Bài giảng lớp 9 môn học Đại số - Tuần 21 - Tiết 43: Luyện tập 1

/ Mục tiêu:

* về kiến thức: HS vận dụng phương pháp giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình cho các ví dụ có liên quan đến thực tế như toán năng suất công việc và tìm hiểu 2 đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau, biết lập PT và giải PT của bài toán. Biết tìm ra các cách khác nhau để giải cùng một bài toán

* về kĩ năng: HS có kỹ năng phân tích và chọn ẩn trực tiếp, biết giải hệ phương trình bằng phương pháp đặt ẩn phụ và kiểm tra ẩn tìm được có thỏa mãn điều kiện của bài toán đặt ra.

* về thái độ: HS có ý thức trình bày khoa học cũng như cẩn thận trong tính toán giải HPT.

F Trọng tâm: Các BT SGK từ BT 34 BT 36

 

doc3 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 505 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng lớp 9 môn học Đại số - Tuần 21 - Tiết 43: Luyện tập 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21 Soạn ngày:26/12/2009 Dạy ngày:31/12/2009(9ABC) Tiết 43 Luyện tập 1 I/ Mục tiêu: * về kiến thức: HS vận dụng phương pháp giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình cho các ví dụ có liên quan đến thực tế như toán năng suất công việc và tìm hiểu 2 đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau, biết lập PT và giải PT của bài toán. Biết tìm ra các cách khác nhau để giải cùng một bài toán * về kĩ năng: HS có kỹ năng phân tích và chọn ẩn trực tiếp, biết giải hệ phương trình bằng phương pháp đặt ẩn phụ và kiểm tra ẩn tìm được có thỏa mãn điều kiện của bài toán đặt ra. * về thái độ: HS có ý thức trình bày khoa học cũng như cẩn thận trong tính toán giải HPT. Trọng tâm: Các BT SGK từ BT 34 đ BT 36 II/ Chuẩn bị GV: Thước thẳng, bảng phụ, phấn mầu HS: Bảng nhóm, bút dạ, học bài làm bài tập III/ Các hoạt động dạy học TG Hoạt động của thày Hoạt động của trò 10’ 1. Kiểm tra bài cũ GV cho HS làm BT34: Nhà Lan có một mảnh vườn trồng rau cải bắp. Vườn được đánh luống và các luống được trồng số lượng cây như nhau. Nếu tăng thêm 8 luống nhưng mỗi luống lại bớt đi 3 cây thì toàn vườn ít đi 54 cây. Nếu giảm đi 4 luống, nhưng mỗi luống lại tăng thêm 2 cây thì toàn vườn lại tăng thêm 32 cây. Hỏi vườn nhà Lan có bao nhiêu cây cải bắp?. HS lên bảng thực hiện Gọi số luống cần tìm là x(luống), gọi số cây trồng trên một luống là y (cây) điều kiện x, yẻN*. Theo bài số cây cần tìm là (x.y). (x + 8).(y - 3) = x.y - 54 và PT (x - 4).(y + 2) = x.y + 32 Ta có HPT: Giải HPT bằng phương pháp CĐS ta được kết quả: x = 50 và y = 15. Vậy vườn có 50 luống và mỗi luống trong 15 cây. Vậy số cây trong vườn là: 50.15=750 (cây) 10’ 2. Bài 35 (SGK - ) Bài toán cổ ấn Độ Số tiền mua 9 quả thanh yên và 8 quả táo rừng thơm là 107 ru-pi. Số tiền mua 7 quả thanh yên và 7 quả táo rừng thơm là 91 ru-pi. Hỏi giá tiền một quả thanh yên và giá tiền một quả táo rừng thơm là bao nhiêu tiền? +GV hướng dẫn HS đặt ẩn và điều kiện cho ẩn, sau đó lập từng PT của HPT rồi giả để tìm kết quả. +HS đọc BT35: Giải: Gọi giá tiền 1 quả thanh yên là x (ru-pi). Gọi giá tiền 1 quả táo rừng thơm là y (ru-pi). điều kiện: x, y > 0. Ta có: 9x + 8y = 107 Và 7x + 7y = 91. Đó chính là HPT cần tìm. Vậy thanh yên giá: 3 ru-pi/quả. táo rừng thơm: 10 ru-pi/quả 15’ 3. Bài 37 ( SGK - ) +GV cho HS Làm BT GV phân tích sự chuyển động của 2 vật trên cùng 1 đường tròn trong 2 trường hợp: Cùng chiều và ngược chiều d = 20 cm C = 62,8 cm + Nếu 2 vật chuyển động ngược chiều thì khi gặp nhau tổng quãng đường đi được là bao nhiêu? (biết chu vi đ/tròn là 62,8 cm). + Nếu 2 vật chuyển động cùng chiều thì phải có 1 vật c/đ nhanh hơn vật kia. Khi nó vượt phía trước ngay từ đầu và lại quay trở lại đuổi kịp vật đi chậm thì quãng đường nó đi được nhiều hơn vật kia là bao nhiêu? Sau khi đưa ra được HPT GV chú ý HS cách giải theo phương pháp cộng đại số bằng cách chia PT (1) cho 20, chia PT (2) cho 4 ta được HPT có dạng tìm 2 số biết tổng và tích. Hãy kiểm tra kết quả và trả lời bài toán. +GV củng cố lại nội dung bài dạy và hướng dẫn học tại nhà. +HS đọc và trả lời BT đChu vi đường tròn đường kính 20 cm là: C = d.(pi) = d.ằ3,14. 20 = 62,8 (cm). +HS suy nghĩ để trả lời: khi c/đ ngược chiều thì khi gặp nhau tổng 2 q/đ bằng chu vi đ/tròn. Khi c/đ cùng chiều cho tới khi gặp nhau thì vật nhanh hơn đã đi hơn vật kia q/đ bằng chu vi đ/tròn. Giải: Gọi vận tốc của vật c/đ nhanh là x (m/s), vận tốc của vật c/đ chậm là y (m/s).(đ/k: x, y > 0). Theo bài ta có: 20x - 20y = 62,8 (1) và 4x + 4y = 62,8 (2). Từ đó ta có HPT: Û Û Vậy vận tốc của vật c/đ nhanh là: 9,42 (m/s). Vậy vận tốc của vật c/đ chậm là: 6,28 (m/s). 10’ 4. Luyện tập củng cố Điểm 10 9 8 7 6 Số lần 25 42 * 15 * Số lần bắn: 100 phát. Điểm TB: 8,69 đGV cho HS giải theo cách hãy bổ xung vào ô trống trong bảng thêm 1 dòng nữa rồi ghi điểm vào đó. +HD học sinh tìm ra từng PT của HPT của BT, sau đó giải để tìm kết quả +HS đọc BT 36: +HS trả lời các gợi ý: Gọi số lần bắn được điểm 8 là x (đ/kiện xẻN*) Gọi số lần bắn được điểm 6 là y (đ/kiện yẻN*) Điểm 10 9 8 7 6 Số lần 25 42 x 15 y 250 378 8x 105 6y Tổng số lần bắn được điểm 8 và 6 là: 100 - (25 + 42 + 15) = 100 - 82 = 18. ị x + y = 18. (1) Tổng số điểm của loại 8 đ và 6 đ là: 869 - (250 + 378 + 105) = 869 - 733 = 136 ị 8x + 6y = 136 (2). Dẫn tới Hệ PT: Vậy số lần bắn được 8 đ là 14 phát. số lần bắn được 6 đ là 4 phát. 5. Hướng dẫn + Nắm vững cách giải BT công việc. BTVN: BT 38 và BT 39. (không bắt buộc với BT khó) + Chuẩn bị cho bài sau: Luyện tập 2.

File đính kèm:

  • docTiet42.doc