- HS nhận biết được bất phương trình bậc nhất một ẩn.
- Biết áp dụng từng quy tắc biến đổi bất phương trình để giải các bất phương trình đơn giản.
- Biết sử dụng các quy tắc biến đổi bất phương trình để giải thích sự tương đương của bất phương trình .
3 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 844 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng lớp 8 môn Đại số - Tiết 61: Tuần 29: Bất phương trình bậc nhất một ẩn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN
Tiết 61:
Tuần29 NS
I) Mục tiêu:
- HS nhận biết được bất phương trình bậc nhất một ẩn.
- Biết áp dụng từng quy tắc biến đổi bất phương trình để giải các bất phương trình đơn giản.
- Biết sử dụng các quy tắc biến đổi bất phương trình để giải thích sự tương đương của bất phương trình .
II) Chuẩn bị: Bảng phụ
III) Các bước lên lớp:
Hoạt động1 Kiểm tra bài cũ:
- Viết và biêủ diễn tập nghiệm trên trục số của mỗi bất phương trình sau:
a) x < 5 b) x -2
Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 2
- GV: Nhắc lại định nghĩa bất phương trình bậc nhất một ẩn
- HS: Phương trình dạng ax + b =0 với a; b là hai số đã cho và a 0 được gọi là bất phương trình bậc nhất một ẩn.
- GV: Tương tự hãy thử địn nghĩa bất phương trình bậc nhất một ẩn
- GV: Bất phương trình dạng ax + b < 0
( hoặc ax + b > 0 ; ax + b 0; ax + b 0)
trong đó a và b là hai số đã cho; a 0được gọi là bất phương trình bậc nhất một ẩn)
- GV: Cho ví dụ
- HS: Bất phương trình 3x + 5 > 0;
-6x -3 <0
- GV: Yêu cầu hs làm ?1
- HS: Bất phương trình bậc nhất một ẩn là:
2x – 3 < 0 ; 5x -15 0
Hoạt động 3
- GV: Để giải phương trình bậc nhất ta thực hiện hai quy tắc biến đổi nào?
- HS: Quy tắc chuyển vế
Quy tắc nhân vơi một số
- GV: để giải bất phương trình ta cụng áp dụng hai quy tắc
- HS: đọc quy tắc chuyển vế
- GV: Làm ví dụ 1:Giải bất phương trình
x – 5 < 18
Giới thiệu và giải thích như SGk
- GV: Làm ví dụ 2
Giải bất phương trình 3x > 2x +5 và biểu diễn tập nghiệm trên trục số
- HS: Lên bảng giải
- GV: Yêu cầu HS làm ?2
- HS: Hai hs lên bảng trình bày
- GV: Hãy phát biểu tính chất liên hệ giữa thứ tự và phép nhân với số dương; với số âm
- GV: Yêu cầu HS đọc quy tăc nhân như SGK
- GV: Yêu cầu HS làm Ví dụ 3
- HS: Ta có 0,5x < 3
0,5 x .2 < 3.2
x < 6
Vậy tập nghiệm của bất phương trình là:
{ x / x < 6}
- GV: Yêu cầu HS ví dụ 4
- GV: Khi nhân hai vế của bất phương trình với -4 ta cần lưư ý điều gì?
- HS: Khi nhân hai vế của bất phương trình với -4 ta phải đổi chiều của bất phương trình
- HS: Lên bảng thực hiện
Ta có < 3 .( -4) < 3. (-4)
x > - 12
Vậy tập nghiệm của bất phương trình là:
{ x / x > -12}
Tập nghiệm này được biểu diễn như sau: ////////////////(
-12 0
- GV: Yêu cầu hs làm ?3
- HS: Ta có 2x < 24 2x . < 24.
x < 12
Tập nghiệm của phương trình là:
{x / x < 12}
- GV: Yêu cầu hs làm ?4
- HS: Trả lời miệng
I) Định nghĩa: (SGK)
*) Ví dụ: 4x + 5 > 0 ; -4x – 7 0 .. là các bất phương trình bậc nhất một ẩn
II) Hai quy tắc biến đổi bất phương trình:
1) Quy tắc chuyển vế: (SGK)
*) Ví dụ1: Giải bất phương trình x – 5 < 18
Giải: Ta có x -5 < 18
x < 18 + 5 ( Chuyển vế -5)
x < 18 + 5
x < 23
Vậy tập nghiệm của bất phương trình là
{x / x < 23}
*) Ví dụ 2: Giải bất phương trình
3x > 2x +5 và biểu diễn tập nghiệm trên trục số
Giải: Ta có 3x > 2x + 5
3x – 2x > 5
x > 5
Vậy tập nghiệm của bất phương trình là
{ x / x >5}
/////////////////////////////////(
0 5
2) Quy tắc nhân với một số: (SGK)
*) Ví dụ 3: Giải bất phương trình 0,5x < 3
Giải: Ta có 0,5x < 3
0,5 x .2 < 3.2
x < 6
Vậy tập nghiệm của bất phương trình là:
{ x / x < 6}
*) Ví dụ 4:
Giải bất phương trình < 3 và biểu diễn tập nghiệm trên trục số.
Giải: Ta có < 3
.( -4) < 3. (-4)
x > - 12
Vậy tập nghiệm của bất phương trình là:
{ x / x > -12}
Tập nghiệm này được biểu diễn như sau: ////////////////(
-12 0
Hoạt động 4 Củng cố:
- Thế nào là bất phương trình bậc nhất một ẩn.
- Phat biểu hai quy tắc biến đổi tương đương bất phương trình.
Hoạt động 5 Dặn dò:
- Nắm vững hai quy tắc biến đổi bất phương trình.
- Bài tập về nhà 19; ....; 21 SGK . bài 40;....;44 SBT
File đính kèm:
- 60.doc