) Mục tiêu:
- HS nắm được tính chất liên hệ giữa thứ tự và phép nhân ( với số dương và số âm) ở dạng bất đẳng thức, tính chất bắc cầu của thứ tự.
- HS biết cách sử dụng tính chất liên hệ giữa thứ tự và phép nhân ; tính chất bắc cầu để chứng minh bất đẳng thức hoặc so sánh các số.
II) Chuẩn bị: Bảng phụ
5 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 862 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng lớp 8 môn Đại số - Tiết 58: Liên hệ giữa thứ tự và phép nhân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LIÊN HỆ GIỮA THỨ TỰ VÀ PHÉP NHÂN
Tiết 58:
I) Mục tiêu:
- HS nắm được tính chất liên hệ giữa thứ tự và phép nhân ( với số dương và số âm) ở dạng bất đẳng thức, tính chất bắc cầu của thứ tự.
- HS biết cách sử dụng tính chất liên hệ giữa thứ tự và phép nhân ; tính chất bắc cầu để chứng minh bất đẳng thức hoặc so sánh các số.
II) Chuẩn bị: Bảng phụ
III) Các bước lên lớp:
1) Ổn định:
2) Kiểm tra bài cũ:- Phát biểu tính chất giữa thứ tự và phép cộng
- Điền dấu ; vào ô trống cho thích hợp:
a) 12 + (-8) 9 + (-8) b) 13 – 19 15 – 19
c) (-4)2 + 7 16 + 7 d) 452 + 12 450 + 12
3) Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
- GV: Cho hai số -2 và 3 hãy nêu bất đẳng thức biểu diễn mối liên hệ giữa hai số đó?
- HS: -2 < 3
- GV: Khi ta nhân cả hai vế của bất đẳng thức đó với 2 ta được bất đẳng thức nào?
- HS: -2.2 < 3.2
- GV: Nhận xét về chiều của hai bất đẳng thức
- HS: Hai bất đẳng thức cùng chiều
- GV: Đưa hình vẽ hai trục số lên bảng phụ để minh hoạ cho nhận xét trên
- GV: Yêu cầu hs làm ?1
- HS: Nhân hai vế của bất đẳng thức -2 < 3 với 5091 thì ta được bất đẳng thức
-2.5091 < 3. 5091
b) Nhân cả hai vế với c ta được -2c < 3c
- GV: Điền vào ô trống c >0
a > b ac bc ; a b ac bc
a < b ac bc ; a b ac bc
- GV: Yêu cầu hs phát biểu thành lời
- HS: Khi nhân hai vế của bất đẳng thức với cùng một số dương ta được một bất đẳng thức mới cùng chiều vơí bất đẳng thức đã cho
- GV: Yêu cầu hs làm ?2
- HS: a) (-15,2) . 3,5 < (-15,08) . 3,5
b) 4,15 . 2,2 > (-5,3) .2,2
- GV: Có bất đẳng thức -2 < 3 . Khi nhân cả hai vế của bất đẳng thức đó với -2 ta được bất đẳng thức nào?
- HS: Từ -2 3.(-2) vì 4>-6
- GV: Yêu cầu làm ?3
- HS: a) -2 3 . (-345)
b) -2 3.c
- GV: Điền vào ô trống c < 0
a > b ac bc ; a b ac bc
a < b ac bc ; a b ac bc
- GV: Yêu cầu hs làm ?4
- HS: Ta có -4a > -4b
Nhân hai vế với -1/4 ta được a < b
- GV: Yêu cầu hs làm ?5
- HS: Nếu chia hai vế cho cùng một số dương thì bất đẳng thức không đổi chiều
Nếu chia hai vế cho cùng một số âm thì bất đẳng thức phải đổi chiều
- GV: Với ba số a; b; c nếu a < b; b < c thì
a < c.Tương tự các thứ tự lớn hơn, nhỏ hơn hoặc bằng, lớn hơn hoặc bằng cũng có tính chất bắc cầu
I) Liên hệ giữa thứ tự và phép nhân với số dương:
*) Tính chất: (SGK)
Với ba số a; b; c mà c >0
a < b ac < bc ; a b ac bc
a > b ac > bc ; a b ac bc
*) Ví dụ:
-24 < -14 -24 . 456 < -14. 456
x > y 27x > 27y
II) Liên hệ giữa thứ tự và phép nhân với số âm:
*) Tính chất: (SGK)
Với ba số a; b; c mà c < 0
a bc ; a b ac bc
a > b ac < bc ; a b ac bc
*) Ví dụ:
45 > 17 45.(-678) < 17.(-678)
x -5y
III) Tính chất bắc cầu của thứ tự:
Với ba số a; b; c
a < b ; b < c a < c
*) Ví dụ: Cho a > b Chứng minh
a + 2 > b -1
Giải : ta có a > b a +2 > b+2 (1)
Ta có 2 > -1 b +2 > b -1 (2)
Từ (1) và (2) a +2 > b -1
4) Củng cố:
*) Làm bài tập 5 tr 39 SGK Mỗi khẳng định sau đây đúng hay sai
a) Đúng vì -6 0 (-6).5 < (-5).5
b) Sai vì -6 (-5).(-3)
c) Sai vì -2003 (-2004).(-2005)
d) Đúng vì x2 0 có -3 < 0 -3x2 0
*) Làm bài 7 tr40 SGK
Số a là số âm hay dương nếu:
a) 12a 0
b) 4a 3 Mà 4a < 3a ngược chiều với BĐT trên chứng tỏ a < 0
c) -3a > -5a Có -3 > -5 Mà -3a > -5a chứng tỏ a > 0
5) Dặn dò:
- Nắm vững tính chất liên hệ giữa thứ tự và phép công; liên hệ giữa thứ tự và phép nhân; tính chất bắc cầu củ thứ tự.
- Bài tập về nhà 6; 9; 10; 11 tr39, 40 SGK Bài 10; 12;13;14;15 SBT
LUYỆN TẬP
Tiết 58:
I) Mục tiêu:
- Củng cố các tính chất liên hệ giữa thứ tự và phép cộng; liên hệ giữa thứ tự và phép nhân, tính chất bắc cầu.
- Vận dụng, phối hợp các tính chất của thứ tự giải các bài tập về bất đẳng thức.
II) Chuẩn bị: Bảng phụ
III) Các bước lên lớp:
1) Ổn định:
2) Kiểm tra bài cũ:
- HS1: Điền dấu thích hợp vào ô trống:
Cho a < b a) Nếu c là số bất kỳ a + c ¨ b + c
b) Nếu c > 0 thì a. c ¨ b.c
c) Nếu c < 0 thì a.c ¨ b.c
Làm bài tập 11b SGK
- HS2: Cho a < b Hãy so sánh 2a với 2b; 2a và a + b; -a và -b
Phát biểu tính chất liên hệ giữa thứ tự và phép nhân
3) Luyện tập:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
*) Làm bài tập 9 tr 40 SGK
- HS: Trả lời miệng và giải thích
*) Làm bài tập 12 SGK
- GV: Chứng minh 4(-2) +14 < 4(-1) + 14
- HS: Có – 2 < -1 Nhân hai vế của BĐT với 4 ta được 4(-2) < 4(-1)
Cộng hai vế với 14 ta được
4(-2) +14 < 4(-1) + 14
- GV: (-3).2 +5 < (-3).(-5) + 5
Tương tự như câu a
*) Làm bài tập 13 sgk
- GV: So sánh a và b nếu
a + 5 < b+ 5
- GV: Nhận xét hai vế của BĐT đã cho
- HS: Cùng cộng với 5
- GV: Muốn so sánh a và b ta làm thế nào?
- HS: Cộng hai vế với -5
- GV: Cho -3a > -3b So sánh a và b?
- HS: Chia hai vế cho -3
*) làm bài tập 14 SGK
- GV: Cho a <b Háy so sánh 2a + 1 Với 2b +1
- HS: Có a< b Nhân hai vế với 2 Rồi cộng 1 vào hai vế của bất đẳng thức vừa tìm được 2a +1 < 2b +1
*) Làm bài tập 19 SBT
- HS: Trả lời miệng
Nếu a 0 a2 > 0
Nếu a =0 a =0Nên a2 0
Nhân hai vế của BĐT a2 0 với -1
Ta được – a2 0
Cộng hai vế của a2 0 với 1 ta được
a2 +1 1 > 0
Cộng hai vế của BĐT-a2 0 với -1 ta được –a2 -1 -2 <0
Bài 1: ( Bài 9SGK)
a)Sai vì tổng ba góc trong một tam giác bằng 1800
b) Đúng
c) Đúng vì
d) Sai Vì
Bài 2: ( Bài 12 SGK)
Có -2 0)
4. (-2) < (-1) .4
Cộng 14 vào hai vế
4(-2) +14 < 4(-1) + 14
Có 2 > -5 Nhân hai vế với -3 ( -3 < 0)
(-3).2 < (-3).(-5)
Cộng 5 vào hai vế
(-3).2 +5 < (-3).(-5) + 5
Bài 3: ( Bài 13 SGK)
So sánh a và b nếu:
a + 5 < b+ 5
Ta có a + 5 < b+ 5 Cộng -5 vào hai vế
a + 5 + (-5) < b + 5 + (-5)
a < b
-3a > -3b
Chia hai vế cho (-3) bất đẳng thức đổi chiều
Hay a < b
Bài 4: ( Bài 14 SGK)
Cho a < b Hãy so sánh:
2a +1 Với 2b +1
Ta có a 0)
2a < 2b Cộng hai vế với 1
2a +1 < 2b +1
b) Theo câu a ta có 2a +1 < 2b +1 (1)
Có 1 < 3 Cộng 2b vào hai vế
2b +1 < 2b +3 (2)
Từ (1); (2) và theo tính chất bắc cầu
2a +1 < 2b +3
Bài 5: ( Bài 19 SBT)
Điền dấu ; ; vào ô trống cho đúng:
a) a2 0 b) – a2 0
c) a2 +1 > 0 d) –a2- 2 < 0
4) Củng cố:
- Nêu tính chất liên hệ giữa thứ tự và phép cộng; phép nhân
- Nêu tính chất bắc cầu của thứ tự
5) Dặn dò:
- Bài tập về nhà :17; 18; 23; 26; 27 tr43 SBT
BẤT PHƯƠNG TRÌNH MỘT ẨN
Tiết 59:
I) Mục tiêu:
- HS được giới thiệu về bất phương trình một ẩn, biết kiểm tra một số có phải là nghiệm của bất phương trình một ẩn hay không
- Biêt viết dưới dạng ký hiệu và biểu diễn trên trục số tập nghiệm của các bất phương trình dạng x a; x a ; x a
- Hiểu khái niệm hai bất phương trình tương đương
II) Chuẩn bị: Bảng phụ
III) Các bước lên lớp:
1) Ổn định:
2) Kiểm tra bài cũ:
File đính kèm:
- 57.doc