A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1/ Kiến thức:Giúp hs thấy được tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin trong sáng vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới , xã hội mới.
Thấy được màu sắc trữ tình đậm đà của tác phẩm , việc sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật so sánh và đối chiếu, việc kết hợp nhuần nhuyễn phương thức biểu đạt trong tác phẩm.
2/ Kĩ năng: Phân tích nhân vật và cảm thụ tác phẩm tự sự.
9 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 893 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 16 - Bài 15, 16 - Tiết 76, 77, 78: Cố hương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:14/12/05
Ngày soạn:19/12/05
Tuần16 Bài 15.16
Tiết 76.77.78: CỐ HƯƠNG
Lỗ Tấn
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1/ Kiến thức:Giúp hs thấy được tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin trong sáng vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới , xã hội mới.
Thấy được màu sắc trữ tình đậm đà của tác phẩm , việc sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật so sánh và đối chiếu, việc kết hợp nhuần nhuyễn phương thức biểu đạt trong tác phẩm.
2/ Kĩ năng: Phân tích nhân vật và cảm thụ tác phẩm tự sự.
3/ Giáo dục tư tưởng:Tình cảm yêu quê hương.
B/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1/ Giáo viên : Soạn bài và chuẩn bị bảng phụ ghi các dẫn chứng và phần kiểm tra bài cũ.
2/ Học sinh: Soạn bài chu đáo ở nhà.
C/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp.
2/ Kiểm tra:Em hãy đọc một bài ca dao thể hiện nỗi nhớ quê của người đi xa? Một vài cảm nhận của em? (3 HS)
3/ Bài mới:Nỗi nhớ quê hương xa vời từng là đề tài cho bao nhà nàh thưo cổ . kim, những khi có dịp trở về quê cũ không phải ai cũng vui mừng, hài lòng. Bởi vì có khi như Hạ Tri Chương trong bài Hồi hương ngẫu thư:( Bảng phụ)
Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi
Hương âm vô cải, nấm mao tồi
Nhi đồng tương kiến, bất tương thức,
Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai?
Dịch thơ:
Trẻ đi, già trở lại nhà,
Giọng quê không đổi sương pha mái đầu.
Gặp nhau mà chẳng biết nhau
Trẻ cười hỏi: Khách từ đâu đến làng?
Sau nhiều năm đi xa , nhân vật Tôi trong Cố hương của nhà văn Lỗ Tấn trở lại quê nhà , tuy không đến nỗi bẽ bàng như nhà thơ họ Hạ nhưng cũng bùi ngùi một nỗi buồn tê tái vì cảnh quê, người quê. Và tâm trạng người về thăm quê lần cuối cùng chỉ có thế
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
A/
G : Cho hs đọc phần chú thích SGK và tóm lược những ý chính ghi bảng cho hs nắm được ngắn gọn về tác giả.
H : Đọc bài và tóm tắt ý chính.
G : Tác phẩm có sử dụng những phương thức biểu đạt nào? Ví dụ.
H : Tự bộc lộ.
B/I.
G : Hướng dẫn đọc với giọng trầm buồn , bùi ngui khi kể, khi tả; giọng ấp úng của NT, giọng chao chát của thím Hai
-Đọc mẫu đoạn đầu và gọi hs đọc nối tiếp.
H : Đọc bài nối tiếp kết hợp đánh dấu những đoạn văn, chi tiết quan trọng.
B/ II.
H : Một hs đứng tại chỗ tóm tắt nội dung truyện, có nhận xét, bổ sung.
G : Chỉnh sửa sau khi hs tóm tắt và kể lại một lần nữa.
B/ III.
H : Chia đoạn ở văn bản: 3 đoạn
-Từ đầu đến làm ăn, sinh sống:Tôi trên đường về quê.
-Tiếp đến sạch trơn như quét: Tôi những ngày ở quê.
-Còn lại: Tôi trên đường rời xa quê. (HẾT TIẾT 1)
IV/ 1
G : Có thể đồng nhất nhân vật tôi với tác giả được không? Vì sao?
H : Tôi cũng tên là Tấn , quê ở Thiệu Hưng, trong cuộc đời , nhà văn cũng đã vài lần về thăm quê ..Nhưng tôi vẫn là nhân vật văn học, là kết quả sáng tạo hư cấu của tác giả.
G : Cảnh làng quê trong con mắt của người trở về sau hai mươi năm xa cách đã hiện ra như thế nào? Cảnh đó dự báo một cuộc sóng ra sao ở cố hương?
H : Đang độ giữa đông.váng úa.
->Một cuộc sống nghèo khổ, tàn tạ.
G : Trước cảnh ấy, tiếng nói nào vang lên từ nội tâm người trở về? Thể hiện cảm giác nào?
H : A ! Đây thật có phải là cái làng cũkhông? Cảm giác ngạc nhiên, chua sót.
**Ngồi trên thuyền , nhìn qua khe hở mui thuyền làng quê sau 20 năm mới gặp lại , trong lòng nhân vật tôi mới cảm thấy một nỗi buồn phảng phất , ngạc nhiên, không tin là cái làng cũ của mình . Đó là vì giữa cái hy vọng và tưởng tượng đã khác xa với thực tế. Hình ảnh thôn xóm tiêu điều , hoang vắng im lìm dưới vòm trời váng úa , u ám, khiến tâm hồn người xa quê hẫng hụt, thương cảm , thất vọng: Mấy cọng tranh khô phất phơ trên mái ngói -> đã diễn tả sự hoang phế , sa sút
G : Chuyến về quê lần này của nhân vật tôi có gì đặc biệt? Ý nghĩa?
H : Ý định từ giã nó lần cuối cùng.làm ăn sinh sống.
->Cuộc sống nơi quê ngày một nghèo khókhiến gia đình phải buộc rời làng tìm cách làm ăn sinh sống.
H : Hìh ảnh cố hương hiện lên trong con mắt và tấm lòng người về thăm quê?
H : Tự bộc lộ.
2.
G : Những ngày ở quê, Tôi gặp rất nhiều người quen cũ, trong đó cuộc găp với nhận vật nào được kể nhiều nhất? Mối quan hệ giữa tôi và NT được kể trong thời điểm nào?
H : Nhuận Thổ và chị Hai Dương. Nhuận thổ trong quá khứ và trong hiện tại.
G : Hình ảnh Nhuận Thổ xưa gắn với cảnh tượng nào?
H : (Bảng phụ)
-Một vầng trăng tròn vàng thắm treo lửng lơ.đứa bé, chạy mất.
G : Tại sao nhân vật tôi gọi là cảnh tượng thần tiên?
H : Đó là một cảnh tượng sáng sủa, một dấu hiệu của cuộc sống thanh bình và hạnh phúc nơi làng quê, giờ chỉ còn trong giấc mơ
G : Khi đó, NT hiện lên với những biểu hiện cụ thể nào về hình dạng, trang phục, tính tình, hiểu biết?
H : Khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật, đầu đội mũ lông chiên bé tí tẹo, cổ đeo vòng bạc sáng loáng.
-Hắn thấy ai là bẽn lẽn, chỉ không bẽn lẽn với mình tôi thôi.
-Bẫy chim thì tài lắm; biết nhiều cuyện lạ lùng lắm.
G : Từ đó, hình ảnh người bạn như thế nào trong kí ức của tôi?
H : Khôi ngô, khoẻ mạnh, gần gũi, nhiều tình cảm.
G : Sau 20 năm xa cách, dấu hiệu nào cho thấy sự thay đổi kì lạ ở Nhuận Thổ?
H : ( Bảng phụ)
-Khuôn mặt tròn trĩnh..như vỏ cây thông.
-Lấy một cái dáng điệu chào rất cung kính: “Bẩm ông!”
-Lại xin tất cả cá đống tro, chờ khi nào chúng tôi lên đường là đem thuyền đến chở.
Đây là dấu hiệu sự thay đổi toàn diện ở một con người. Kì lạ nhất là sự thay đổi tính nết : tự ti và tham lam.
G : Nét nổi bật trong cách xây dựng nhân vật NT ở đây là gì? Từ đó NT trong hiện tại là một con người như thế nào?
H : Dùng phép so sánh tương phản thể hiện hình ảnh NT già nua, tiều tuỵ và hèn kém.
G : Em nghĩ như thế nào về lời than thở của tôi dành cho NT: con đông, mùa mất, thuế nặng, lính tráng, trộm cướp quan lại, thân hào đày đoạ thân anh khiến anh trở thành đần độn, mụ mẫm đi.
H : Thảo luận cặp.
Sự thay đổi kì lạ nguyên nhân từ cách sống lạc hậu của người nông dân , từ hiện thực đen tối của xã hội áp bức.
*G : Trong kí ức nhận vật tôi, chị Hai Dương là nàng Tây Thi đậu phụ có ý nghĩa gì?
H : Bộc lộ tình cảm thân thiện đối với người phụ nữ láng giềng đã từng là một người đẹp người đẹp nết.
G : 20 năm sau , người phụ nữ ấy xuất hiện trước mặt tôi với bộ dạng như thế nào?
H : Một người đàn bàgiống hệt một cái com- pa.
-Aùi chà! Anh bây giờ..tôi đâu!
-Miệng lẩm bẩmcút thẳng.
G : Em có nhận xét gì về sự thay đổi này? Sự thay đổi nào là lớn nhất?
H : Thay đổi toàn diện, cả hình dạng lẫn tính tình. Thay đổi lớn nhất là tính tình, vì đó là biểu hiện suy thoái về lối sống và đạo đức làng quê.
G : Kể chuyện về hai con người này với sự thay đổi hoàn toàn khác trước, người kể chuyện giúp ta hiểu gì về cuộc sống đang diễn ra nơi cố hương và tình cảm thái độ đối với con người, xã hội?
H : Tự bộc lộ.
* Cuộc sống quẩn quanh, bế tắc, nghèo khổ khiến làng quê ngày một tàn tạ, con người ngày một khổ sở, hèn kém, bất lương.
HẾT TIẾT 2
3.
G : Cảm xúc khi rời quê của tôi biểu hiện như thế nào? Vì sao có cảm xúc ấy?
H : Cố hương của tôi không còn trong lành, ấm áp, đẹp đẽ như xưa với những đứa bạn và ngôi nhà thân thuộc yêu dấu, cố hương bây giờ xơ xác, xa lạ từ cảnh vật đến con người.
G : Khi rời cố hương, tôi đã mơ ước điều gì? Em thử hình dung cụ thể hơn mong ước ấy?
H : Mong cho thế hệ con cháu không bao giờ phải cách bức nhau; .chưa từng được sống.
Đó là một làng quê tươi đẹp, con người tử tế, thân thiện.
G : Trong niềm hi vọng của nhân vật tôi đã xuất hiện một cảnh tượng gì? Thể hiện ước ao gì?
H : Một cánh đồng cátvàng thắm.
Mong ước bình yên, ấm no cho làng quê.
G : Ý nghĩ của tôi: Trên mặt đất vốn làm gì có đường, người ta đi mài thì thành đường thôi.Em hiểu ý nghĩ này như thế nào? Vì sao ông có ý nghĩ ấy?
H : Thảo luận bàn: Cũng như những con đường trên mặt đất, mọi thứ trong cuộc sống không có sẵn, những bằng sự cố gắng con người sẽ có có tất cả.
-Muốn thức tỉnh con người không cam chịu cuộc sống nghèo hèn, áp bức. Oâng tin thế hệ con cháu sẽ mở đường đến ấm no hạnh phúc cho quê hương.
G : Từ niềm tin, và suy nghĩ của tôi đã bộc lộ được thái độ tình cảm gì đối với cố hương?
H : Tự bộc lộ.
V/
G : Học xong bài Cố hương em thấy tình cảm, tư tưởng nào của người kể chuyện đối với làng quê và hiện thực xã hộ lúc bấy giờ?
H : Tự bộc lộ.
G : Viết lên truyện này nhà văn Lỗ Tấn có gởi gắm ước vọng gì không? Ước vọng đó ngày nay có trở thành sự thực không? Dẫn chứng minh hoạ?
H : Tự bộ lộ.( Tha thiết, lo lắng cho vận mệnh của đất nước)
Sau đó đọc ghi nhớ sgk.
VI.
G : Nếu được viết về làng quê của mình, em sẽ học tập được gì trong cách kể chuyện của nhà văn Lỗ Tấn?
H : Thảo luận nhóm.
- Phải am nhiểu về cuộc sống của làng quê; tấm lòng chân thành với làng quê; kết hợp nhiều phương thức biểu đạt trong kể chuyện.
A/ TÌM HIỂU CHUNG.
1.Tác giả:
-Nhà tư tưởng, nhà văn hoá lớn
-Nhà văn với nhân dân.
-Sự nghiệp: Cách mạng và văn chương.
2.Tác phẩm: TS-MT-BC-NL
B/ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN.
I/ Đọc, chú thích ( chú ý chú thích 1)
II/ Tóm tắt: Sau hai mươi năm xa quê, nhân vật Tôi trở về thăm làng cũ.
So với ngày trước, cảnh vật và con người nơi quê thật tàn tạ, nghèo hèn. Mang nỗi buồn thương, nhân vật Tôi rời cố hương ra đi với ước vọng cuộc sống làng quê mình sẽ được thay đổi.
III/ Bố cục: 3 phần.
IV/Phân tích.
1/ Nhân vật tôi trên đường về thăm quê cũ.
*Cảnh vật:
Hiện tại Trong hồi ức
Xơ xác, tiêu điều, Đẹp đẽ.
hoang vắng
->Miêu tả, đối chiếu
-> Ngạc nhiên, chua sót, hẫng hụt, thương cảm, thất vọng.
2/ Những ngày tôi ở cố hương.
-Ngạc nhiên trước sự xuất hiện của thím Hai Dương và Nhuận Thổ
*Hình ảnh Nhuận Thổ:
Quá khứ
-Cậu bé khoẻ
mạnh, nhanh nhẹn,
trang phục đẹp đẽ,
đeo vòng bạc.
-Hiểu biết nhiều. ( kể chuyện bắt tra)
-Nói chuyện vô tư, tự nhiên
->Một NT đẹp đẽ, đầy sức sống.
Hiện tại.
-Aên mặc rách rưới,nghèo khổ ( Mũ, áo)
-Mắt.
-Nói chuyện thưa bẩm.
->Tàn tạ, bần hèn. Cuộc đời xuống dốc, sa sút về mọi mặt.
->Phép so sánh tương phản
->Nhuận Thổ già nua, tiều tuỵ, hèn kém.
*Hình ảnh chị Hai Dương.
-Trong kí ức: Chị Hai Dương là Tây Thi đậu phụ.
->Đẹp người đẹp nết.
-Sau 20 năm: Thay đổi cả hình dạng lẫn tính tình.
=>Tâm trạng buồn thương, đau xót trước sự sa sút của những người nơi quê.
=>Tố cáo , lên án xã hội Trung Quốc sa sút về mọi mặt.
3.Khi rời cố hương.
-Lòng không chút lưu luyến, cảm thấy ngột ngạt, lẻ loi.
-Hi vọng, ước mongyên bình, ấm no cho quê hương.
-Suy nghĩ: Trên mặt đấtđường thôi.
->Thức tỉnh người dân không cam chịu cuộc sống nghèo hèn, áp bức, tin tưởng ở thế hệ mai sau sẽ mở đường đến ấm no cho quê hương.
=>Biểu hiện của tình yêu quê hương mới mẻ và mãnh liệt.
V/ Tổng kết.
1.Nội dung.
-Những rung cảm của tôi trước sự thay đổi của làng quê.
-Phê phán xã hội phong kiến.
-Đặt ra con đường đi cho người nông dân.
2.Nghệ thuật:
Diễn biến tâm lí nhân vật.
*Ghi nhớ: sgk.
VI/ Luyện tập.
Hoạt động nhóm.
Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về quê hương của mình.
* Dặn dò: Học bài và học ghi nhớ.
Oân tập dần về môn van để chuẩn bị thi học kì 1.
Soạn bài : Oân tập
Ngày dạy:18/12/05
Ngày soạn:22/12/05
Tiết 79.80: ÔN TẬP PHÂN TẬP LÀM VĂN
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1/ Kiến thức: -Nắm vững các nội dung chính của phần TLV đã học trong chương trình ngữ văn 9. thấy được tính chất tích hợp của chúng với các văn bản chung.
-Thấy được tính kế thừa và phát triển của các nội dung TLV 9 bằng cách so sánh với nội dung các kiểu văn bản đã học ở lớp dưới.
2/ Kĩ năng:Tổng hợp khái quát các đơn vị kiến thức, kĩ năng đối chiếu so sánh các laọi văn bản đã học từ lớp 6.7.8.9.
B/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1/ Giáo viên : Soạn bài chu đáo và chuẩn bị kiểm tra 15 phút.
-Mục đích vừa để ôn tập vừa cho học sinh làm quen với bài kiểm tra học kì sắp tới.
2/ Học sinh: Soạn bài chu đáo ở nhà.
C/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp.
2/ Kiểm tra:Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh sau đó phát bài kiểm tra 20 phút ; sau khi thu bài, giáo viên lần lượt chữa bài kiểm tra và cũng là ôn tập luôn.
KIỂM TRA 15 PHÚT
Môn tập làm văn 9
I/ TRẮC NGHIỆM (3 điểm): Khoanh tròn vào mỗi câu trả lời đúng nhất.
1.Văn bản thuyết minh (VBTM) có sử dụng kết hợp với những yếu tố nào?
A.Thuyết minh với miêu tả.
B.Thuyết minh với lập luận giải thích.
C.Cả A, B đều đúng.
D. Cả A, B đều sai.
2.Văn bản thuyết minh có yếu tố miêu tả, tự sự giống và khác văn bản miêu tả, tự sự ở điểm nào?
a/ VBTM trung thành với đặc điểm của đối tượng một cách khách quan, khoa học.
A.Đúng. B. Sai.
b/ VBTM cung cấp đầy đủ tri thức về đối tượng cho người đọc, người nghe.
A. Đúng. B. Sai.
c/ VBTM ít dùng số liệu cụ thể, chi tiết.
A.Đúng. B. Sai.
d/ VBTM ứng dụng trong nhiều tình huống cuộc sống, văn hoá, khoa học, có tính đơn nghĩa.
A.Đúng. B. Sai.
3.Vai trò, vị trí, tác dụng của biện pháp nghệ thuật và miêu tả trong VBTM là:
A.Làm cho câu văn câu thơ gợi tả, gợi cảm.
B.Giúp cho người đọc, người nghe hiểu biết về đối tượng.
C.Cả A, B đều đúng.
4.Văn bản tự sự ( VBTS) có sử dụng các yếu tố nào?
A.Yếu tố miêu tả nội tâm, độc thoại, đối thoại, nghị luận.
B.Yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận và đối toại.
C.Yếu tố độc thoại, đối thoại, miêu tả nội tâm.
D.Cả A, B , C đều sai.
5.Vì sao trong VBTS có đủ các yếu tố miêu tả, biểu cảm, lập luận mà vẫn gọi là VBTS ?
a/.Các yếu tố miêu tả, lập luận, biểu cảm chỉ là hỗ trợ nhằm nổi bật phương thức chính.
A. Đúng. B.Sai.
b/ Khi gọi tên một văn bản, người ta thường dựa vào phương thức biểu đạt chính.
A.Sai. B. Đúng.
c/ Trong thực tế khó có một văn bản nào chỉ sử dụng một phương thức biểu đạt.
A.Đúng. B. Sai.
d/ VBTS thường dùng phương thức biểu đạt chính là bộc lộ tình cảm, nhận định đánh giá của người kể chuyện.
A.Đúng. B. Sai.
6.Trong tập làm văn của học sinh vẫn đầy đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài, Vì:
A.Đây là bố cục mang tính qui phạm đối với học sinh.
B.Giúp cho học sinh làm quen với tư duy cấu trúc khi xây dựng văn bản.
C.Làm cho văn bản có tính khoa học.
D.Cả A, B , C đều đúng.
II/ TỰ LUẬN (7 điểm): Cho đoạn thơ sau:
Buồn trông cửa bể chiều hôm.
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Buồn trông gió cuốn mặt duyềnh
Aàm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi
( Trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích” – Nguyễn Du)
Em hãy phân tích các giá trị nghệ thuật biểu đạt được sử dụng ở đoạn thơ trên
3/ Bài mới:
*Tiến trình tổ chức hoạt động:
-Toàn bộ bài ôn tập có tất cả 12 câu hỏi,tiến hành trong 2 tiết
-tùy trình độ cụ thể củatừng lớp mà lụa chọn một số câu hỏi mà họcsinh chưa nắm chắc.
I/ LÝ THUYẾT.
Câu 1: Những nội dung chính:
a. Văn bản thuyết minh:
-Trọng tâm:kết hợp thuyết minh với lập luận giải thích miêu tả.
b. Văn bản tự sự:
-Trọng tâm:+Kết hợp tự sự với biểu cảm và miêu tả nội tâm,giữa tự sự và nghị luận.
+Đối thoại và độc thoại nội tâm trong tự sự,người kể chuyện và vai trò người kể chuyện trong văn bản tự sự.
Câu 2:Giải thích và miêu tả trong văn bản thuyết minh:
-Giải thích làm rõ sự vật cần giới thiệu (nhất là khi gặp các thuật ngữ,khái niệm chuyên môn,nội dung trừu tượng)
-Miêu tả để người đọc,người nghe,hình dung ra dáng vẻ hình khối,màu sắc không gian,cảnh vật xung quanhcủa đối tượng thưyết minh.
->Nếu thiếu các yếu tố miêu tả,giải thích,bài thuyết minh sẽ không rõ ràng,thiếu sinh động.
Câu 3:Thuyết minh có yếu tố miêu tả, có những điểm khác với miêu tả ở chỗ nào?
Miêu tả
Thuyết minh
-Có hư cấu,tưởng tượng,không nhất thiết phải trung thành với sự vật.
-Dùng nhiều hình ảnh so sánh,liên tưởng.
-Mang nhiều cảm xúc chủ quan của người viết.
-Ít dùng số liệu cụ thể,chi tiết.
-Dùng nhiều trong sáng tác văn chương nghệ thuật.
-Ít tính khuôn mẫu.Đa nghĩa.
-Trung thành với đặc điểm của sự vật,đối tượng.
-Ít dùng tưởng tượng so sánh.
-Đảm bảo tính khách quan khoa học.
-Dùng nhiều số liệu cụ thể,chi tiết.
-Ứng dụng trong nhiều tình hống của cuộc sống,văn hóa,khoa học.
-Thường theo một số yêu cầu giống nhau.
-Đơn nghĩa.
Câu 4:Văn bản tự sự có những nội dung gì? Vai trò, vị trí, tác dụng của các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận trong VBTS như thế nào? Ví dụ?
Câu 5: Những nội dung chính liên quan đến văn bảnh tự sự.
1/ VBTS sử dụng các yếu tố miêu tả, lập luận, biểu cảm.
2/ VBTS có đầy đủ các yếu tố miêu tả, lập luận và biểu cảm mà vẫn gọi là VBTS vì:
-Các yếu tố trên chỉ là hỗ trợ nhằm nổi bật phương thứuc chính.
-Khi gọi tên văn bản bào giờ người ta cũng căn cứ vào PTBĐ chính.
-Thực tế khó có 1 văn bản nào chỉ vận dụng một PTBĐ.
3/ Sơ đồ tổng hợp.
Số tt
Kiểu VB chính
Các yếu tố kết hợp với văn bản chính
Tự sự
Miêu tả
Lập luận
Biểu cảm
Thuyết minh
Điều hành
1
Tự sự
x
x
x
x
Miêu tả
x
x
x
x
x
Biểu cảm
x
x
x
Thuyết minh
x
x
Điều hành
Lập luận
x
x
x
**Học sinh trả lời miệng các câu hỏi còn lại trong SGK.
II/ LUYỆN TẬP.
Bài 1: Truyện Cố hương có những đoạn văn nào miêu tả? Chỉ ra đối tượng miêu ta? Đoạn văn nào sử dụng thuyết minh? Cách thuyết minh đó như thế nào?
-Đoạn văn tả Nhuận Thổ trong kí ức của nhân vật tôi và Nhuận Thổ trong hiện đại.
-Đoạn thuyết minh kết hợp với giải thích về tên Nhuận Thổ. (tác dụng: Tín ngưỡng của người nônmg dân TQ).
* Dặn dò:
Học bài và tiếp tục ôn tập để chuẩn bị kiểm tra học kì I
Ngày dạy:
Ngày soạn:
Tuần Bài
Tiết
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1/ Kiến thức:
2/ Kĩ năng:
3/ Giáo dục tư tưởng:
B/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1/ Giáo viên : Soạn bài và chuẩn bị bảng phụ
2/ Học sinh: Soạn bài chu đáo ở nhà.
C/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp.
2/ Kiểm tra:
3/ Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
Ngày dạy:
Ngày soạn:
Tuần Bài
Tiết
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1/ Kiến thức:
2/ Kĩ năng:
3/ Giáo dục tư tưởng:
B/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1/ Giáo viên : Soạn bài và chuẩn bị bảng phụ
2/ Học sinh: Soạn bài chu đáo ở nhà.
C/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp.
2/ Kiểm tra:
3/ Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
File đính kèm:
- TUAN 16.doc