Giúp học sinh:
-Tự đánh giá bài làm của mình theo yêu cầu văn bản và nội dung của đề bài.
-Hình thành năng lực tự đánh giá và sửa chữa bài văn của mình.
BCHUẨN BỊ VÀ PHƯƠNG PHÁP
+Giáo viên: Chấm bài và chuẩn bị những việc cần làm trên lớp: dàn bài, chọn lựa bài đặc sắc, bài tồn tại về các lỗi học sinh mắc phải về viết câu, dựng đoạn, liên kết đoạn.
+Tích hợp với phần văn nhật dụng và TV đã học trong chương trình .
+Cho học sinh tự sửa bài và đánh giá bài của mình.
C CÁC BƯỚC LÊN LỚP
96 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 1284 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng lớp 8 môn Ngữ văn - Tuần 16 - Tiết 64: Trả bài tập làm văn số 3 thuyết minh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:16- Tiết: 64
NS: / -ND : / /
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3 THUYẾT MINH
A/-MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp học sinh:
-Tự đánh giá bài làm của mình theo yêu cầu văn bản và nội dung của đề bài.
-Hình thành năng lực tự đánh giá và sửa chữa bài văn của mình.
BCHUẨN BỊ VÀ PHƯƠNG PHÁP
+Giáo viên: Chấm bài và chuẩn bị những việc cần làm trên lớp: dàn bài, chọn lựa bài đặc sắc, bài tồn tại về các lỗi học sinh mắc phải về viết câu, dựng đoạn, liên kết đoạn.
+Tích hợp với phần văn nhật dụng và TV đã học trong chương trình .
+Cho học sinh tự sửa bài và đánh giá bài của mình.
CCÁC BƯỚC LÊN LỚP
1)Ổn định lớp
Kiểm tra sĩ số:
2)Bài cũ:
3)Bài mới:
Đề : Giáo viên chép đề lên bảng.
-Đề TLV: Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam.
Dàn ý tiết 55,56.
IV.Các bước trả bài:
1)Trả bài cho học sinh
2)Nhận xét chung:
a)Ưu điểm:
-Hầu hết làm bài đều đúng thể loại.
-Bài làm có bố cục tốt, đạt yêu cầu.
-Mở bài đã nêu được định nghĩa chung về chiếc nón lá và tác dụng của chiếc nón lá đối với con người, với những người dân sống bằng nghề nón.
-Thân bài đã nêu được chính xác các đặc điểm về cấu tạo, nguyên lý hoạt động của nón lá, chiếc nón lá có ích đối với người dân lao động lúc nông nhàn.
-Kết bài nêu cách bảo quản và tương lai của chiếc nón lá Việt Nam.
-Bài thuyết minh đã vận dụng các phương pháp định nghĩa, nêu ví dụ và phân tích so sánh đôi bài đã có sử dụng phương pháp nêu số liệu rất phù hợp.
-Câu văn trôi chảy, sinh động và cuốn hút đối với người đọc người nghe.
-Bài làm sạch sẽ, chữ viết rõ ràng.
b) Tồn tại:
-Một số bài viết còn sơ sài, rơi vào tả chiếc nón ở một số vùng miền do đọc bài tham khảo Làng nón Phú Cam, nón Huế, nón làng Chuông
-Một số bài viết chỉ nêu được công dụng mà không nói đến cấu tạo và chỉ nói cách làm sơ sài.
-Diễn đạt còn vụng về, chữ viết xấu, viết tắt, viết số vẫn còn.
-Kỹ năng viết câu, dựng đoạn kém, có bài chỉ có một đoạn.
3)Sửa lỗi trên lớp:
a)Lỗi chính tả:
-Chả lời: (ch-tr); lón ná(n-l) cho đời xống(s-x)
àLỗi l-n; s-x; ch-tr, ng-nngh-ng.
b)Lỗi dùng từ, đặt câu:
*Câu viết chưa đạt
*Sửa lỗi
- thật dữ, đôi mắt của thầy cứ nhìn vào em(Thư 84)
hoặc :cô đã mắng cho chúng em một chận..
- những người nông dân mặc chiếc nón để che mưa, che nắng(Phong 84)
-Bất cứ ai trên trái đất này đều đội nón vì nó rất đẹp (Hiếu 84)
-làm nón chỉ vài có vài đồng nhưng không làm thì không được.
- làm nón là nghề được chuyền tụng lâu đời
- ai đến Việt Nam mà chẳng thích chiếc nón lá vì nó là di sản văn hoá
-.. em rất thích chiếc nón vì nó làm ra tiền cho gia đình em
-chiếc nón lá đội lên đầu thì người phụ nữ Việt Nam sẽ đẹp gái hơn
-cô em vẫn thích đội nón lá đi dạy học vì nó đẹp
lúc này em cảm thấy thầy không vui ánh mắt hiền từ có vẻ buồn hơn mọi ngày...
những người nông dân đội chiếc nón lá để che mưa che nắng.
Bất cứ ai nếu đến Việt Nam đều muốn mua một chiếc nón để làm kỷ niệm
-làm nón tuy vất vả nhưng đó là công việc lúc nông nhàn để kiếm thêm thu nhập
-làm nón là nghề được lưu truyền từ rất lâu đời
- nón lá là một nét văn hoá độc đáo của Việt Nam
- chiếc nón lá cùng với thời gian sẽ là nét văn hoá riêng cho người Việt Nam.
- cùng với chiếc áo dài thì chiếc nón lá làm cho người phụ nữ Việt Nam có duyên dáng hơn
4)Đọc bài khá-yếu,sửa lỗi ở nhà:
*Đọc bài khá: .
*Bài yếu:
b)Sửa lỗi ở nhà:
Giáo viên hướng dẫn về nhà tự sửa những lỗi đã sửa trên lớp
5)Thống kê điểm:
Lớp
Giỏi
Khá
T.Bình
Yếu
Kém
Trên TB.
4..Hướng dẫn về nhà:
-Giáo viên thu bài và tình hình chung của tiết kiểm tra.
-Về nhà ôn lại các dàn ý đã lập về thuyết minh.
-Chuẩn bị bàiHai chữ nước nhà
Tuần:17 -Tiết:65,66
NS: -ND:
Văn bản: HAI CHỮ NƯỚC NHÀ(trích)
(Nghĩ lời ông Phi Khanh dặn ông Nguyễn Trãi khi ông bị quân Minh bắt giải sang Tàu)
(Á Nam Trần Tuấn Khải)
AMỤC ĐÍCH CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:
-Qua việc mượn đề tài lịch sử, lựa chọn thể thơ song thất lục bát rất thích hợp để tạo dựng không khí, tâm trạng, giọng thơ thống thiết, cảm nhận được nội dung trữ tình yêu nước trong đoạn thơ trích: nỗi đau mất nước và ý chí phục thù cứu nước.
-Rèn kỹ năng đọc, phân tích thơ song thất lục bát, so sánh với đoạn Chinh phụ ngâm khúc đã học.
BCHUẨN BỊ:
+Giáo viên:
-Tập thơ của Á Nam Trần Tuấn Khải với lời giới thiệu của Xuân Diệu.
-Các bài thơ Gánh nước đêm, Tiễn chân anh khoá xuống tàu và một số bài thơ khác của TTK.
+Học sinh: Ôn tập về thể thơ song thất lục bát đã học ở lớp 7.
-Dự kiến các khả năng tích hợp:
+Tích hợp dọc với tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc đã học ở lớp 7.
CTIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
1)Ổn định tổ chức:
Kiểm tra sĩ số.
2)Bài cũ:
-Đọc thuộc lòng bài thơ MLTC. Nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
3)Bài mơí:
Qua Mục Nam quan nhớ lại chuyện Nguyễn Trãi tiễn cha là Nguyễn Phi Khanh bị giặc Minh bắt về Trung Quốc, nhà thơ Tố Hữu viết:
Ai lên ải bắc ngày xưa ấy
Khóc tiễn cha đi mấy dặm trường
Hôm nay biên giới mùa xuân dậy
Núi trắng hoa mơ, cờ đỏ đường.
Còn Trần Tuấn Khải, một nhà thơ yêu nước nổi tiếng đầu thế kỷ XX lại mượn hẳn câu chuyện lịch sử cảm động này để giải bày tâm sự yêu nước thương nòi và kích động tinh thần yêu nước của nhân dân ta đầu thế kỷ XX. Bài thơ Hai chữ nước nhà
*Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
-Cho biết đôi nét về tác giả TTK?
(Học sinh tóm tắt dựa vào SGK)
-Giáo viên có thể cho học sinh xem ảnh chân dung TTK.
?Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ?
?Nêu nội dung của bài thơ?
*Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích.
Nhắc lại ngắn gọn về thể thơ thất ngôn bát cú đã học ở lớp 7.
(Điệu song thất lục bát vốn là thể cha ông chúng ta xưa dùng để viết ngâm khúc những vần trắc yêu vận xô xát giữa câu réo rắt, da diết rất hợp để diễn đạt nỗi uất ức, nỗi căm giận, lời mắng nhiếc, tiếng thở than, sự nghĩ ngợi, nỗi ưu sầuTâm trạng xã hội 1926 uất ức bi tráng điệu lục bát du dương êm hoà không đủ mà đòi hỏi một điệu thơ những song thất lục bát để toát, để xé nỗi niềm u uất đè nặng tâm hồn)
Lưu ý nhịp thơ ở 2 câu 7, câu 6-8 giọng thơ thống thiết, kích động, các từ bắt vần trắc bằng vần bằng vần lưng vần chân)
?Em hiểu như thế nào về nhan đề bài thơ chính, phụ của bài thơ?
(Nhan đề chính: nói mối quan hệ chặt chẽ giữa nước và nhà, Tổ quốc và gia đình. Nhưng so với nhà thì nước quan trọng hơn nhiều. Khi cần có thể hy sinh tình nhà, tình riêng cho việc chung cho nghĩa nước
Nhan đề phụ: Suy nghĩ nhân kể lại một câu chuyện lịch sử, nghĩa là dùng xưa để nói nay, dùng quá khứ để nói về hiện tại ôn cố tri tân chứ không đơn giản chỉ kể lại chuyện lịch sử.)
?Có thể khái quát ý chính và cảm xúc bao trùm bài thơ trích học như thế nào?
(Đoạn thơ là lời trăng trối của người cha trước giờ vĩnh biệt, trong bối cảnh bản thân ông bị bắt, bị nhốt trong xe tù, nước mất nhà tan. Đó là tâm trạng nặng trĩu ân tình, đau đớn xót xa tả với giọng thơ làm lâm ly, thống thiết)
?Đoạn thơ có thể chia làm ba phần: 8 câu đầu, 20 câu tiếp theo và 8 câu cuối, em có thể cho biết ý chính của từng phần?
(8 câu đầu: tâm trạng của người cha trong cảnh ngộ éo le, đau đớn.
20 câu sau: tình cảnh đất nước trong cảnh đau thương, tang tóc
8 câu cuối: Thế lực của người cha và lời trao gửi cho con)
?Ở 8 câu đầu , hãy tìm và phân tích những chi tiết nghệ thuật biểu hiện:
-Bối cảnh không gian.
(Cuộc chia ly diễn ra ở một nơi biên giới tận cùng của đất nước. Đối với cuộc ra đi không có ngày trở lại của Nguyễn Phi Khanh thì đây là điểm cuối cùng để rồi chia biệt vĩnh viễn với tổ quốc, quê hương. Tâm trạng ấy đã phủ lên cảnh vật một màu tang tóc, thê lương và cảnh vật ấy lại càng như giục cơn sầu trong lòng người à Đây là không khí của những năm 20 của thế kỷ XX)
-Hoàn cảnh éo le và tâm trạng của hai nhân vật cha và con.
Trong bối cảnh không gian và tâm trạng ấy, lời khuyên của người cha có ý nghĩa như thế nào?
-Cho học sinh đọc đoạn 2.
?Tâm sự yêu nước của tác giả thể hiện qua những tình cảm nào?
(Tác giả nhập vai người trong cuộc một nạn nhân vong quốc đang đi vào chỗ chết để miêu tả hiện tình đất nước và kể tội ác của giặc cho nên cảm xúc chân thành, nỗi đau da diết làm xúc động tâm can người đọc. Hơn thế nữa người đọc những năm 20 của thế kỷ XX cũng là những nạn nhân vong quốc sẽ dễ dàng nhận ra nỗi đau của chính mình, bởi hiện tình đất nước bấy giờ cũng vậy mà thôi. )
?Mạch thơ của đoạn này phát triển như thế nào?
(4 câu đầu tự hào về dòng giống dân tộc anh hùng chẳng kém gì ai; 8 câu tiếp: Hiện tình đất nước dưới ách đô hộ của giặc Minh; 8 câu cuối: tâm trạng của người cha)
?Tìm những hình ảnh nói lên tình cảnh đất nước ta như thế nào?
( bốn phương khói lửa, xương rừng máu sông, thành tung quách vỡ, bỏ vợ lìa con )
?Những từ ngữ đó mang tính chất gì? Những hình ảnh đó gợi cho người đọc liên tưởng tới tình hình nào?
(Hình ảnh mang tính chất ước lệ tượng trưng đất nước trong khói lửa binh đao)
?Trước tình hình đó từ ngữ nào diễn tả tâm trạng người cha? Biện pháp được tác giả sử dụng là gì?
-Cho học sinh đọc 8 câu cuối.
?Trong phần cuối của đoạn thơ người cha nói đến cái thế bất lực của mình và sự nghiệp của tổ tông là để nhằm mục đích gì?
(Tất cả những điều mà NPK muốn nhắc nhở con là hãy lấy nước làm nhà, lấy cái nghĩa với nước thay cho chữ hiếu với cha, như thế là vẹn cả đôi đường. Qua đó ta càng thấy NPK là người anh hùng hào kiệt hoàn toàn không nghĩ đến riêng mình một lòng một dạ vì dân, vì nước)
-Học sinh đọc ghi nhớ SGK//163.
-Cho học sinh làm bài luyện tập trong SGK/163.
IGiới thiệu chung
1)Tác giả:
-Á Nam Trần Tuấn Khải (1895-1983) bút hiệu Á Nam, quê làng Quan Xán, Mỹ Hà, Mỹ Lộc, Nam Định. Ông thường mượn đề tài lịch sử bộc lộ nỗi đau mất nước, căm thù bọn cướp nước và tay sai.
2)Tác phẩm:
aHoàn cảnh sáng tác: “HCNN” là bài thơ mở đầu tập Bút quan hoài (1924).
bNội dung: Mượn câu chuyện lịch sử để bộc lộ cảm xúc của mình và khích lệ lòng yêu nước, ý chí cứu nước của đồng bào.
II Đọc-hiểu văn bản:
1)Đọc:
2)Thể loại:
Thể thơ song thất lục bát.
2)Phân tích:
a.Tám câu đầu:
-Bối cảnh không gian:
Chốn ải Bắcđạm
đìu hiu
hổ thét, chim kêu
àNơi biên giới ảm đạm heo hút
-Tâm trạng nhân vật: Hạt máu cha khuyênàHoàn cảnh éo le: tình nhà nghĩa nước của 2 cha con đều sâu đậm: nước mất- nhà tan- cha con ly biệt
àTừ ngữ ước lệ, gợi cảm
=>Lời khuyên của người cha có ý nghĩa như một lời trăng trối: thiêng liêng, xúc động và có sức truyền cảm khiến người đọc phải khắc cốt ghi xương.
Hai mươi câu tiếp theo:
-Cảnh đất nước ta:
bốn phương lửa khói, xương rừng máu sông, thành tung quách vỡ, bỏ vợ lìa con
àHình ảnh ước lệ
=>Quê hương tơi bời khói lửa đốt phá của bọn xâm lược tàn bạo.
-Tâm trạng người cha:
xé tâm can, ngậm ngùi, khóc than, thương tâm, xây khối uất, vật cơn sầu, càng nói càng đau,
=>Tâm trạng bi phẫn, lâm ly, thống thiết của tác giả và của nhân dân ta lúc bấy giờ.
c.Tám câu cuối:
Tuổi già sức yếu, lỡ sa cơ, dành chịu bó tay, thân lươnà Thế bất lực của người cha để hun đúc ý chí gánh vác của người con.
Giang sơn gánh vác sau này cậy con.
III.Tổng kết:
Ghi nhớ SGK/163
4/Hướng dẫn về nhà:
-Em có nhận xét gì về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
-Học bài và học thuộc lòng bài thơ.
-Nắm nội dung và nghệ thuật bài.
-Chuẩn bị bài Làm thơ bảy chữ.
**********************************************************
KIỂM TRA TỔNG HỢP HỌC KỲ I
(Đề do PGD ra đề.)
*********************************************************
Tuần:18 -Tiết:58
NS: -ND:
HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN: LÀM THƠ 7 CHỮ.
A/MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:Giúp học sinh:
-Biết làm thơ bảy chữ với những yêu cầu tối thiểu: đặt câu thơ 7 chữ, biết ngắt nhịp 4/3, biết gieo đúng vần.
-Tạo không khí mạnh dạn, sáng tạo vui vẻ.
B/CÁC BƯỚC HOẠT ĐỘNG
1/Ổn định:
2/ Bài cũ:
3/Bài mới:
*Hoạt động 1: Nhận diện luật thơ
1. Khái niệm và phạm vi luyện tập
?Muốn làm một bài thơ 7 chữ chúng ta phải xác định được các yếu tố nào?
*Cho học sinh thảo luận và trả lời:
+Xác định được số tiếng.
+Xác định được số dòng.
+Xác định được bằng trắc cho từng tiếng trong bài thơ.
+Xác định được đối, niêm giữa các dòng thơ.
+Xác định được vần trong bài thơ.
+Phải xác định được cách ngắt nhịp trong bài thơ.
Giáo viên: Trong thơ thất ngôn yếu tố cơ bản phải là nhất tam ngũ bất luận, nhị tứ lục phân minh.
Ví dụ: T-B-T hoặc B-T-B.
2.Phân tích mẫu:
a.Số tiếng: 28, số dòng :4(thất ngôn tứ tuyệt)
b.Bằng trắc:
+Dòng 1: B-T-B; Dòng 2:T-B-T; Dòng 3:T-B-T; Dòng 4:B-T-B
c.Đối niêm: (dính vào nhau)
+Bằng đối với trắc
+Các cặp niêm: nổi-nát; chìm-dầu; nước-kẻ.
d.Nhịp: 4/3; 2/2/3
e. Vần: chân, bằng (on): 1-2-4.
3.Cho học sinh sưu tầm: các bài thơ tứ tuyệt hay bát cú ghi vào vở
*Hoạt động 2: Luyện tập.
1.Nhận diện luật thơ:
*Cho học sinh thảo luận và sau đó cử đại diện lên bảng làm.
-Học sinh nhận xét, giáo viên tổng hợp và công nhận kết quả đúng.
(Chỗ sai luật: dấu phẩy sai gây đọc sai nhịp; sai vần ánh xanh lèà có thể thay các từ khác có vần e: ví dụ vàng khè, đêm nhoè, trăng nhoè, trăng loe)
-Giáo viên cố gắng khuyến khích để giúp các em có được không khí thoải mái trong lúc tập làm thơ
2.Tập làm thơ:
a.Hai câu thơ của Tú Xương là: Chứa ai chẳng chứa, chứa thằng Cuội,
Tôi gớm gan cho cái chị Hằng.
*Nếu làm đúng luật phải là: B-B-T-T-B-B-T
T-T-B-B-T-T-B
*Cho học sinh tập làm tiếp, giáo viên có thể gợi ý các chủ đề để học sinh dễ làm
Nếu nhấn mạnh việc nói dối khiến thằng Cuội lên cung trăng, bị người chê cười có thể viết:
Đáng cho cái tội quân lừa dối,
Gìa khấc nhân gian vẫn gọi thằng.
Hoặc giễu cợt chú Cuội ở cung trăng cô đơn chỉ có đá với bụi:
Cung trăng chỉ toàn đất cùng đá,
Hít bụi suốt ngày đã sướng chăng.
Hoặc lo cho chị Hằng:
Cõi trần ai cũng chường mặt nó,
Nay đến cung trăng bỡn chị Hằng.
b.Làm đúng luật:
B-B-T-T-T-B-B
T-T-B-B-T-T-B.
T-T-B-B-B-T-T,
B-B-T-T-T-B-B.
-Cho học sinh làm tiếp hai câu còn dở dang, giáo viên gợi ý: hai câu đầu đã nói đến chuyện mùa hè thì hai câu sau phải là nghỉ hè, chia tay, dặn dò bạn, hẹn hò năm sau
Phấp phới trong lòng bao tiếng gọi,
Thoảng hương lúa chín gió đồng quê.
c.Học sinh đọc bài thơ 7 chữ đã làm ở nhà:
-Cho học sinh đọc các học sinh khác nhận xét, bổ sung cho bài hoàn chỉnh, chủ đề tự chọn.
GA: Ngữ văn 8 - GV: Nguyễn Thị Anh - Trường THCS Lý Tự Trọng
Tuần:18- Tiết: 71
NS: -ND :
TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
AMỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp học sinh:
-Tự đánh giá bài làm của mình theo yêu cầu của đề bài.
-Hình thành năng lực tự đánh giá và sửa chữa bài làm của mình.
B...CHUẨN BỊ VÀ PHƯƠNG PHÁP
+Giáo viên: Chấm bài và chuẩn bị những việc cần làm trên lớp: đáp án, biểu điểm.
+Cho học sinh tự sửa bài và đánh giá bài của mình.
CCÁC BƯỚC LÊN LỚP
1)Ổn định lớp
Kiểm tra sĩ số:
2)Bài cũ:
3)Bài mới:
*Các bước trả bài:
1)Trả bài cho học sinh
2)Nhận xét chung:
a)Ưu điểm:
-Hầu hết làm bài đều làm được phần trắc nghiệm.
-Bài làm sạch sẽ, đánh dấu rõ ràng.
b) Tồn tại:
-Một số bài còn yếu về kỹ năng đánh trắc nghiệm, cùng một lúc lựa chọn 2-3 đáp án.(lớp hệ B, Quyết 8A5)
-Bài tự luận học sinh chưa nhận biết về câu ghép, điền dấu ngoặc đơn, ngoặc kép còn thiếu, chưa đạt.
-Chữ viết xấu, viết tắt, viết số vẫn còn.
Giáo viên hướng dẫn về nhà tự sửa những câu sai ở trên lớp.
5)Thống kê điểm:
Lớp
Giỏi(8-10)
Khá(7)
T.Bình(5-6)
Yếu(3-4)
Kém(0-2)
Trên TB.
**************************************************************
Tuần:18- Tiết: 72
NS: -ND:
TRẢ BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP
AMỤC TIÊU BÀI HỌC:
1-Nhận xét, đánh giá kết quả toàn diện của học sinh qua một bài làm tổng hợp về mức độ nhớ kiến thức Văn học, Tiếng Việt, vận dụng để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm lựa chọn.
-Mức độ vận dụng kiến thức tiếng Việt để giải các bài tập phần Văn, Tập làm văn và ngược lại.
-Kỹ năng viết đúng thể loại văn bản biểu cảm, thuyết minh, kết hợp biểu cảm, miêu tả trong văn bản tự sự- kể chuyện.
2-Học sinh được thêm một lần củng cố kiến thức, cách làm bài kiểm tra viết theo hướng tích hợp, trắc nghiệm và tự luận.
3-Học sinh tự sửa chữa và đánh giá bài làm của mình theo yêu cầu của đề và đáp án của PGD.
B...CHUẨN BỊ
+Giáo viên: Chấm bài và chuẩn bị những việc cần làm trên lớp: dàn bài, chọn lựa bài đặc sắc, bài tồn tại về các lỗi học sinh mắc phải về viết câu, dựng đoạn, liên kết đoạn.
+Cho học sinh tự sửa bài và đánh giá bài của mình.
CCÁC BƯỚC LÊN LỚP
1)Ổn định lớp
Kiểm tra sĩ số:
2)Bài cũ:
3)Bài mới:
Đề : (tiết 67,68)
-Giáo viên yêu cầu học sinh đem theo đề thi học kỳ-giáo viên thông báo đáp án, biểu điểm.
IV.Các bước trả bài:
1)Trả bài cho học sinh
2)Nhận xét chung:
a)Ưu điểm:
*TLV:-Hầu hết làm bài đều đúng thể loại.
-Bài làm có bố cục tốt, đạt yêu cầu.
+Đối với đề 1:
Bài viết đã biết kể lại theo ngôi kể thứ nhất khi chứng kiến cảnh chị Dậu trong văn bản TNVB, học sinh đã biết sáng tạo kết hợp với miêu tả và biểu cảm, kể chuyện linh hoạt hấp dẫn người đọc người nghe. Học sinh đã biết đóng vai tôi để chứng kiến ; biết thuyết minh về con vật nuôi .
+Đối với đề 2:
Học sinh biết thuyết minh về đối tượng mà mình yêu thích đó là con vật nuôi: chó, mèo, gà
-Một số bài viết tốt, lời văn trôi chảy, trình bày sạch đẹp, văn có cảm xúc.
GA: Ngữ văn 8 - GV: Nguyễn Thị Anh - Trường THCS Lý Tự Trọng
-Bài văn biết vận dụng các yếu tố miêu tả kết hợp với biểu cảm đánh giá, bình luận.
*Ngữ văn và từ ngữ ngữ pháp. -Cho học sinh tự kiểm tra lẫn nhau theo nhóm tổ.
-Hầu hết các em đã biết cách làm bài trắc nghiệm, biết chọn lựa và đánh dấu đúng yêu cầu đề ra.
b) Tồn tại:
*TLV:-Một số bài viết miễn cưỡng, gượng ép, chưa bộc lộ được cảm xúc cá nhân riêng biệt, bài viết chưa có sự kết hợp các yếu tố, chỉ thiên về kể là chủ yếu.
-Đối với bài thuyết minh thì học sinh đã sa vào kể và miêu tả về con vật nuôi mà mình yêu thích
-Diễn đạt còn vụng về, chữ viết xấu, viết tắt, viết số vẫn còn.
-Kỹ năng viết câu, dựng đoạn kém, có bài chỉ có một đoạn.
3)Sửa lỗi trên lớp:
a)Lỗi chính tả:
-Chả lời: (x-s);băng khoăng (ng-n)- lăn nỉ, áy láy, bắt nên đình, đón trào(ch-tr) xung xướng(s-x)
àLỗi l-n; s-x; ch-tr, ng-nngh-ng.
b)Lỗi dùng từ, đặt câu:
4)Đọc bài khá-yếu,sửa lỗi ở nhà:
*Đọc bài khá: .
*Bài yếu:
b)Sửa lỗi ở nhà:
Giáo viên hướng dẫn về nhà tự sửa những lỗi đã sửa trên lớp
5)Thống kê điểm:
Lớp
Giỏi
Khá
T.Bình
Yếu
Kém
Trên TB.
84
7
6
23
1
36
85
2
20
14
22
4..Hướng dẫn về nhà:
-Giáo viên thu bài và tình hình chung của tiết kiểm tra.
-Lập dàn ý đề 4/ 103.
-Chuẩn bị bài: Bài toán về dân số.
******************************************************************
GA: Ngữ văn 8 - GV: Nguyễn Thị Anh - Trường THCS Lý Tự Trọng
Tuần:19 -Tiết:73,74
NS: -ND:
NHỚ RỪNG
(Thế Lữ)
A/MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh:
-Hiểu được giá trị nghệ thuật đặc sắc, bút pháp lãng mạn rất truyền cảm của nhà thơ, từ đó cùng rung động với niềm khát khao tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc thực tại tù túng, tầm thường, giả dối, tâm trạng đầy bi phẫn của nhân vật trữ tình- con hổ bị nhốt trong vườn bách thú.
-Rèn kỹ năng đọc diễn cảm thể thơ tám chữ vần liền, phân tích nhân vật trữ tình qua diễn biến tâm trạng.
B/CHUẨN BỊ
-Sách giáo viên- sách học sinh.
-Tích hợp kiến thức về Tiếng (từ Hán Việt), tích hợp kiến thức ngữ văn: văn bản Muốn làm thằng Cuội (ý thức cá nhân, gắn với cái tôi, cái tôi bất hoà với xã hội). Liên hệ với thực tế cuộc sống xã hội và tâm hồn thanh niên Việt Nam những năm 30 thế kỷ XX.
-Giáo viên đọc thêm về Thế Lữ Thi nhân Việt Nam, Tuyển tập Thế Lữ.
-Học sinh chuẩn bị soạn bài theo sự hướng dẫn của giáo viên.
C/CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1/Ổn định:
2/Kiểm tra bài cũ:
Nhắc lại một số văn bản trữ tình mà em đã học ở học kỳ I?
3/Bài mới:
-Thơ mới dùng để gọi một thể thơ: thơ tự do, xuất hiện đầu năm 1930 của thế kỷ trước. Thơ mới không còn chỉ để gọi thể thơ tự do mà chủ yếu dùng gọi một phong trào thơ có tính chất lãng mạn tiểu tư sản bột phát năm 1932-1945 gắn liền với tên tuổi của các tác giả Nguyễn Bính, Xuân Diệu, Thế Lữ
Ở Việt Nam khoảng những năm 30 của thế kỷ XX đã xuất hiện phong trào thơ Mới rất sôi động, được coi là một cuộc cách mạng trong thơ ca một thời đại trong thi ca(Hoài Thanh).Đó là một ohong trào thơ có tính chất lãng mạn tiểu tư sản(1932-1945)gắn liền với những tên tuổi những nhà thơ trẻ nổi tiếng như Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Hàn Mạc Tử, Nguyễn Bính, Tế Hanh
-Hoạt động 1:
-Bài thơ Nhớ rừng được viết theo thể thơ 8 chữ, gieo vần liền. Đây là thể thơ vừa mới xuất hiện và được sử dụng khá rộng rãi trong thơ mới.
-Thế Lữ là tác giả tiêu biểu cho phong trào thơ mới chặng ban đầu. Tên là Nguyễn Thứ Lễ, ông sáng tác rất nhiều loại thể.(SGK/5,6)
Hoạt động 2:-Giáo viên đọc mẫu một lần.
-Hướng dẫn học sinh cách đọc.
(Đọc chính xác và có giọng điệu đoạn 1, 4 là giọng chán chường, nhễ nhại, khinh miệt của con hổ; Đoạn 2, 3 giọng điệu nuối tiếc một thời oanh liệt huy hoàng của con hổ.)
-Cho học sinh đọc phần chú thích trong SGK.
-Chú ý các từ Hán Việt trong SGK đã dẫn.
-Cho biết bố cục bài thơ, nêu nội dung bài thơ
(bài thơ được chia 5 đoạn, chia làm 3 ý: tâm trạng con hổ trong vườn bách thú; chốn sơn lâm với 1 thời oanh liệt trong tâm tưởng; cảnh thực tại và lời nhắn nhủ)
Hoạt động 3: Tìm hiểu văn bản.
-Học sinh đọc 8 câu đầu.
-Câu đầu tiên có từ ngữ nào đáng chú ý?Vì sao?
-Thử thay từ gậm từ khối bằng các từ khác, so sánh ý nghĩa biểu đạt của chúng?
(Gậm: dùng miệng mà ăn dần, cắn dần từng chút, chậm chạp, kiên trì. Động từ diễn tả hành động bứt phá của con hổ nhưng thể hiện chủ yếu sự gậm nhấm đầy uất ức và bất lực của chính bản thân con hổ khi bị mất tự do.
-Vì sao con hổ lại căm hờn đến thế? Tư thế nằm dài..qua nói lên tình thế gì của hổ?
(từ chỗ là chúa tể của muôn loài nay bị nhốt chặt trong cũi sắt trở thành thứ đồ chơi, chịu ngang b
File đính kèm:
- van 8-1.doc