1. Kiến thức: Giúp hs cảm nhận được hình ảnh cao đẹp của người yêu nước: rtong gian nguy vẵn hiên ngang, bền gan, vững chí; nhân cách cứng cỏi của nhà yêu nước PCT.
Giọng hùng tráng trong lối thơ tỏ chí của các nhà thơ yêu nước VN và ý nghĩa biểu cảm của các yếu tố tự sự trong thơ trữ tình.
2. Giáo dục tư tưởng: Lòng tự hào về tinh thần yêu nước của các bậc cha anh. Từ đó biết phát huy truyền thống tốt đẹp đó .
3 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 812 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng lớp 8 môn Ngữ văn - Tiết 59: Đập đá ở Côn Lôn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 09/12/2004
Ngày dạy: 14/12/2004
Tiết 59: Đập đá ở Côn Lôn
(Phan Châu Trinh)
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Kiến thức: Giúp hs cảm nhận được hình ảnh cao đẹp của người yêu nước: rtong gian nguy vẵn hiên ngang, bền gan, vững chí; nhân cách cứng cỏi của nhà yêu nước PCT.
Giọng hùng tráng trong lối thơ tỏ chí của các nhà thơ yêu nước VN và ý nghĩa biểu cảm của các yếu tố tự sự trong thơ trữ tình.
Giáo dục tư tưởng: Lòng tự hào về tinh thần yêu nước của các bậc cha anh. Từ đó biết phát huy truyền thống tốt đẹp đó .
Rèn luyện kĩ năng: Phân tích thể thơ TNBC.
Khả năng tích hợp: Với cách thuyết minh thể loại VH,
B/ CHUẨN BỊ:
Gv và học soạn bài đầy đủ, chu đáo trước ở nhà.
Ciáo viên chuẩn bị bảng phụ ghi phần tác giả; phần II1
C/ LÊN LỚP:
1. Oån định: Kiểm tra sĩ số và việc chuẩn bị bài ở nhà của hs.
2. Bài cũ: Đọc bài thơ vào nhà ngục QĐ cảm tác. Nêu cảm nhận của em về 1 cặp câu thơ mà em thích nhất; Nêu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ này?
Bài mới: Đến với bài thơ đập đá ở Côn Lôn, chúng ta lại bắt gặp khẩu khí ngang tàng, ngạo nghễ, chân dung hết sức cao đẹp của người yêu nước. Từ đó em hầy nêu cẩm nhận của riêng em về thế hệ cha anh trong sự nghiệp đấu trnh và bảo vệ đất nước.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
GHI BẢNG
I/
1. Em hãy giới thiệu vài nét chính về PCT ?
2. Nhận vật trữ tình trong bài thơ là ai? Nhân vật trữ tình có liện quan đến công việc nào?
3. a.Trong 2 phương thức BC và TS, phương thức nào là chính? PT nào là yếu tố tham gia?
b. Phần nội dung nào sử dụng toàn BC? Phần nội dung nào dùng TS như 1 yếu tố BC?
II/
1a. Đập đã có thể coi là công việc bình thường, nhưng việc đập đá ở côn lôn có bình thường không? Vì sao?
b. Chủ thể làm trai trong lời thơ làm trai.núi non có thể gợi ra những cách hiểu sau:
- Hình ảnh con người đang dũng cảm LĐ đập đá ở Côn lôn.
- Làm trai là làm người con trai giữa đảo khơi nguy hiểm.
- Làm trai là tư thế sống của con người có thể làm nên những điều kì diệu ở chốn hiểm nguy.
- Làm trai là quan niệm sống anh hùng của đấng nam nhi, dám chống trọi với gian nguy để chiến thắng.
Em chọn cách hiểu nào?
* Gv treo bảng phụ.
c. Tư cách làm trai đó thể hiện phẩm chất nào của người yêu nước?
d. Từ hai câu tiếp theo, chỉ ra công việc đập đá được gợi tả như thế nào?
e. Nhận xét về giọng điệu, cách dùng từ, phép đối trong câu thơ và tác dụng của chúng đã gợi ra vẻ đẹp nào của người tù yêu nước.
2a. Đọc 4 câu còn lại.
b. Từ việc lao động khổ sai ở Côn Lôn, người tù yêu nước đã có cảm nghĩ gì về bản thân qua 2 câu luận?
c. Phép đối trong cặp câu này có tác dụng gì?
d. Hai câu kết của bài thơ nói về công việc gì?
e. Lời thơ có cấu trúc đối lập: một bên là kẻ vá trời lỡ bước, một bên là việc con con. Sự đối lập ấy đã khẳng định tinh thần cao quý nào của người tù?
III/
1. Học xong bài thơ này , em có thể hình dung những vẻ đẹp nào của người tù yêu nước?
2. Khí phách hiên ngang, chấp nhận mọi gian lao trên con đường cứu nước được thể hiện trong nhiều bài thơ VN nào mà em biết?
3. Những điểm chung từ 2 bài thơ của PBC và PCT?
I/
1- Tự bộc lộ.
2- Người đập đá xưng làm trai và kẻ vá trời.
- Nhân vật trữ tình được biểu hiện qua 2 nội dung: Công việc đập đá ( 2 câu đầu ) và cảm nghĩ từ việc đập đá ( 2 câu cuối).
3-a- Phương thức BC là chính, Phương thức TS là yếu tố tham gia.
b- Nội dung:cảm nghĩ từ việc đập đá.
Nội dung: công việc đập đá.
II/
1a- Không bình thường. Vì đây là công việc khổ sai, buộc tù nhân phải làm.
b- Tự bộc lộ.
c- Người có khí phách hiên ngang, không sợ nguy nan.
d- Dùng tay cầm búa, đập đá thành hòn. Một công việc nặng nhọc, chỉ dành cho tù khổ sai.
e- giọng điệu hùng tráng, dùng một loạt cácc động từ mạnh, phép đối ở 2 câu thực không chỉ gợi tả công việc đập đá mà còn diễn tả khí phách kiên cường, hiên ngang dám đương đầu, vượt lên, chiến thắng thử thách gian khổ.
2 a- Đọc 4 câu thơ cuối.
b- Tự thấy mình có tấm thân dày dạn, phong trần qua nhiều thử thách; tự thấy mình có tinh thần cứng cỏi, không sờn lòng trước mọi gian lao, thử thách.
c- Làm rõ tinh thần chịu đựng mãnh liệt của con người.
d- Những người có gan làm việc lớn, coi việc tù đầy chỉ là chuyện nhỏ, không có gì đáng nói.
e- Vừa thể hiện niềm kiêu hãnh, tự hào, vừa khẳng định lí tưởng cao đẹp về sự nghiệp yêu nước.
III/
1- Hiên ngang, trung thành với lí tưởng.
2- Tự bộc lộ.
- Thơ Tố Hữu, tập Nhật Kí Trong Tù của HCM.
3- Hs thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi.
I/ Tìm hiểu chung
Tác giả:sgk
Tác phẩm:
- Đọc.
- PTBC: Biểu cảm và tự sự.
II/ Phân tích:
1.Công việc đập đá.
- Làm trai: tư thế hiên ngang, không sợ nguy nan.
- Xách búa đánh tan
Ra tay đập bể
à giọng điệu sôi nổi, động từ mạnh, đối chặt che,õ diễn tả công việc đập đá, khí phách kiên cường trước gian nan.
2.Cảm nghĩ về việc đập đá.
- Tháng ngày bao .
Mưa nắng..
àCảm nhận về bản thân : sự phong trần, cứng cỏi, trung kiên.
- Những kẻ vá trời
Gian nan chi
àXem thường việc tù đày, khẳng định lí tưởng yêu nước lớn lao, tự hào về con đường mình đã chọn.
II/ Tổng kết.
- Khí phách ngang tàng, lẫm liệt, thể hiện chí lớn của người anh hùng.
- Giọng thơ hùng tráng, khoẻ khoắn.
Dặn dò:
Về nhà viết một bài văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về khí phách của người chí sĩ yêu nước VN đầu TK XX qua 2 bài thơ của PBC và PCT.
Soạn bài ôn tập dấu câu: Làm theo mẫu sẵn liệt kê các loại dấu câu đã học, làm bài tập,
File đính kèm:
- TIET 59.doc