từ, diễn đạt lại thiếu lưu loát, thậm chí còn dùng từ sai, nhầm cả giai đoạn chống Mĩ sang chống thực dân Pháp. Rất ít em nói được phần nghệ thuật, hầu như chỉ diễn xuôi câu thơ ,có nhiều em chưa biết phân tích mà cứ nói tản mạn những gì mình biết, mình nhớ về chiếc xe không kính và người ngồi lái trên chiếc xe đó như thế nàodo đó điểm phần này không em nào đạt tối đa, cao nhất là 2/3 điềm.
Câu 2 phần tự luận rấùt nhịều em xác định chưa đúng trọng tâm đề, tức là em kể lại buổi sinh hoạt lớp thông thường là phê bình những bạn nào mắc lỗi trong tuần chứ không chú ý vào đề ra là phê bình bạn thường xuyên mắc lỗi là bị điểm kém. Lí do bị điểm kém; lời phê bình của em và của các bạn như thế nào về bạn , cô giáo đã nói như thế nào?
Có một số em xác định đúng trọng tâm đề, xoay quanh vấn đề điểm kém nhưng lại đi chệch hướng đó là em không phê bình bạn mà lại là bênh vực cho bạn vì sao lại bị điểm kém. Chuyển hướng khen ngợi và khâm phục bạn .
Nói tóm lại các em chưa tuân thủ đủ cả 3 phương châm hội thoại trong cuộc thoại, bài làm chưa đạt ỵêu cầu.đa số chỉ đạt 1/3 điểm ở câu này.
Kết quả chung: điểm giỏi không có; điểm 8 đạt 5%; điểm TB(5,6,7) đạt 70 %; điểm yếu có 25 %
V/ Đọc một vài đoạn, vài câu văn hay của hs: Chọn bài của em Trang, Aùnh, Lựu, Phương, Thông.
* Dặn dò:
Hs có thể suy ngẫm lại bài của mình, rút ra bài học nhất là khi làm văn phân tích.
Soạn bài: Chuẩn bị bài đầu tiên của học kì II.
Khổ thơ kết bài nêu những thử thách ngày càng nhiều, càng gay go ác liệt:
“Không có kính, rồi xe không có đèn.
Không có mui xe, thùng xe có xước”
Tác giả đã liệt kê những cái không có( không kính, không đèn, không mui xe) điều đó cho thấy chiến tranh ngày càng ác liệt hơn. Những chiếc xe từ trong bom rơi vẫn tiếp tục đi trong mưa bom bão đạn nên tiếp tục bị hư hỏng, biến dạng. Từ tất cả những cái không có về vật chấtù tối thiểu đó,tác giả đã đi đến khẳng định một cái có ( một trái tim):
“Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước.
Chỉ cần trong xe có một trái tim”
Hình ảnh “trái tim” vừa là một ẩn dụ, vừa là một hoán dụ. Trái tim ấy chính là tình cảm yêu thương tha thiết của người lính lái xe Trường Sơn giành cho đồng bào miền Nam đang phải sống dưới gót giày tàn sát của bọn Mĩ Diệm. Câu kết đã khẳng định lòng quyết tâm giải phóng miền Nam là sức mạnh vô song. Đối lập tình trạng hư hỏng của chiếc xe và hoạt động không ngừng của chiếc xe là nói lên tinh thần bất khuất của con người. Xe chạy bằng trái tim, bằng xương máu của những người anh hùng. Câu kết biểu dương cao độ sức mạnh tinh thần của con người. Xe có thể thiếu đi nhiều thứ, nhưng không thể thiếu được trái tim hướng về miền Nam thân yêu.
6. Dặn dò hs:
Về nhà làm lại phần tự luận vào vở soạn văn.
HS chuẩn bị sách vở HKII , soạn bài mới.
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1/ Kiến thức:
2/ Kĩ năng:
3/ Giáo dục tư tưởng:
B/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1/ Giáo viên : Soạn bài và chuẩn bị bảng phụ
2/ Học sinh: Soạn bài chu đáo ở nhà.
C/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp.
2/ Kiểm tra:
3/ Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
Ngày dạy:
Ngày soạn:
Tuần Bài
Tiết
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1/ Kiến thức:
2/ Kĩ năng:
3/ Giáo dục tư tưởng:
B/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1/ Giáo viên : Soạn bài và chuẩn bị bảng phụ
2/ Học sinh: Soạn bài chu đáo ở nhà.
C/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp.
2/ Kiểm tra:
3/ Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
Ngày dạy:
Ngày soạn:
Tuần Bài
Tiết
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1/ Kiến thức:
2/ Kĩ năng:
3/ Giáo dục tư tưởng:
B/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1/ Giáo viên : Soạn bài và chuẩn bị bảng phụ
2/ Học sinh: Soạn bài chu đáo ở nhà.
C/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp.
2/ Kiểm tra:
3/ Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
File đính kèm:
- TUAN 18.doc