Mục tiêu.
-Kt: HS củng cố kiến thức về hàm số bậc nhất ( đ/n , tính chất ) .Cách xác định hệ số a của hàm số bậc nhất khi biết đồ thị đi qua 1 điểm cho trước .
-Kn: Rèn kỹ năng chứng minh tính đồng biến , nghịch biến của hàm số bậc nhất .
-Tđ: Chú ý tích cực học tập, ôn tập trước kiến thức cũ ở nhà.
B. Chuẩn bị.
-Gv: Soạn bài chi tiết, bảng phụ kẻ ô vuông, thước thẳng.
2 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 661 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng lớp 9 môn Đại số - Tuần 11 - Tiết 21: Luyện tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11-Tiết 21 Ngày dạy: 22 -11-2007.
Luyện tập.
A. Mục tiêu.
-Kt: HS củng cố kiến thức về hàm số bậc nhất ( đ/n , tính chất ) .Cách xác định hệ số a của hàm số bậc nhất khi biết đồ thị đi qua 1 điểm cho trước .
-Kn: Rèn kỹ năng chứng minh tính đồng biến , nghịch biến của hàm số bậc nhất .
-Tđ: Chú ý tích cực học tập, ôn tập trước kiến thức cũ ở nhà.
B. Chuẩn bị.
-Gv: Soạn bài chi tiết, bảng phụ kẻ ô vuông, thước thẳng.
-Hs: Ôn tập kiến thức cơ bản về hàm số đã học học, chuẩn bị thước thẳng.
C. Tiến trình dạy - học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: kiểm tra bài cũ.(7 ph)
GV nêu yêu cầu kiểm tra. HS suy nghĩ trả lời, 2 HS lần lượt trả lời trên bảng.
(HS1): ? Phát biểu đ/n hàm số bậc nhất và nêu tính chất của nó ? Làm bài 6 SBT tr 57.( đề bài đưa lên bảng phụ)
(HS2): ? Làm bài 10 SGK tr 48.
HS nhận xét bổ xung. GV đánh giá cho điểm , vận dụng kiến thức trên ĐVĐ vào bài luyện tập.
Hoạt động 2: luyện tập .(32 ph)
GV nhấn mạnh đ/n hàm số bậc nhất.
Bài 11 : SGK tr48.
? Nêu yêu cầu của đề bài và cách làm bài tập trên.
- Hãy dùng giấy kẻ ô vuông biểu diễn các điểm trên trên mặt phẳng toạ độ xOy .
- GV cho HS làm vào giấy kẻ ô vuông sau đó treo bảng phụ kẻ ô vuông để Hs biểu diễn các điểm.
? Cho biết toạ độ các điểm a và E có điểm gì chung? Vị trí của các điểm đó nằm ở đâu.
? Có nhận xét gì về vị trí các điểm toah độ có tung độ bằng 0.
GV hướng dẫn tương tự đối với các điểm C và G.
Bài 13: SGK tr 58.
? Hàm số y = ax + b là hàm số bậc nhất khi nào.
HS ghi nhớ .
HS đọc đề bài, nêu yêu cầu của bài .
Hs lần lượt lên bảng biểu diễn các điểm trên mặt phẳng toạ độ.
HS trả lời và rút ra nhận xét:
Các điểm toạ độ có tung độ bằng 0 nằm trên trục Ox.
Các điểm toạ độ có hoành độ bằng 0 nằm trên trục Oy.
HS: Khi a ≠ 0 thì hàm số đó là hàm số bậc nhất.
? áp dụng cho biết các hàm số ở bài 13 là hàm số bậc nhất khi nào.
GV chốt lại đk để hs dạng trên là bậc nhất.
Bài 12: SGK tr 48.
? Em hiểu như thế nào khi đề bài cho x = 1 thì y = 2,5 .
? Để xác định hệ số a ta làm thế nào .
Gợi ý : thay x = 1 và y = 2,5 vào công thức của hàm số để tìm a .
? Với hàm số y = ax + b khi tại giá trị x0 mà giá trị hàm số tương ứng là y0 thì ta có kết quả gì.
Bài 14: SGK tr 48.
GV ra tiếp bài tập 14 cho HS thảo luận nhóm tìm lời giải bài toán trên . GV chia lớp làm 4 nhóm .
- Cho các làm ra phiếu sau đó đổi phiếu cho nhau để kiểm tra chéo kết quả .
- GV đưa ra đáp án đúng cho các nhóm kiểm tra và nêu nhận xét bài làm của nhóm được kiểm tra ( đúng , sai , chưa được chỗ nào )
GV hướng dẫn chung cả lớp và chốt lại kiến thức cơ bản.
Bài 7 : SBT tr 57.
Cho hàm số y = ( m +1 )x +5.
a/ Tìm giá trị của m để hàm số y đồng biến.
a/ Tìm giá trị của m để hàm số y nghịch biến.
? Hàm số bậc nhất đồng biến khi nào.
GV hướng dẫn tương tự cho phần b.
HS cả lớp làm dưới lớp, 2 HS trình bày trên bàng và tìm được:
a. m < 5
b. m > 1 hoặc m < -1.
HS: nghĩa là khi x = 1 thì giá trị hàm số y tương ứng bằng 2,5.
Theo bài ra ta có : Với x = 1 thì y = 2,5 thay vào công thức của hàm số : y = ax + 3 ta có : 2,5 = a.1 + 3 đ a = - 0,5
Vậy a = - 0,5 và hàm số là y = -0,5 x +3.
HS : Với hàm số y = ax + b khi tại giá trị x0 mà giá trị hàm số tương ứng là y0 thì ta có y0 = ax0 + b.
HS thảo luận nhóm và trả lời:
Cho hàm số :
a ) Hàm số trên là hàm số nghịch biến trên R vì hệ số ( vì 1 < )
b) Khi x = thay vào c/t của h/s ta có : HS trả lời: a/ Hàm số y = ( m +1 )x +5 đồng biến khi m + 1 > 0 hay m > -1.
Vậy với m > -1 ta có hàm số đã cho đồng biến.
b/ m > -1 ta có h/s nghịch biến.
Hoạt động 3: củng cố.(4 ph)
? Hàm số bậc nhất có dạng tổng quát như thế nào ? các hệ số thoả mãn điều kiện gì ? Hàm số bậc nhất đồng biến , nghịch biến khi nào ?
GV chốt lại kiến thức đã học và phương pháp các dạng bài tập cơ bản.
HS lần lượt nhắc lại kiến thức trọng tâm.
Ghi nhớ.
Hoạt động 4: hướng dẫn về nhà.(2 ph)
-Nắm vững kiến thức cơ bản về hàm số vừa học. Làm bt 11-13 (SBTtr 58).
- Hướng dẫn bài 12 SBT: để biết toạ độ các điểm có tung độ bằng 5 ta biểu diễn vài điểm sau đó tổng quát lên..
- Tiết 23 tiếp theo “ Đồ thị của hàm số y = ax+b ”.
File đính kèm:
- tuan 12DS( 22).doc