Bài giảng lớp 9 môn học Hình học - Tiết 40 : Bài 3: Góc nội tiếp (Tiếp)

Mục tiêu:

 HS nhận biết được góc nội tiếp trên một đường tròn và phát biểu được định nghĩa về góc nội tiếp.

 HS phát biểu và chứng minh được định lí về số đo của góc nội tiếp.

 HS nhaän bieát (bằng cách vẽ hình) vaø chöùng minh ñöôïc caùc heä quaû cuûa ñònh lyù treân.

 HS biết cách phân chia trường hợp.

 

doc3 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 597 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng lớp 9 môn học Hình học - Tiết 40 : Bài 3: Góc nội tiếp (Tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :09/11/2009 Tiết 40 : §3. GÓC NỘI TIẾP (Hình học 9) I.Mục tiêu: HS nhận biết được góc nội tiếp trên một đường tròn và phát biểu được định nghĩa về góc nội tiếp. HS phát biểu và chứng minh được định lí về số đo của góc nội tiếp. HS nhaän bieát (bằng cách vẽ hình) vaø chöùng minh ñöôïc caùc heä quaû cuûa ñònh lyù treân. HS biết cách phân chia trường hợp. II. Chuẩn bị: -GV: SGV,SGK, giáo án đánh trên word, các file phần mềm có liên quan. Máy vi tính, Projector,bảng phụ. - HS: Thực hiện tốt lời dặn của tiết trước. III. Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp. 2.Kiểm tra bài cũ: GV:Cho trình chiếu phần kiểm tra bài cũ như đã chuẩn bị ở file Powerpoint. HS: Thực hiện. GV: Đánh giá ,cho điểm 3. Đặt vấn đề: GV:Cho chạy phần đặt vấn đề của file đã chuẩn bị (file Flash được nhúng vàoPowerpoint ) . HS: chú ý quan sát. 4. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NỘI DUNG GHI BẢNG HĐ1: Định nghĩa góc nội tiếp. Cho HS quan sát file JSP phần định nghĩa. Sau đó đưa ra nhận xét. Giới thiệu định nghĩa góc nội tiếp cho học sinh. Lưu ý :chỉ rõ cho học sinh cung bị chắn trong hai hình a và b của hình 12 sgk. Để cũng cố cho phần định nghĩa, cho học sinh quan sát file GSP phần ?1 và thảo luận theo nhóm để tìm câu giải thích. Đánh giá ,bổ sung phần giải thích của học sinh. HĐ2: Đo góc trước khi chứng minh . Treo bảng phụ có nội dung là các hình vẽ 16,17,18 sgk. Gọi học sinh lên bảng đo. Mô tả ?2 sgk bằng file GSP phần ?2 để học sinh quan sát. Sau khi quan sát yêu cầu học sinh đứng tại chỗ trả lời phần ?2 Qua ?2 này em nào có thể phát biểu thành một định lí ? Nhắc lại nội dung định lí như sgk. Như vậy để chứng minh định lí này ta chứng minh theo ba trường hợp. + Tâm đường tròn nằm trên một cạnh của góc. + Tâm đường tròn nằm bên trong góc. + Tâm đường tròn nằm bên ngoài góc. Mở file GSP phần định lí lần lượt nêu gợi ý về ba trường hợp .Cho học sinh hoạt động theo nhóm sau đó cử đại diện 1 nhóm trình bày ý tưởng phần chứng minh định lí. Trình bày lại phần chứng minh định lí như sgk (riêng trường hợp thứ 3 cho học sinh về nhà tự trình bày) HĐ3:Các hệ quả của định lí. Nêu các hệ quả như sgk Mở file GSP phần hệ quả thực hiện ?3 để kiểm nghiệm các hệ quả nêu trên. HĐ4: Cũng cố. Mở file Powerpoint ở hai slide bài tập. Bài tập 1. Cho học sinh hoạt động nhóm để giải bài tập này. Sau khi các nhóm thực hiện xong ,chiếu kết quả điền cho học sinh đối chiếu. Bài tập 2. Chiếu đề bài tập. Gọi một số học sinh đứng tại chỗ trả lời. Lưu ý ở câu b nên chỉ ra một phản ví dụ (Hai góc nội tiếp chắn hai cung bằng nhau). Tóm tắt lại toàn bộ nội dung bài học. Quan sát. Góc BAC luôn có đỉnh nằm trên đường tròn và hai cạnh chứa hai dây cung của đường tròn đó. Hoạt động theo nhóm sau đó cử đại diện đứng tại chỗ giải thích. Đo và nhận xét. Quan sát file trình chiếu. Một số học sinh đứng tại chỗ trả lời ?2 BAC = sđBC Nêu nội dung định lí . Hoạt động theo nhóm. Quan sát hình vẽ và phần gợi ý của giáo viên. Đại diện một nhóm trình bày ý tưởng chứng minh định lí. Các nhóm khác góp ý. Quan sát sự chuyển động của các hình để khắc sâu các hệ quả. Hoạt động theo nhóm sau đó đại diện một nhóm trình bày lời giải trên bảng phụ. Các nhóm khác bổ sung. Quan sát đề bài. Trả lời. 1.Định nghĩa. -Góc nội tiếp là góc có đỉnh nằm trên đường tròn và hai cạnh chứa hai day cung của đừơng tròn đó. - Cung nằm bên trong góc được gọi là cung bị chắn. BAC là góc nội tiếp. BC là cung bị chắn. 2. Định lí: - Trong một đường tròn,số đo của góc nội tiếp bằng nửa số đo của cung bị chắn. - Chứng minh : a, Tâm O nằm trên một cạnh của góc BAC. Áp dụng định lí về góc ngoài của tam giác vào tam giác cân OAC,ta có BAC = BOC nhưng góc ở tâm BOC chắn cung nhỏ BC.Vậy BAC = sđBC . b, Tâm O nằm bên trong góc BAC. Vì O nằm bên trong góc BAC nên tia AO nằm giữa hai tia AB và AC ,điểm D nằm trên cung BC ,ta có hệ thức BAD + DAC = BAC sđ BD + sđ DC = sđ BC. Theo trường hợp a, và căn cứ vào hai hệ thức trên ,ta được BAD = sđ BD DAC = sđ DC BAC = sđBC . c, Tâm O nằm bên ngoài góc BAC ( về nhà tự chứng minh) 3. Hệ quả. Trong một đường tròn : a, Các góc nội tiếp bằng nhau chắn các cung bằng nhau. b, Các góc nội tiếp cùng chắn một cung hoặc chắn các cung bằng nhau thì bằng nhau. c, Góc nội tiếp (nhỏ hơn hoặc bằng 900) có số đo bằng nửa số đo của góc ở tâm cùng chắn một cung. d, Góc nội tiếp chắn nửa đường tròn là góc vuông. 5. Dặn dò về nhà. - Chứng minh trường hợp còn lại của định lí. - Làm các bài tập 16;17;18 sgk.

File đính kèm:

  • docKH day hoc.doc