1. Kiến thức:
Vận dụng những kiến thức đã học về văn miêu tả và văn biểu cảm để phân tích được vẻ đẹp của thác nước núi Lư và qua đó thấy được một số nét trong tâm hồn và tính cách của nhà thơ Lý Bạch.
2. Rèn kĩ năng:
Bước đầu có ý thức và biêt sử dụng phần dịch nghĩa( Kể cả phần dịch nghĩa từng chữ) trong việc phân tích tác phẩm và phần nào trong việc tích lũy vốn từ Hán Việt.
3. Tư tưởng, tình cảm
4 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 779 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng lớp 7 môn Ngữ văn - Tuần 9 - Tiết 34: Xa ngắm thác núi lư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 9 Tiết: 34
Ngày soạn: 29/10/2005
Ngày dạy: 02/11/2005
XA NGẮM THÁC NÚI LƯ
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
Kiến thức:
Vận dụng những kiến thức đã học về văn miêu tả và văn biểu cảm để phân tích được vẻ đẹp của thác nước núi Lư và qua đó thấy được một số nét trong tâm hồn và tính cách của nhà thơ Lý Bạch.
Rèn kĩ năng:
Bước đầu có ý thức và biêùt sử dụng phần dịch nghĩa( Kể cả phần dịch nghĩa từng chữ) trong việc phân tích tác phẩm và phần nào trong việc tích lũy vốn từ Hán Việt.
Tư tưởng, tình cảm
Giáo dục học sinh tình yêu thiên nhiên, yêu những cảnh đẹp của đất nước.
B/ CHUẨN BỊ:
Tích hợp với các bài : Từ Hán Việt, Từ đồng nghĩa
C/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP.
Ổn định. (1’)
Kiểm tra bài cũ. (5’)
Đọc thuộc bài thơ : Bạn đến chơi nhà . Cho biết nội dung bài.
Bài mới.
*/ Giới thiệu bài:
Thơ Đường là môït thành tựu huy hoàng của thơ cổ Trung Hoa do hơn 2000 nhà thơ sống ở triều đại nhà Đường viết nên. Hôm nay chúng ta sẽ được học một bài thơ của một tác giả nổi tiếng trong nền thơ ca ấy.
*/ Tiến trình bài học
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản.
Hỏi : Nêu những hiểu biết của em về tác giả Lý Bạch.
Nhấn mạnh thêm một số nét về tác giả.
Em đã được học thể thơ này chưa? Nêu một số bài đã học thuộc thể thơ này?
TL: Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đã được học.
HS đọc bài
Hỏi: Nhà thơ đã đứng ở vị trí nào để ngắm thác ? Vị trí đó có lợi như thế nào trong việc phát hiện những đặc điểm của thác nước ?
TL: Tác giả đã đứng từ xa để ngắm thác. Vì thế đã có được cái nhìn toàn cảnh và làm nổi bật được sắc thái hùng vĩ của thác nước.
Hỏi: Câu thơ thứ nhất tả cái gì và tả như thế nào?
TL: Câu thơ thứ nhất TG tả đỉnh núi Hương Lô với cái nhìn mới đó là hình ảnh đỉnh núi Hương Lô được miêu tả dưới ánh mặt trời. Và vì được miêu tả dưới ánh nắng mặt trời cho nên khung cảnh trở nên rực rỡ, kỳ ảo với màu tím đỏ rất đẹp mắt.
So sánh với cách miêu tả của nhà sư Tuệ Viễn : “ Khí bao trùm trên đỉnh Hương Lô mịt mù như hương khói” để cho HS thấy nét mới độc đáo trong cách miêu tả cùa tác giả Lý Bạch.
Nhấn mạnh : Câu 1 đã phác lên được cái phông nền của toàn cảnh trước khi đi miêu tả vẻ đẹp của bản thân thác nước.
Hỏi: Ơû ba câu tiếp theo tác giả đã tập trung miêu tả cái gì? Cảnh thác nước được miêu tả như thế nào trong câu 2 ? Cho HS phân tích cái hay của chữ “ Quải”.
TL: Ơû ba câu tiếp theo tác giả đã tập trung miêu tả thác nước.
Cảnh thác nước vẫn được miêu tả từ xa. Bản dịch đánh mất chữ quải vì thế làm mất đi một hình ảnh rất đẹp đó là dòng thác như một tấm lụa trắng được treo lên phía trước dòng sông.
Cách miêu tả này vẫn rất hợp lý vì vì tác giả ngắm thác từ xa.
Hỏi: Theo em việc miêu tả thác nước như một tấm lụa trắng rủ xuống yên ắng và bất động được treo lên giữa khoảng vách núi và dòng sông có hợp lý không vì sao? Hãy miêu tả bằng lời cảm nhận của em về cảnh thác nước lúc này? Em đánh giá như thế nào về cảnh được miêu tả.
TL: Cảnh dòng thác lúc này như một bức tranh lộng lẫy, tráng lệ: Trên cao là đỉnh núi khói tía tỏa mịt mù, chân núi là dòng sông tuôn chảy, khoảng giữa là thác nước được treo cao như một dải lụa.
Hỏi: Ơû câu thứ ba tác giả trực tiếp miêu tả về điều gì của dòng thác? Qua cách miêu tả ấy em thấy đặc điểm gì về dãy núi Lư và đỉnh Hương Lô?
TL Câu ba tác giả trực tiếp miêu tả về độ cao, chiều dài và tốc độ của dòng thác thật là mạnh mẽ, dữ dội. Nhưng đồng thời cũng giúp người đọc hình dung được thế núi và độ dốc đứng của dãy núi Lư và đỉnh Hương Lô
Hỏi: Câu thơ cuối thể hiện thái độ gì của tác giả?( Phân tích từ nghi thị, lạc) Ở câu này tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả dòng thác? Việc so sánh dòng thác với dải Ngân Hà có hợp lý không? Vì sao?
Với cách sử dụng nghệ thuật ấy dòng thác hiện lên như thế nào?
TL: Câu cuối là lời thốt lên vô cùng ngạc nhiên và thú vị của tác giả.
Lối nói phóng đại và cách so sánh dòng thác với dải Ngân Hà đặt trong văn cảnh vẫn có được sự chân thực tự nhiên vì tg đã chuẩn bị cho sự xuất hiện của nó từ hai câu đầu. Ngoài ra theo quan niệm của người TQ thì Ngân Hà cũng được coi là dòng sông thực sự.
- Dòng thác ở đây như một dòng sông sao lấp lánh, huyền ảo như thực như mơ.
Hỏi: Tác giả miêu tả một cảnh đẹp của nước mình với thái độ như thế nào? Qua việc miêu tả thác nước em có thể nhận thấy được điều gì trong tâm hồn và tính cách nhà thơ?
HS nói tóm lại về ND bài
HS đọc ghi nhớ SGK
Thái độ trân trọng, ca ngợi.
Qua việc miêu tả thác nước ta có thể nhận thấy tình yêu thiên nhiên đằm thắm và tính cách hào phóng mạnh mẽ của tác giả.
àghi nhớ SGK
I/ ĐỌC -HIỂU VĂN BẢN
1/ Tác giả : Lý Bạch (701-762) nhà thơ đời Đường nổi tiếng của Trung Quốc.
2/ Thể thơ :
Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
3/ Đọc và giải thích từ khó
4/ Phân tích
a. Câu thơ đầu.
Tả đỉnh núi Hương Lô dưới ánh nắng mặt trời, khung cảnh trở nên rực rỡ, kỳ ảo với màu tím đỏ rất đẹp mắt.
b. Ba câu tiếp theo.
Miêu tả thác nước với những vẻ đẹp khác nhau.
Câu2 : Cảnh dòng thác lúc này như một bức tranh lộng lẫy, tráng lệ: Trên cao là đỉnh núi khói tía tỏa mịt mù, chân núi là dòng sông tuôn chảy, khoảng giữa là thác nước được treo cao như một dải lụa.
Câu 3 : tác giả trực tiếp miêu tả về độ cao, chiều dài và tốc độ của dòng thác cho mọi người thấy được vẻ mạnh mẽ, dữ dội của nó.
Câu 4: Lối nói phóng đại , cách so sánh, việc sử dụng từ ngữ tài tình cùng vời trí tưởng tượng và cảm xúc của nhà thơ dòng thác hiện lên
như một dòng sông sao lấp lánh, huyền ảo như thực như mơ.
GHI NHỚ SGK
Hoạt động 3:Hướng dẫn học sinh luyện tập
Cho hs thảo luận câu hỏi thứ 5 sgk.
Học sinh tự bộc lộ
Nhận xét - góp ý
D/ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
Nhắc lại nội dung bài.Nêu cảm nghĩ sau khi học xong bài?
Học bài,học thuộc bài thơ, đọc bài đọc thêm trong sgk.
Chuẩn bị bài sau : Từ đồng nghĩa.
File đính kèm:
- tiet 34.doc