1. Kiến thức:
- Thấy được vẻ đẹp của một sinh hoạt văn hoá ở cố đô Huế, một vùng dân ca với những con người rất tài hoa.
2. Rèn kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng cảm thụ, phân tích bút ký.
3. Tư tưởng, tình cảm
- Giáo dục tinh thần yêu mến, trân trọng những di sản văn hoá của ông cha. Giáo dục tình yêu sinh hoạt văn nghệ ca huế, yêu thành phố Huế nói riêng và quê hương đất nước nói chung.
B/ CHUẨN BỊ:
3 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 767 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng lớp 7 môn Ngữ văn - Tuần 29 - Tiết 113: Ca Huế trên sông Hương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 29 Tiết: 113
Ngày soạn: 08/04/2006
Ngày dạy: 11/04/2006
CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
Kiến thức:
Thấy được vẻ đẹp của một sinh hoạt văn hoá ở cố đô Huế, một vùng dân ca với những con người rất tài hoa.
Rèn kĩ năng:
Rèn luyện kỹ năng cảm thụ, phân tích bút ký.
Tư tưởng, tình cảm
Giáo dục tinh thần yêu mến, trân trọng những di sản văn hoá của ông cha. Giáo dục tình yêu sinh hoạt văn nghệ ca huế, yêu thành phố Huế nói riêng và quê hương đất nước nói chung.
B/ CHUẨN BỊ:
Tranh ảnh về cố đô Huế, băng nhạc ca Huế.
C/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP.
Ổn định. (1’)
Kiểm tra bài cũ. (5’)
Nêu cảm nhận của em sau khi học xong tác phẩm : “Những trò lố hay là Va – ren và Phan Bội Châu”.
Bài mới.
*/ Giới thiệu bài:
Giới thiệu khái quát về Huế à Ca Huế
*/ Tiến trình bài học
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
Giáo viên: Ghi bảng tên bài
Giáo viên : Nhắc nhở Học sinh cách đọc và cho HS đọc văn bản : Đọc rõ ràng, mạch lạc – giọng đọc cần thể hiện được tình cảm của tác giả - Đọc mẫu một đoạn gọi 2 – 3 Học sinh đọc tiếp.
Học sinh đọc bài.
Giáo viên cho HS giải thích một số từ khó.
Hỏi : Văn bản này thuộc thể loại gì : Vì sao?
Học sinh trả lời : Văn bản thuộc thể bút ký vì nó hoàn toàn không phải một sáng tác văn học có tính hư cấu mà chỉ là một bút ký ghi chép lại một sinh hoạt văn hoá .
* Chuyển sang phần phân tích
Giáo viên : Yêu cầu HS thảo luận để tìm ra các làn điệu dân ca Huế và nét đặc trưng của những làn điệu ấy.
Học sinh thảo luận - trả lời : Các làn điệu dân ca Huế :
- Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh à Buồn bã.
- Hò giã gạo , ru em, giã vôi, giã điệp ,...--> Náo nức,nồng hậu tình người.
- Hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện,...--> Gần gũi với dân ca nghệ tĩnh, thể hiện lòng khao khát, nỗi mong chờ, hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế.
-Nam ai, nam bình, quả phụ, tương tư khúc, hành vân à Buồn man mác, thương cảm bi ai, vương vấn...
-Tứ đại cảnh à Không vui, không buồn.
Giáo viên treo bảng phụ cho HS rõ rồi hỏi em thấy tác giả dùng cách gì để giới thiệu các làn điệu dân ca Huế và qua đó em thấy các làn điệu dân ca Huế như thế nào ?
Học sinh trả lời:Bằng cách liệt kê, kết hợp với giải thích, bình luận tác giả đã miêu tả các làn điệu dân ca Huế Phong phú, đa dạng, tinh tế , gắn bó gần gũi với các công việc của người dân Huế.
Thể hiện sự khao khát , mong chờ, hoài vọng, thiết tha.
Giáo viên hỏi : Theo em ca Huế có nguồn gốc từ đâu ?
Học sinh trả lời : Ca Huế có nguồn gốc từ nhạc dân gian, nhạc cung đình, nhã nhạc.Số lượng tác phẩm lớn, làn điệu phong phú.
Giáo viên giảng thêm về nhã nhạc cung đình và dân ca. hỏi : Ca Huế được diễn ra ở đâu vào thời gian nào ? Điều đó có gì đặc sắc?
Học sinh trả lời : - Ca Huế diễn ra từ đêm đến sáng, trên thuyền Rồng bồng bềnh trên dòng sông Hương khung cảnh huyền ảo thơ mộng.
Giáo viên giảng cho HS thấy nét đặc biệt của loại hình ca huế so với các loại hình dân ca khác về không gian, thời gian diễn ra cuộc hát.
Hỏi : Có những ai tham dự cuộc hát trên con thuyền Rồng?
Tìm các câu văn miêu tả tài nghệ của các nhạc công?
Học sinh đọc - trả lời : Các ca công : trang phục truyền thống đẹp và duyên dáng,các nhạc công tài hoa với các ngón đàn điêu luyện.
Giáo viên hỏi : Nhân vật tôi chờ đợi ca khúc này với tâm trạng như thêù nào ?
Học sinh trả lời chờ đợi , rộn lòng.
Giáo viên nêu câu hỏi : Mở đầu đêm ca Huế giai điệu như thế nào ?
Học sinh trả lời: Du dương, trầm bổng, réo rắt.
Giáo viên hỏi Về đêm âm thanh được miêu tả ra sao?
Học sinh trả lời : Giai điệu buồn man mác, thương cảm, bi ai.
Giáo viên hỏi : Tìm những câu văn thể hiện những cảm nhận của tác gải về ca Huế?
Học sinh trả lời : Lời ca : Thong thả, gắn bó với người lao động
Tiếng đàn : Lúc khoan, lúc nhặt, trong sáng
Điệu ca : Sôi nổi, tươi vui, buồn bã bâng khuâng, tiếc thương ai oánà Đa dạng phong phú về làn điệu và đầy đủ các cung bậc tình cảm
Giáo viên hỏi Cách nghe ca Huế được miêu tả trong văn bản có kgác gì với cách nghe ca Huế qua băng, đài.
Học sinh trả lời : Khác là nghe và nhìn trực tiếp trong khung cảnh thơ mộng à thú vị hơn..
(Giáo viên phân tích thêm cho HS hiểu về ca dao, dân ca nói chung chỉ sống thật sự trong không gian thật của nó)
- Hỏi : Thế nào là tao nhã tại sao có thể nói nghe ca Huế trên sông Hương là một thú tao nhã?.
-HS tả lời : Ca Huế thanh cao, lịch sự nhã nhặn, sang trọngvà duyên dángtừ nội dung đến hình thức, từ cách thức biểu diễn đến cách thưởng thức.....--> Là thú tao nhã.
Giáo viên tóm lại về nội dung, nghệ thuật của tác giả và cho HS đọc ghi nhớ sgk.
HS đọc ghi nhớ sgk ( 2 – 3 em).
Giáo viên hướng dẫn HS thảo luận để làm bài tập 1 sgk
Học sinh thảo luận rồi trình bày :
I. Đọc và tìm hiểu chung về văn bản
1. Đọc và giải thích từ khó.
* Ca Huế
2. thể loại: Bút ký.
II. PHÂN TÍCH
Các làn điệu dân ca Huế
Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh à Buồn bã.
- Hò giã gạo , ru em, giã vôi, giã điệp ,...--> Náo nức,nồng hậu tình người.
- Hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện,...--> Gần gũi với dân ca nghệ tĩnh, thể hiện lòng khao khát, nỗi mong chờ, hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế.
-Nam ai, nam bình, quả phụ, tương tư khúc, hành vân à Buồn man mác, thương cảm bi ai, vương vấn...
-Tứ đại cảnh à Không vui, không buồn.
à Bằng cách liệt kê, kết hợp với giải thích, bình luận tác giả đã miêu tả các làn điệu dân ca Huế Phong phú, đa dạng, tinh tế , gắn bó gần gũi với các công việc của người dân Huế.
Thể hiện sự khao khát , mong chờ, hoài vọng, thiết tha.
2. Ca Huế trên sông Hương
*Nguồn gốc Ca Huế có nguồn gốc từ nhạc dân gian, nhạc cung đình, nhã nhạc.
*Nét đặc sắc của ca Huế
Ca Huế diễn ra từ đêm đến sáng, trên thuyền Rồng bồng bềnh trên dòng sông Hương khung cảnh huyền ảo thơ mộng.
* Các ca công : trang phục truyền thống đẹp và duyên dáng
* Các nhạc công tài hoa với các ngón đàn điêu luyện
*Người nghe : Chờ đợi, rộn lòng.
Mở đầu : Du dương, trầm bổng, réo rắt.
Về đêm : Giai điệu buồn man mác, thương cảm, bi ai.
Lời ca : Thong thả, gắn bó với người lao động
Tiếng đàn : : Lúc khoan, lúc nhặt, trong sáng
Điệu ca : Sôi nổi, tươi vui, buồn bã bâng khuâng, tiếc thương ai oánà Đa dạng phong phú về làn điệu và đầy đủ các cung bậc tình cảm
à Thú nghe tao nhã.
GHI NHỚ ( SGK)
III. LUYỆN TẬP
Bài 1 – 2 (Về nhà)
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Đọc diễn cảm đoạn văn em thích.
Học bài. Làm bài tập .Chuẩn bị bài : Liệt kê
File đính kèm:
- TIET 113.doc