Bài giảng lớp 9 môn Ngữ văn - Tiết 22: Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1/ Kiến thức:Giúp hs thấy được cuộc sống xa hoa của vua chúa, sự nhũng nhiễu của quan lại thời Lê- Trịnh và thái độ phê phán của tác giả.

 Bước đầu nhận biết đặc trưng cơ bản cảu thể loại tuỳ bút đời xưa và đánh giá được giá trị nghệ thuật của những dòng ghi chép đầy tính hiện thực này.

2/ Kĩ năng:Đọc và phân tích thể loại VB tuỳ bút trung đại.

3/ Giáo dục tư tưởng:Sống có trách nhiệm trước những gì mình làm, sống không xa hoa, lãng phí, biết sống vì người khác

 

doc3 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 589 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng lớp 9 môn Ngữ văn - Tiết 22: Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 28/09/05 Ngày soạn:03/10/05 Tiết 22: CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH ( Trích Vũ trung tuỳ bút –Phạm Đình Hổ) A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1/ Kiến thức:Giúp hs thấy được cuộc sống xa hoa của vua chúa, sự nhũng nhiễu của quan lại thời Lê- Trịnh và thái độ phê phán của tác giả. Bước đầu nhận biết đặc trưng cơ bản cảu thể loại tuỳ bút đời xưa và đánh giá được giá trị nghệ thuật của những dòng ghi chép đầy tính hiện thực này. 2/ Kĩ năng:Đọc và phân tích thể loại VB tuỳ bút trung đại. 3/ Giáo dục tư tưởng:Sống có trách nhiệm trước những gì mình làm, sống không xa hoa, lãng phí, biết sống vì người khác B/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH. 1/ Giáo viên : Soạn bài và sưu tầm bộ phim “ Đêm hội long trì” và VB “ Thương kinh kí sự”- LHT. 2/ Học sinh: Soạn bài chu đáo ở nhà. C/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG 1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp. 2/ Kiểm tra:Tóm tắt chuyện người con giá NX theo ngôi kể của Vũ Nương. Em thích câu chuyện này ở điểm nào? 3/ Bài mới: Hiện thực cảu xã hội nhiều khi cũng được phơi bày khá tinh tế qua ngòi bút và cái nhìn sắc sảo của những nhà văn thời kì Trịnh- Lê. Tiêu biểu cho cây bút ấy chính là Nhà văn PĐH. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ GHI BẢNG PHẦN A. G: Cho hs đọc phần chú thích sgk, sau đó GV nhấn mạnh một số điểm chính. *Oâng sinh trưởng trong mtj gia đình khoa bảng. Thủa nhỏ từng ôm giấc mộng văn chương . Cuối thời Lê Chiêu thống, ông vào học trường QTG, thi đỗ sinh đồ nhưng gặp lúc thời thế không yên nên lánh về quê dạy học. Thời Minh Mạng ông làm quan một thời gian rồi nghỉ. Về sự nghiệp, giá trị nhất là 2 tác phẩm bằng văn xuôi: vũ trung tuỳ bút và tang thương ngẫu lục. Thơ ông chủ yếu là kí thác tâm sự bất đắc chí của một nho sĩ sinh không gặp thời. PHẦN B. I. G: Hướng dẫn hs đọc: chậm rãi, hơi buồn, hàm ý phê phán kín đáo. H : đọc lần lượt theo sự hướng dẫn của giáo viên, sau đó nghiên cứu từ khó. II. G: Em có hiểu biết gì về thể loại văn bản của tác giả? H : tuỳ bút, một loại bút kí, cốt truyện đơn giản, lối ghi chép thoải mái kết cấu tự do, kể việc, trình bày cảm xúc, tả người. III. G: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh đã tập trung ghi chép 2 sự việc chính, là những sự việc nào? Xác định nội dung từng phần trong vb? H : Thảo luận cặp và bộc lộ. IV. 1. G: Tìm các chi tiết nói về thói ăn chơi của chúa Trịnh? ( thú thích chơi đèn đuốc và thú chơi cây cảnh). H : Đứng tại chỗ trả lời còn giáo viên tổng kết ghi ngắn gọn cho hs ghi bài. G: Đọc câu văn: “Mỗi khi đêm.triệu bất tường” em hình dung đó là một cảnh tượng như thế nào?Từ cảnh tượng đó, có người đã liên tưởng đến những điềm gở trong phủ chúa, đó là những điểm gì? H : Thảo luận bàn ( Cảnh tượng rùng rơn, ma quái, bí hiểm. Nơi đây không phải là cuộc sống bình thường, vì nó gợi đến sự chết chóc, ngày tận thế. G: Liên hệ đến bộ phim “ Đêm hội long trì” và kí sự “ Thượng kinh kí sự- Lê Hữu Trác”. G: Nhận xét của em về cáhc miêu tả của tác giả và thói ăn chơi của vị chúa Trịnh? H : Tự bộc lộ. G: Dựa thế chúa, bọn hoạn quan thái giám đã làm gì? Cách miêu tả của tác giả so với ở trên có gì khác? H : Thảo luận nhóm và trả lời. 2. G: Những đoạn văn miêu tả hết sức tỉ mỉ của tác nhằm thể hiện thái độ gì trước thói ăn chơi những đoạn cảu chúa và bọn quan lại? H : Tự bộc lộ. G: Cuối bài, tác giả kể về bà cung nhân ( mẹ của tác giả) và cho rằng đó là chuyện chẳng lành. Em suy nghi như thế nào? H : Thảo luận nhóm và báo cáo kết quả. PHẦN TỔNG KẾT. G: Nêu những điểm lớn mà em cảm nhận được từ bài này ? H : Dựa vào phần ghi nhớ để trình bày hoặc đọc ghi nhớ sgk. VI/ G: Thể loại bút kí có khác gì với bút kí hiện đại? H : Thảo luận bàn: Tuỳ bút hiện đại chủ yếu được viết theo dòng cảm xúc của TG. Tuỳ bút cổ viết theo sự việc có thật xảy ra trong đời sống hiện thực khách quan. A/ GIỚI THIỆU CHUNG 1.Tác giả 2.Tác phẩm: B/ ĐỌC- HIỂU VB I.Đọc- giải thích từ khó. II.Thể loại: Tuỳ bút- kiểu VBTS. III. Bố cục: 2 phần IV. Phân tích. 1/ Thói ăn chơi của chúa Trịnh và bọn hầu cận trong phủ chúa. Chúa Trịnh Quan lại -Xây nhiều cung điện đền đài-> tốn nhiều tiền của. -Những cuộc dạo chơi giải trí lố lăng, tốn kém: mối tháng 3-4 lần, binh lính dàn hầu vòng quanh bốn mặt hồ, nội thần mặc áo đàn bànhạc công hoà nhạc giúp vui. -Tìm thú, cướp đoạt của quí trong thiên hạ. => Liệt kê, thuật lại cụ thể sinh động, khách quan -> Thói ăn chơi vô độ của chúa Trịnh. -Dò la xem nhà nào có nhiều chậu hoa thì biên jai chữ ‘phụng thủ”. -Cướp đoạt rồi buộc tội để lấy tiền. => Mượn bão bẻ măng, bóc lột, vơ vét một cách trắng trợn. 2/ Thái độ của tác giả. -Qua việc miêu tả sự việc trong phủ chúa để bày tỏ thái độ khinh bỉ, tố cáo kín đáo. -Oâng xem đó là “ triệu bất tường” ( điều không lành), báo trước một sự suy vong của một triều đại không biết chăm lo đến cuộc sống cảu dân lành. V/ Tổng kết. 1.Văn tự sự, miêu tả xen lời biình đầy cảm xúc 2.Lên án, phê phán kín đáo cuộc sống xa hoa nơi phủ chúa. VI/ Luyện tập. Viết đoạn văn trình bày những điều em nhận thức được về tình trạng đất nước ta thời vua Lê chúa Trịnh TK 18. *Dặn dò: Học bài kĩ và viết tiếp đoạn văn. Soạn bài: Hoàng Lê nhất thống chí.

File đính kèm:

  • docTIET 22.doc