Bài giảng lớp 9 môn Ngữ văn - Tiết 23, 24: Hoàng Lê nhất thống chí ( hồi 14)

/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1/ Kiến thức: cho hs hiểu được Hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ trong cuộc tấn công thần tốc đại phá quân Thanh.

 Sự thảm bại cảu tướng lĩnh nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống.

 Đặc điểm của thể chí trong tự sự trung đại , đó là sự kết hợp giữa tự sự và tính lịch sử.

2/ Kĩ năng: Phân tích nhân vật trong tiểu thuyết viết theo thể chương hồi qua việc kể, miêu tả lời nói, hành động.

3/ Giáo dục tư tưởng:Lòng tự hào về chiến công lẫy lừng của vua Quang Trung

doc4 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 822 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng lớp 9 môn Ngữ văn - Tiết 23, 24: Hoàng Lê nhất thống chí ( hồi 14), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:25/09/05 Ngày soạn:04/10/05 Tiết23.24: HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ ( Hồi 14) Ngô Văn Gia Phái A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1/ Kiến thức: cho hs hiểu được Hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ trong cuộc tấn công thần tốc đại phá quân Thanh. Sự thảm bại cảu tướng lĩnh nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống. Đặc điểm của thể chí trong tự sự trung đại , đó là sự kết hợp giữa tự sự và tính lịch sử. 2/ Kĩ năng: Phân tích nhân vật trong tiểu thuyết viết theo thể chương hồi qua việc kể, miêu tả lời nói, hành động. 3/ Giáo dục tư tưởng:Lòng tự hào về chiến công lẫy lừng của vua Quang Trung trong cuộc đại phá quân Thanh. Căm ghét bè lũ bán bán nước và cướp nước Lê Chiêu Thống. B/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH. 1/ Giáo viên : Soạn bài và chuẩn bị bảng phụ ghi phần 2/ Học sinh: Soạn bài chu đáo ở nhà. C/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG 1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp. 2/ Kiểm tra:Bức tranh miêu tả cảnh sống của chúa Trịnh gợi cho em suy nghĩ về hiện thực đất nước như thế nào? ( 2 hs) 3/ Bài mới: Người VN đã từng coi cuộc chiến đấu của vua Quang Trung đại phá quân Thanh như một huyền thoại. Không phaỉ tự nhiên người đời lại ca tụng người anh hùng áo vải như vậy. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu một đoạn trích trong Ngô Gia văn phái để chứng minh lời truyền tụng đó. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ GHI BẢNG PHẦN A. G: Cho hs đọc thầm sgk phần chú thích. G: Nói cho hs hiểu về thể chí và tại sao tác phẩm có tên là HLNTC: Chí là một thể văn vừa có tính VH vừa có tính lịch sử. Đây là cuốn sách ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê, viết theo thể chí. PHẦN B. I/ G:Đọc trước một đoạn và gọi 4-5 hs đọc tiếp sau đó tự nghiên cứu chú thích. ** Đốc xuất đại binh: chỉ huy, cổ vũ đoàn quân lớn. II/ G: Thuyết trình hoặc cho hs khá giỏi môn NV thuyết minh về thể loại này theo sự tìm hiểu của các em. III/ G: Hồi thứ 14 đã phản ánh giai đoạn lịch sử nào của chế độ phong kiến VN? H : Thời kì biến động cuối TK 18. Lê Chiêu Thống lo sợ ngai vàng mọt ruỗng đã cầu viện nhà Thanh . Anh hùng dân tộc đã đại phá quân Thanh lập nên triều đại Tây sơn G: Có thể tóm tắt nội dung hồi thứ 14 này thế nào? H : 1-2 hs trình bày trước lớp. IV/ G: Từ phần tóm tắt trên, em hãy xác định bố cục cảu bài? H : Bố cục 3 phần: .Từ đầu đến đường ra Bắc: QT chuẩn bị tiến quân ra Bắc. Tiếp..kéo vào thành: QT đại phá quân Thanh. Còn lại: Số phận của tướng lĩnh nhà Thanh và vua tôi LCT. V/I G: Cảm nhận của em về người anh hùng NH sau khi đọc đoạn trích? Chỉ ra những việc lớn mà ông đã làm trong vòng 1 tháng? H : Tự bộc lộ. TIẾT 2: G: Qua những lời phủ dụ của nhà vua ở trấn Nghệ An , với bọn Sở, Lân, Ngô Thì Nhậm và cuộc trò chuyện cống sĩ La Sơn chứng tỏ nhà vua còn có phẩm chất gì? H : Là nhà lãnh đạo chính trị, quân sự ngoại giao có trí tuệ sáng suốt ** Oâng đã sớm nhìn thấy ngay từ khi mới khởi binh đến ngày sẽ thắng, tự tin ở bản thân, ở các tướng sĩ của mình.một mặt khôn khéo giao hảo với nàh Thanh, mặt khác tích cực nuôi dưỡng lực lượng, ổn định hoà bình lâu dài. G: Tìm hiểu tài dùng binh và chỉ huy chiến đấu cảu QT như thế nào? H : Dựa vào sgk để trả lời. G: Hình ảnh vua QT được miêu tả trong chiến trận có gì nổi bật? H : Tả lại theo truyện và tưởng tượng của mình. G: Tại sao tác giả vốn trung thành với nhà Lê, không mấy cảm tình với Tây Sơn, mà viết về QT và chiến công cảu đoàn quân đầy cảm tình thế? H : Thảo luận nhóm và báo cáo. Tác gải Ngô VGP là những cựu thần, chịu ơn sâu nghĩa nặng cảu nhà Lê, những họ đã không bỏ qua sự thật là ông vua nhà Lê hèn yếu đã cõng rắn cắn gà nhà và chiến công lừng lẫy của QT là niềm tự hào lớn lao của dân tộc. 2. 2a/G: Hình ảnh bọn cướp nước và bán nước trong những ngày đầu xuân Kỉ Dậu được kể và miêu tả qua những chi tiết nào? H : Chọn chi tiết đặc sắc để trả lời. G: Nếu lí giải nguyên nhân thất bại nhanh chóng và thảm hại của quân Thanh thì em giải thích thế nào? H : Tự bộc lộ: Chủ quan, chiến đấu không vì mục đích chính nghĩa, quân Trương Sinh quá hùng mạnh 2b/ G: Tình cảnh của bọn vua tôi nhà Lê như thế nào? Thái độcủa tác giả được thể hiện ra sao trong giọng điệu, cảm xúc? H : Tự bộc lộ. VI/ G : Hồi thứ của tác phẩm HLNTC mang lại cho em những hiểu biết gì? H : Tự trả lời. VII/ G : Theo em có thể gọi HLNTC là tiểu thuyết loch sử vì lí do nào trong các lí do sau: a/ Vì truyện này liên quan đến sự that loch sử. b/ Vì sự that loch sử được ghi chép dưới hình thức tiểu thuyết. c/ Vì các nhân vật loch sử nổi lean trong tác phẩm như là những hình tượng văn học sinh động. H Thảo luận bàn và báo cáo. A/ TÌM HIỂU CHUNG 1.Tác giả: - Tập thể tác giả dòng họ Ngô Thì. - Hai tác giả chính: Ngô Thì Chí, Ngô Thì Du. 2.Tác phẩm - HLNTC: tiểu thuyết lịch sử ( chữ Hán), thế kỉ 18 đầu TK 19. B/ ĐỌC- HIỂU VB I.Đọc- tìm hiểu chú thích. II.Thể loại: Thể chí văn vừa có tính chất sử. III.Tóm tắt IV. Bố cục:3 phần. V. Phân tích. 1. Hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ. -Con người có hành động mạnh mẽ, quyết đoán, nhanh gọn. +Tế cáo lên ngôi hoàng đế. +Xuất binh ra Bắc. +Tuyển mộ quân lính. +Mở cuộc duyệt binh ở Nghệ An. +Phủ dụ tướng sĩ, hoạch định kế sáchhành quân đánh giặc và cả kế hoạch đối phó với nhà Thanh sau chiến thắng. =>Là nhà lãnh đạo chính trị, quân sự ngoại giao có trí tuệ sáng suốt, nhìn xa trong rộng, biết mình biết người. -Trí tuệ sáng suốt nhạy bén. +Phân tích tình hình thời cuộc, khẳn định chủ quyền của dân tộc ta, lên án hành động xâm lăng phi nghĩa của giặc:đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràngnhắc lại truyền thống đánh giặc từ xưa tới nay. +Trong việc xét đoán dùng người, hiểu sở trường của tướng sĩ , khen chê đúng người đúng việc. -Ý chí quyết chiến quyết thắng va tầm nhìn xa trông rộng: Mới khởi binh đánh giặc mà vua QT đã nói “phương lược tiến đánh đã có định sẵn”, tính kế hoạch ngoại giao khi chiến thắng. -Tài dụng binh như thần: QT chỉ huy cuộc hành quân thần tốc: Ngày 25 xuất quân, một tuần lễ đến Tam ĐiệpVượt mức 2 ngày. -Hình ảnh lẫm liệt trong chiến trận: Quân lính luân phiên dạ ran làm cho lính trong đồnai nấy rụng rời sợ hãi, xin hàng, khí thế đội quân làm kẻ thù khiếp vía, tưởng như tướng trên trời rơi xuống, quân dưới đất chui lên. => Hình ảnh người anh hùng được khắc hoạ đậm nét với tính cách quả cảm mạnh mẽ, là người tổ chức và là linh hồn của chiến công vĩ đại. 2/ Hình ảnh bọn cướp nước và bán nước. a/ Bọn quân tướng nhà Thanh. -Tôn Sĩ nghị: Kẻ tướng bất tài, kiêu căng tự mãn, chủ quan, cho quân lính mặc sức ăn chơi. -Khi quân Tây Sơn đến nơi sợ chạy mất mật, xin ra hàng. Quân sĩ hoảng loạn giày xéo lên nhau bỏ chạy b/ Bọn vua tôi phản nước hại dân. - Cõng rắn cắn gà nhà mưu cầu lợi riêng -Chịu nỗi nhục của kẻ đi cầu cạnh van xin, mất tư cách quân vương. => Tình cảnh khốn quẫn của vua Lê. => Lòng thương cảm và ngậm ngùi của tác giả. VI/ Tổng kết. -Kể, miêu tả chân thực sinh động. -Ca ngợi người anh hùng với chiến công vĩ đại trong đại chiến chống quân Thanh. --Sựï thất bại đớn hèn của bè lũ cướp nước và bán nước. *Ghi nhớ : sgk. VII/ Luyện tập. Đọc thêm moat đoạn thưo của Ngô Thì Du: Một trận rồng lửa giặc tan tành Liều mình xuống đò trốn cho nhanh Ba quân oai hùng chỉnh tề tiến Đầy đường già true mặt hân hoan Cung kính cùng nhau chúc: Vua ta trở lại núi sông ta. * Dặn dò: Học kĩ bài học và soạn bài : Sự phát tiển của từ vựng.

File đính kèm:

  • doc23.24.doc