Bài giảng lớp 8 môn Ngữ văn - Tuần 1 - Bài 10, 11 - Tiết 41: Kiểm tra văn học

/ Mục tiêu bài học

 1: Kiến thức: kiểm tra và củng cố nhận thưc của hssau bài ôn tập truyện kí VN hiện đại.

2 Rèn luyện kĩ năng: Viết, diễn đạt mội dung văn học bằng sự cảm nhận của riêng mình. Đặc biệt là viết đoạn văn kể chuyện có dùng yếu tố miêu tả và biểu cảm.

B/ Thiết kế đề bài và đáp án biểu điểm.

* ĐỀ BÀI:

I/ Phần trắc nghiệm: 3 điểm

 

doc2 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 812 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng lớp 8 môn Ngữ văn - Tuần 1 - Bài 10, 11 - Tiết 41: Kiểm tra văn học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 11/ 11/2004 Tuần 11 - Bài 10.11 Ngày dạy: 23/11/2004 TIẾT 41: KIỂM TRA VĂN HỌC A/ Mục tiêu bài học 1: Kiến thức: kiểm tra và củng cố nhận thưc của hssau bài ôn tập truyện kí VN hiện đại. 2 Rèn luyện kĩ năng: Viết, diễn đạt mội dung văn học bằng sự cảm nhận của riêng mình. Đặc biệt là viết đoạn văn kể chuyện có dùng yếu tố miêu tả và biểu cảm. B/ Thiết kế đề bài và đáp án biểu điểm. * ĐỀ BÀI: I/ Phần trắc nghiệm: 3 điểm 1. Văn bản “ Tôi đi học” của Thanh Tịnh được viết theo thể loại: A.Truyện ngắn – hồi tưởng. B. Sự kết hợp các yếu tố: tự sự – miêu tả – biểu cảm. C. Cả B và B. 2. Nội dung chính của văn bản “ Tôi đi học là: A. Những kỉ niệm trong sáng vè ngày đầu tiên được đến trường đi học. B. Cảm xúc bỡ ngỡ, rụt rè, chơ vơ và cuối cùng là sự tự tin của “ tôi”. C. Ngôi trường Mĩ Lí xinh đẹp, khang trang và hình ảnh người thầy nhân hậu. 3.Nét đặc sắc nghệ thuật của văn bản “ Trong lòng mẹ” : A. Tự sự kết hợp với trữ tình, kể chuyện kết hợp với miêu tả – biểu cảm. B. cảm xúc, tâm trạng nồng nàn,mãnh liệt. C. Những hình ảnh so sánh, liên tưởng táo bạo. D. Cả 3 ý trên. 4. Đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố : A. Tố cáo thứ thuế vô nhân đạo làm tan cửa, nát nhà. B. Vạch trần bộ mặt tàn ác bất nhân của chế độ thực dân nửa phong kiến. C. Ngợi ca những phẩm chất cao đẹp và sức mạnh quật khởi, tiềm tàng của ngưòi phụ nữ nông dân. D. Cả 3 ý trên. 5. Đoạn văn: “ .Tôi chỉ còn biết khóc chứ còn biết làm sao nữa? Thẻ của nó người ta giữ. Hình của nó người ta đã chụp rồi. Nó lại đã lấy tiền của người ta. Nó là người của người ta rồi, chứ đâu có còn là con tôi?” a. Đoạn văn trích trong văn bản nào? Của tác giả nào? A. Cô bé bán diêm- An-đéc – xen B. Trong lòng mẹ – Nguyên Hồng C. Lão Hạc – Nam Cao. b. Nội dung của đoạn văn: A. Người nông dân than vãn vì tưởng chừng như mất đứa con. B. Câu nói ấy nhói lên nỗi đau, khái quát cả một cảnh đời cùng khổ. C. Câu nói ấy khái quát lên một số phận thảm thương của người nông dân trong xã hội cũ. D. Cả C và B. 6. Trong các câu sau: U bán con thật đấy ư? Nào! Em không cho bán chị Tý! Nào! Có bán thì bán cái Tỉu này này! Các từ in đậm thuộc loại từ nào? Động từ. Tình thái từ. Trợ từ, thán từ II/ Tự luận: 6 điểm Câu 1: Viết một đoạn văn giải thích tại sao bức vẽ chiếc lá cuối cùng của cụ Bơ – men ( trích “ Chiếc lá cuối cùng”- O. Hen – ri) được coi là một kiệt tác? Câu 2: Qua các bài: Tôi đi học, Trong lòng mẹ, Tức nước vỡ bờ, em có thể khái quát như thế nào về phẩm chất của người mẹ, người vợ – người phụ nữ Việt Nam? * ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM I/ Trắc nghiệm. Mỗi câu 0.5 điểm 1C; 2A, 3B, 4D , 5 ( aC, bD ), 6C. II/ Tự luận . Câu 1: Viết thành đoạn văn: ( 3 điểm) Gợi ý: Vẻ đẹp giống lá thật, được vẽ trong đêm gió rét, được đánh đổi bằng cả tính mạng của người sáng tạo ra nó Cứu sống Giôn – xi. Bộc lộ quan điểm về nghệ thuật chân chính là phục vụ con người Câu 2: viết thành đoạn văn: ( 3 điểm) Gợi ý: Tình cảm thắm thiết sâu nặng đối với chồng con. Trong những hoàn cảnh đau đớn, tủi cực, gay cấn nhất, họ bộc lộ bản chất dịu hiền đảm đang mà còn thể hiện sức mạnh tiềm tàng, đức hi sinh quên mình, chống lại bọn tàn bạo để bảo vệ chồng con. Lưu ý: Điểm trình bày cộng 1 điểm. * Dặn dò: Soạn bài chu đáo bài luyện nói kể chuyện theo ngôi kể.

File đính kèm:

  • docTIET 41.doc
Giáo án liên quan