A. Mục tiêu.
-Kt: Học sinh nắm vững điều kiện để hai đường thẳng song song , cắt nhau và trùng nhau.
-Kn: Học sinh nhận biết được hai đường thẳng song song, cắt nhau và trùng nhau.Tìm được điều kiện để hai đường thẳng song song, cắt nhau và trùng nhau.
-Tđ: Chú ý tích cực học tập.
B. Chuẩn bị.
5 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 782 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng lớp 9 môn Đại số - Tuần 13 - Tiết 25 - Bài 4: Đường thẳng song song và đường thẳng cắt nhau, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13-Tiết 25 Ngày dạy: 03 -12-2007.
Đ4. đường thẳng song song và đường thẳng cắt nhau.
A. Mục tiêu.
-Kt: Học sinh nắm vững điều kiện để hai đường thẳng song song , cắt nhau và trùng nhau.
-Kn: Học sinh nhận biết được hai đường thẳng song song, cắt nhau và trùng nhau.Tìm được điều kiện để hai đường thẳng song song, cắt nhau và trùng nhau.
-Tđ: Chú ý tích cực học tập.
B. Chuẩn bị.
-Gv: Soạn bài , bảng phụ ghi hình minh hoạ cho chú ý, đề bài 20; thước thẳng.
-Hs: Ôn tập đồ thị hàm số y= ax+ b (a ≠ 0) , chuẩn bị thước thẳng.
C. Tiến trình dạy - học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: kiểm tra bài cũ.(7 ph)
GV nêu yêu cầu kiểm tra. HS suy nghĩ trả lời, nhận xét bổ xung. 2 HS lần lượt trình bày trên bảng.
(HS1): ? Vẽ ĐTHS y = 2x và y = 2x + 3 trên cùng mặt phẳng toạ độ.
(HS2): ? Vẽ đồ thị hàm số y = 2x - 2 trên cùng mặt phẳng toạ độ với hai hàm số trên.
GV đánh giá cho điểm , vận dụng kiến thức trên ĐVĐ vào bài mới.
Hoạt động 2: 1- đường thẳng song song (10 ph)
GV yêu cầu HS cả lớp làm câu hỏi ?1 phần b.( Sử dụng hình vẽ phần kiểm tra bài cũ).
GV quan sát hướng dẫn HS dưới lớp.
? Em có nhận xét gì về hệ số của hai đường thẳng trên.
? Cho biết với hai đường thẳng y = ax + b và y = a'x + b' ( a ≠ 0; a' ≠ 0 ) song song với nhau khi nào.
? Có nhận xét gì về vị trí hai đường thẳng trên khi a = a' và b =b'.
Gv giới thiệu kết luận.
? Có kết luận gì về hai đt y = 3x+ 1 và y = 3x -4.
? Lấy ví dụ về hai đường thẳng song song ( hoặc trùng nhau).
HS suy nghĩ làm
bài câu ?1 b.
HS: Hai đường thẳng y = 2x +3 và đường thẳng y = 2x -2 vì chúng không trùng nhau và cùng song song với đường thẳng y = 2x.
HS: cùng hệ số a và hệ số b khác nhau.
HS : a = a' và b ≠ b';
HS : Hai đường thẳng đó trùng nhau.
HS phát biểu và ghi nhớ kết luận SGK tr 53.
HS trả lời.
Hoạt động 3: 2- đường thẳng cắt nhau.(11ph)
Cho HS thực hành ?2.
GV hướng dẫn chung cả lớp.
? Muốn tìm hai đường thẳng cắt nhau trong các đt trên ta làm ntn.
? Có nhận xét gì về hệ số a và b ở từng cặp đt cắt nhau trên.
? Cho biết với hai đường thẳng y = ax + b và y = a'x + b' ( a ≠ 0; a' ≠ 0 ) cắt nhau khi nào.
? Khi a ≠ a' và b = b' ta có kết luận gì về hai đt trên? Vì sao.
GV treo hình vẽ minh hoạ cho chú ý.
Gv cho HS làm bài tập 20 ( SGK tr 54).
HS trả lời: Ta tìm các cặp đường thẳng song song và trùng nhau sau đó ta loại đi còn lại là các đt thẳng cắt nhau.
HS thảo luận theo nhóm 1 - 2 phút và bào cáo kết quả: y = 0,5x + 2 và y = 1,5x + 2; y = 0,5x -1 và y = 1,5x +2.
HS nêu nhận xét và tìm ra điều kiện tổng quát về hai đt cắt nhau.
HS phát biểu và ghi nhớ kết luận .
HS : hai đt đó cắt nhau tại 1 điểm trên trục tung có tung độ bằng b.
Hs quan sát đề bài 1 trên bảng phụ và thảo luận rồi trả lời.
Hoạt động 4: Bài toán áp dụng.(10 ph)
? Đề bài cho gì? Hỏi gì.
? Xác định hệ số a, b , a ', b' của hai đt thẳng trên.
? Tham số m cần thảo mãn điều kiện gì của đề bài? Vì sao.
? Với điều kiện nào thì hai đt trên cắt nhau hoặc song song với nhau.
HS đọc đề bài và tóm tắt yêu cầu đề bài.
HS : a = 2m. b = 3, a ' = m +1 và b ' = 3.
HS tìm điều kiện để hai hàm số trên là bậc nhất.
HS vận dụng tìm điều kiện của m.
Hoạt động 5: củng cố.(6 ph)
? Với điều kiện nào thì hai đường thẳng y = ax + b và y = a'x + b' ( a ≠ 0; a' ≠ 0 ) cắt nhau, song song hoặc trùng nhau.
? Làm bài 21 - SGK tr 54.
HS lần lượt nhắc lại kiến thức trọng tâm.Ghi nhớ.
Cả lớp cùng làm , 2 HS trình bày trên bảng.
a/ m = -1
b/ m ≠ -1; m ≠ 0 và
Hoạt động 6 : hướng dẫn về nhà.(1 ph)
-Nắm vững kiến thức cơ bản về hàm số vừa học. Làm bt 22-24 (SGKtr 55).
- Hướng dẫn bài 23a SGK: ĐTHS cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng -3 nghĩa là nó đi qua điểm (0, 3).
- Tiết 26 tiếp theo: “ Luyện tập ”.
Tuần 13-Tiết 26 Ngày dạy: 07 -12-2007.
Luyện tập.
A. Mục tiêu.
-Kt: Học sinh củng cố điều kiện để hai đường thẳng y = ax + b (a ạ 0) và y = a’x + b’ (a’ ạ 0) cắt nhau , song song , trùng nhau .
-Kn: HS biết xác định các hệ số a , b trong các bài toán cụ thể . Rèn kỹ năng vẽ đồ thị hàm số bậc nhất . Xác định được giá trị của các tham số đã cho trong các hàm số bậc nhất sao cho đồ thị của chúng là hai đường thẳng cắt nhau , song song với nhau , trùng nhau
-Tđ: Chú ý tích cực học tập.
B. Chuẩn bị.
-Gv: Soạn bài, đề kiểm tra 15 phút , thước thẳng.
-Hs: Ôn tập cắt nhau, song song và trùng nhau của hai đt; chuẩn bị compa, thước thẳng.
C. Tiến trình dạy - học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: kiểm tra 15 phút
Đề bài
Câu 1: (3 đ) Hãy khoanh tròn chỉ một chữ cái in hoa đứng trước đáp án đúng?
a/ Điểm thuộc đồ thị hàm số y = 2x -5 là:
A. (-2; -1) B. (3; 2) C. ( 1; -3) D . (0; 4)
b/ Cho hàm số bậc nhất y = . Các hệ số của hàm số là:
A. a = , b = B . a = , b =
C. a = , b = D. a = , b = -
c/ Hàm số y = ( 1 - 2m).x + 3 là hàm số bậc nhất khi:
A. B . C. D.
d/ Đường thẳng y = -2x +3 cắt đường thẳng:
A. y = x + 1 B . y = -2x + 3 C. y = -2x -1 D. y = 1- 2x
e/ Cho hàm số y = ( m -1 ).x + m với m là tham số. Hàm số đồng biến khi:
A. m = 1 B . m = 0 C. D.
f/ Đường thẳng y = ( 2m -1 ) x – 5 song song với đường thẳng y = khi :
A. m = 0,5 B . m = -0,5 C. D.
Câu 2: (7 đ)
a / Xác định hàm số y = 2x +b biết đồ thị của nó đi qua điểm (4;5).
b/ Vẽ đồ thị hàm số tìm được.
c/ Gọi giao điểm của đồ thị hàm số đó với hai trục toạ độ là A và B. Tính diện tích tam giác AOB và khoảng cách từ gốc O đến đồ thị hàm số đó.
Đáp án tóm tắt và biểu điểm.
Câu 1: mỗi ý đúng được 0,5 đ. a- C b -C c- B d - A e-D f- C
Câu 2 : a- Tìm được hàm số y = 2x -3 được 1,5 đ. b- Vẽ đúng ĐTHS y = 2x -3 được 3 đ.
c - Tính đúng diện tích tam giác AOB bằng được 1đ. Tính được khoảng cách từ đến AB bằng được 1 đ.
Hoạt động 2: Luyện tập. (25 ph)
GV cho HS nhắc lại điều kiện để hai đường thẳng song song , cắt nhau và trùng nhau.
Bài 23: SGK tr55.
? Đồ thị hàm số y = 2x+b cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng -3 em hiểu ntn.
? Đồ thị hàm số y = 2x+b đi qua điểm ( 1; 5) thì ta có điều gì.
GV cho HS lên bảng làm bài sau đó nhận xét .
GV chốt lại: đt y = ax + b đi qua điểm M (x0; y0) khi chỉ khi y0 = ax0 + b.
Bài 24: SGK tr 52.
- Hai đường thẳng cắt nhau cần có điều kiện gì ? Từ đó ta có đẳng thức nào ? tìm được m bằng baop nhiêu ?
- HS làm bài GV nhận xét sau đó chốt lại cách làm .
- GV cho HS làm tương tự với các điều kiện song song , trùng nhau đ HS đi tìm m và k .
- GV gọi HS lên bảng trình bày lời giải . Các HS khác nhận xét .
GV chốt lại về 3 vị trí tương đối của đt.
Bài 26: SGK tr 55.
?Hàm số y = ax-4 là hàm số bậc nhất khi nào.
? ĐTHS y = ax - 4 cắt đt y =2x -1 tại điểm có hoành độ bằng 2 , em hiểu ntn.
? Tìm toạ độ giao điểm ntn? Nêu cách tìm a.
GV hướng dẫn tương tự phần b.
HS đọc đề bài, nêu cách làm .
2 HS thực hành làm bài trên bảng.
a/ Tìm được b = -3.
b/ Tìm được b = 3.
HS nhận xét và hoàn thiện bài giải.
HS đọc đề bài , suy nghĩ làm bài 24.
- Để hàm số y = (2m + 1)x + 2k – 3 là hàm số bậc nhất ta phải có : 2m + 1 ạ 0
đ m . ( *)
a) Để hai đường thẳng trên cắt nhau cần: 2 ạ 2m + 1 đ 2m ạ 1 đ m
Vậy với m (I) thì hai đường thẳng trên cắt nhau .
b)Để hai đường thẳng trên song song ta phải có : ( t/mđk *)
c) m thì hai đường thẳng trên trùng nhau .
HS đọc đề bài, suy nghĩ trả lời.
2 HS thực hành trên bảng.
a/ A ( 2; 3) ; a = 7/2.
b/ B ( -1; 5); a = -9.
Hoạt động 3: củng cố.(3 ph)
? Nhắc lại kiến thức cơ bản vừa vận dụng làm bài tập.
HS lần lượt nhắc lại kiến thức trọng tâm.
Ghi nhớ.
Hoạt động 4: hướng dẫn về nhà.(2 ph)
-Nắm vững kiến thức cơ bản về hàm số vừa học. Làm bt 18-24 (SBTtr 59-60).
- Hướng dẫn bài 22 SBT: Đt đi qua gốc toạ độ có dạng y = ax, ở phần c thì đt y = ax song song với đt y = 3x +1 thì ta vận dụng điều kiện 2 đt song song a = a' và b .
- Tiết 27 tiếp theo “ Hệ số góc của đt y = ax + b. ”.
File đính kèm:
- tuan 14DS( 25-26).....doc