Bài giảng lớp 9 môn Đại số - Tuần 3 - Tiết 7: Luyện tập

 A. Mục tiêu.

-Kt: HS củng cố định lí về phép khai phương một thương; chia hai CBH.

-Kn: HS làm thành thạo khai phương 1 thương, chia hai căn bậc hai; thực hiện phép tính , rút gọn được biểu thức, giải pt.

-Tđ: Hăng hái tích cực học tập.

 B. Chuẩn bị.

-Gv: 1 bảng phụ ghi nội dung bt 36,thước thẳng, phấn, soạn giáo án.

-Hs: Ôn tập liên hệ giữa phép chia và phép khai phương.

 

doc4 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 541 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng lớp 9 môn Đại số - Tuần 3 - Tiết 7: Luyện tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3-Tiết 7 Ngày dạy: 21 - 9 - 2007 luyện tập A. Mục tiêu. -Kt: HS củng cố định lí về phép khai phương một thương; chia hai CBH. -Kn: HS làm thành thạo khai phương 1 thương, chia hai căn bậc hai; thực hiện phép tính , rút gọn được biểu thức, giải pt. -Tđ: Hăng hái tích cực học tập. B. Chuẩn bị. -Gv: 1 bảng phụ ghi nội dung bt 36,thước thẳng, phấn, soạn giáo án. -Hs: Ôn tập liên hệ giữa phép chia và phép khai phương. C. Tiến trình dạy - học. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: kiểm tra bài cũ.(8 ph) GV đặt câu hỏi kiểm tra. Cả lớp cùng làm. 3 HS trình bày trên bảng. (HS1)? Phát biểu quy tắc khai phương một thương? Vận dụng làm bt 28c SGK tr 18. đ/a: (HS2)? Phát biểu quy tắc chia hai căn thức bậc hai ? Làm bt 29c SGK tr 19. đ/a: (HS3)? Làm bt 30b SGK tr 19. đ/a: HS khác nhận xét , bổ xung bài giải trên bảng.GV đánh giá cho điểm, ĐVĐ vào bài mới. Hoạt động 2: luyện tập (30 ph) Bài 32: SGK tr 19. Tính: ? Nêu cách làm câu a. ? Biểu thức dưới dấu căn ở phần b biến đổi như thế nào để khai phương được. GV hướng dẫn tương tự phần c. Bài 34ad:SGK tr19. Rút gọn các biểu thức sau: với a < b < 0. ? Phần nào của biểu thức dưới dấu căn ở câu a khai phương được. - Gợi ý : Khai phương a2b4 chú ý a < 0 , b ạ 0 . - GV gọi HS trình bày lời giải . - Tương tự em hãy giải tiếp phần (d) . GV cho HS làm bài sau đó gọi 1 HS chữa , các HS khác nhận xét . ? Bài này khi rút gọn ta cần chú ý điều gì Bài 33: SGK tr19.Giải pt. ? Hãy biến đổi để tìm x , x2 sau đó áp dụng quy tắc khai phương một thương để tìm x . GV cho HS thảo luận theo nhóm. Bài 35a:SGK tr20. Giải pt : ? Để giải được phương trình trên trước hết ta phải làm gì . ? ? Vận dụng pt GTTĐ giải pt . ? Tương tự em hãy nêu cách giải phần b và giải phương trình đó . GV nhấn mạnh dạng pt GTTĐ. HS đọc to đề bài, suy nghĩ tìm lời giải. 1 HS nêu cách làm câu a. 2 HS trình bày trên bảng: Hs trả lời câu hỏi hướng dẫn. Sau đó 2 HS trình bày: a/ ( Vì a < 0 nên và b ạ 0 ) b) với a< b < 0 Ta có : ( Vì a < b < 0 nên ) HS : chú ý điều kiện của đề bài. HS thảo luận theo nhóm 2-3 phút, rồi báo cáo kết quả. Mỗi nữa lớp làm 1 phần.a/ HS trả lời các câu hỏi trên. 1 HS thực hành trên bảng. Ta có : Vậy pt có nghiệm là: x = 12 hoặc x =- 6 HS ghi nhớ: Hoạt động 3: củng cố-luyện tập.(5 ph) ? Nhắc lại quy tắc khai phương 1 thương, quy tắc chia các căn bậc hai. GV đưa lên bảng phụ nội dung bt 36 SGK tr 20. Cho HS thảo luận theo nhóm ,báo cáo kết quả , GV kiểm tra vài nhóm. HS trả lời: ( SGKtr17). Hs cả lớp thảo luận theo nhóm 2 phút rồi 1 nhóm báo cáo kết quả trên bảng. a-Đ b-S c-Đ d-Đ HS nhóm khác giải thích kết quả đó. Hoạt động 5: hướng dẫn về nhà.(2 ph) -Nắm vững quy tắc khai phương 1 thương, quy tắc chia hai căn bậc hai. - Làm các phần bt còn lại (SGK tr 19-20); 41 đến 46 đối với HS khá- giỏi (SBT tr 9-10). - Hướng dẫn bài 41a SBT tr 9. Biến đổi tử và mẫu của biểu thức dưới dấu căn thành dạng bình phương của một biểu thức rồi áp dụng hđt về CBH tính: Tương tự cho mẫu. - Tiết 8 “ Bảng căn bậc hai”. Tuần 4-Tiết 8 Ngày dạy: 28 – 9 - 2007 Bảng căn bậc hai A. Mục tiêu. -Kt: HS nắm được cấu tạo của bảng CBH. -Kn: Cókĩ năng tra bảng để tìm CBH của một số không âm. -Tđ: Thấy ứng dụng của bảng CBH, hăng hái tích cực học tập. B. Chuẩn bị. -Gv: 2 bảng phụ ghi mẫu 1,2 SGK tr 21; bảng số 4 chữ số thập phân, tấm bìa chữ L. -Hs: Bảng phụ nhóm, bảng số với 4 chữ số thập phân. C. Tiến trình dạy - học. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: kiểm tra bài cũ.(8 ph) GV đặt câu hỏi kiểm tra. (HS1)? Làm bt 28c SGK tr 18. (HS2)? Rút gọn biểu thức: với y > 0. GV đánh giá cho điểm, ĐVĐ vào bài mới. Cả lớp cùng làm. 2 HS trình bày trên bảng. HS khác nhận xét , bổ xung. Bài 28c: HS2: rút gọn được B = 3y Hoạt động 2: 1-Giới thiệu bảng (5 ph) - GV dùng bảng số với 4 chữ số thập phân giới thiệu bảng CBH . ? Bảng CBH được cấu tạo như thế nào . ? Có các hàng , cột như thế nào , ngoài ra còn có phần gì thêm . HS quan sát bảng và trả lời. - Là bảng IV trong quyển bảng số với 4 chữ số thập phân . - Gồm có : dòng – cột – hiệu chính . HS mô tả cấu tạo của bảng. Hoạt động 3: 2-cách dùng bảng (21 ph) a/ Tìm căn bậc hai của số lớn hơn 1 và nhỏ hơn 100. VD1: Tìm ? GV treo bảng phụ mẫu 1 SGK tr 21 . ? Nêu cách tra bảng tìm . VD2: Tìm ? GV treo bảng phụ mẫu 2 SGK tr 21 . ? Nêu cách tra bảng tìm . GV hướng dẫn chung, chú ý phần hiệu chỉnh chữ số cuối cùng. Cho HS làm ? 1 SGK tr 21. HS quan sát bảng mẫu 1 nêu cách tìm, tiến hành tra bảng tìm kết quả. HS quan sát bảng mẫu 2 nêu cách tìm, tiến hành tra bảng tìm kết quả. Cả lớp thực hành tra bảng sau đó 2 HS báo cáo kết quả. b/ Tìm căn bậc hai của số lớn hơn 100. Ví dụ 3 (sgk) Tìm ? ? Để tìm căn bậc hai của những số lớn hơn 100 ta làm như thế nào . GV gợi ý : ? Hãy viết số 1680 = ..... 100 . GV chốt lại cách dùng bảng số tìm CBH của 1,68 rồi nhân kết quả tìm được với 10 . ?Tương tự hãy áp dụng để giải ? 2 ( sgk ) . ? Nêu cách tra bảng tìm . HS trả lời: viết số đó thành tích hai số trong đó có số 100, 10000, .... và số kia tra được bằng bảng. HS tìm . Ta có : 1680 = 16,8 . 100 Do đó : Tra bảng ta có : . Vậy : 2 HS trình bày trên bảng. a) b) c/ Tìm căn bậc hai của số lớn hơn 0 và nhỏ hơn 1. Ví dụ 4: SGK tr 22. Tìm . ? Dùng bảng số tìm căn bậc hai của những số không âm nhưng nhỏ hơn 1 ta làm thế nào. GV hướng dẫn HS làm bài . Gợi ý : 0,00168 = 16,8 : 10000 sau đó khai phương một thương ( chia hai căn thức bậc hai ) . GV đưa ra chú ý cách làm nhanh . Hãy áp dụng ví dụ trên thực hiện ? 3 . HS suy nghĩ trả lời: Tìm Ta có : 0,00168 = 16,8 : 10000 Vậy HS ghi nhớ chý ý và thực hành làm ?3. Vậy phương trình có nghiệm là : x = 0,631 hoặc x = - 0,631 Hoạt động 4: củng cố-luyện tập.(12 ph) Cho HS thực hành làm bài tập 38 SGK tr 23. Cho HS thực hành làm bài tập 39 SGK tr 23. Cho HS thực hành làm bài tập 41 SGK tr 23. Hs cả lớp tiến hành tra bảng và trả lời. Hs cả lớp tiến hành tra bảng và trả lời. HS trả lời M và giải thích đáp án bài 41. Hoạt động 5: hướng dẫn về nhà.(1 ph) -Nắm vững cách tra bảng số để tìm CBH của một số không âm. - Làm các phần bt còn lại (SGK tr 22-23); 47-54 (SBT). - Đọc phần "Có thể em chưa biết". - Tiết 8 “ Biến đổi đơn giản biểu thức chứa CTBH”.

File đính kèm:

  • docTuan 3,4(7-8).doc