1. Kiến thức
- Biết một số dạng phương trình có thể quy về phương trình bậc hai để giải.
- Biết phương pháp giải các phương trình đó.
2. Kỹ năng
- Vận dụng các kiến thức vào để giải được các bài tập trong sách giáo khoa và trong sách bài tập.
3 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 657 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng lớp 9 môn Đại số - Tiết 61: Phương trình quy về phương trình bậc hai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 2/4/2012
NG: 12/4/2012 Lớp 9A1,2
TIẾT 61: PHƯƠNG TRÌNH QUY VỀ PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAI
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết một số dạng phương trình có thể quy về phương trình bậc hai để giải.
- Biết phương pháp giải các phương trình đó.
2. Kỹ năng
- Vận dụng các kiến thức vào để giải được các bài tập trong sách giáo khoa và trong sách bài tập.
3. Thái độ
- Rèn luyện tính trung thực, cẩn thận, chính xác.
II. Chuẩn bị
* Giáo viên: Thước thẳng
* Học sinh: Đọc trước bài mới
III. Phương pháp dạy học
- PP vấn đáp, phương pháp hoạt động nhóm.
IV. Tiến trình dạy học
Hoạt động 1
Tìm hiểu phương trình trùng phương và cách giải
5’
Mục tiêu:
- Biết được dạng tổng quát của phương trình trùng phương, biết được phương pháp giải phương trình trùng phương.
Đồ dùng:
- Thước thẳng.
- Giáo viên giới thiệu dạng tổng quát của phương trình trùng phương.
+ Yêu cầu học sinh lấy ví dụ.
+ Yêu cầu học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét, sửa sai thống nhất ý kiến.
- Giáo viên giới thiệu cách giải.
+ Yêu cầu học sinh đọc phần nhận xét.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện ví dụ 1
+ Yêu cầu hai học sinh lên bảng thực hiện ?1
- Giáo viên theo dõi hướng dẫn học sinh dưới lớp.
+ Yêu cầu học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét, sửa sai thống nhất ý kiến.
1. Phương trình trùng phương
a) Khái niệm: Là phương trình có dạng trong đó a, b, c là các hệ số a 0.
- Học sinh lấy ví dụ
Ví dụ :
b) Nhận xét
(SGK)
* Ví dụ 1:
(SGK)
Học sinh lên bảng thực hiện ?1
?1
a) 4x4 + x2 - 5 = 0
Đặt t = x2 (t 0) ta có phương trình 4t2 + t - 5 = 0
Theo Viét ta có t1 = 1;
t2 = (loại)
Với t = t1 = 1 => x1 = 1;
x2= -1. Vậy phương trình có hai nghiệm x1 = 1; x2= -1.
b) 3x4 + 4x2 + 1 = 0
Đặt t = x2 (t 0) ta có phương trình 3t2 + 4 t + 1 = 0
Theo Viét ta có t1 = -1 (loại)
t2 = - (loại)
Vậy phương trình vô nghiệm.
Hoạt động 2
Tìm hiểu phương trình chứa ẩn ở mẫu thức
15’
Mục tiêu:
- Biết được các bước giải phương trình chứa ẩn ở mẫu thức.
Đồ dùng:
- Thước thẳng.
- Giáo viên giới thiệu các bước giải phương trình trình chứa ẩn ở mẫu.
+ Yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm bàn thực hiện ?2 trong 5'
+ Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả.
+ Yêu cầu nhóm khác nhận xét.
- Giáo viên nhận xét, sửa sai thống nhất ý kiến.
- Giáo viên giới thiệu lại cách giải phương trình chứa ẩn ở mẫu thông qua ?2 .
2. phương trình chứa ẩn ở mẫu thức.
* Các bước giải:
(SGK)
Học sinh thực hiện ?2
?2
Giải phương trình
Điều kiện :
Xác định mẫu thức chung:
Khử mẫu :
Vậy phương trình có 1 nghiệm x = 1
Hoạt động 3
Tìm hiểu phương trình tích và cách giải
15’
Mục tiêu:
- Giải thành thạo phương trình tích.
Đồ dùng:
- Thước thẳng
+ Yêu cầu học sinh nêu lại dạng phương trình tích đã học ở lớp 8 và cách giải.
- Giáo viên giới thiệu lại phương trình tích (trong đó A(x) và B(x) có thể là phương trình bậc nhât, có thể là phương trình bậc hai.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện ví dụ 2
3. Phương trình tích
* Phương trình tích có dạng:
A(x).B(x) = 0
A(x), B(x) là các phương trình bậc nhất hoặc bậc hai.
* Cách giải A(x).B(x) = 0 A(x) = 0 hoặc B(x) = 0
Học sinh thực hiện theo sự hướng dẫn
* Ví dụ
(SGK)
Hoạt động 4
Củng cố - Vận dụng
8’
Mục tiêu:
- Củng cố, hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học trong bài
Đồ dùng:
- Thước thẳng
- Giáo viên nhắc lại các dạng phương trình quy được về phương trình bậc hai và cách giải.
+ Yêu cầu học sinh lên bảng thực hiện bài 34.
- Giáo viên theo dõi hướng dẫn học sinh dưới lớp.
+ Yêu cầu học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét, sửa sai thống nhất ý kiến.
Học sinh theo dõi
Bài 34 (SGK)
a) x4 - 5x2 + 4 = 0
Đặt t = x2 (t 0) ta có phương trình
t2 - 5t + 4 = 0Theo Viét ta có:
t1 = 1; t2 = 4
Với t = t1 = 1 => x1 = 1; x2= -1
Với t = t2 = 4 => x3 = 2; x4 = -2
Vậy phương trình có bốn nghiệm x1 = 1;
x2= -1; x3 = 2; x4 = -2
b) 2x4 - 3x2 - 2 = 0
Đặt t = x2 (t 0) ta có phương trình
2t2 - 3t - 2 = 0
= (-3)2 - 4.2.(-2) = -7 < 0
=> Phương trình vô nghiệm.
V. Hướng dẫn học ở nhà
2’
+ Yêu cầu học sinh về nhà xem lại các ví dụ, các bài tập đã chữa và làm các bài tập 35, 36, 37, 38, 39, 40.
File đính kèm:
- TIẾT 61.doc