. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp học sinh
- Hiểu thế nào là dùng cụm chủ vị dể mở rộng câu (Tức là dùng cụm C-V để làm thành phần câu hoặc thành phần của cụm từ)
- Nắm được các trường hợp dùng cụm C-V để mở rộng câu.
II. PHƯƠNG TIỆN
2 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 660 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng lớp 7 môn Ngữ văn - Tuần 26 - Tiết 102: Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26 tiết 102
Ngày soạn: 14/03/2006
Ngày dạy : 17/03/2006
DÙNG CỤM CHỦ VỊ ĐỂ MỞ RỘNG CÂU
I . MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp học sinh
Hiểu thế nào là dùng cụm chủ vị dể mở rộng câu (Tức là dùng cụm C-V để làm thành phần câu hoặc thành phần của cụm từ)
Nắm được các trường hợp dùng cụm C-V để mở rộng câu.
II. PHƯƠNG TIỆN
Bảng phụ ghi sẵn ví dụ và bài tập.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI DẠY
A : Kiểm tra bài cũ :
Nêu các cách chuyển câu chủ đông thành câu bị động. Cho ví dụ
B :Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
Treo bảng phụ ví dụ sgk
Hỏi : Tìm các cụm danh từ trong câu.
Học sinh trả lời :
Các cụm danh từ là : Những tình cảm ta không có, những tình cảm ta sẵn có
Giáo viên : Yêu cầu HS phân tích cấu tạo của cụm danh từ vừa tìm được.
Học sinh trả lời: Cả hai cụm từ này đều có danh từ trumg tâm là từ tình cảm – phụ ngữ đứng trước trung tâm là những và phụ ngữ đứng sau trung tâm là cụm C –V ta không có và ta sẵn có.
Giáo viên nhấn mạnh như vậy trong câu văn này người ta đã sử dụng các cụm C – V làm phụ ngữ của cụm từ để mở rộng câu – Rút ra ghi nhớ - gọi 1 – 2 HS đọc.
Học sinh đọc ghi nhớ sgk
Giáo viên chuyển sang phần II – Treo bảng phụ các ví dụ lean bảng - Hỏi Tìm các cụm C –V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ và chỉ rõ các cụm C –V ấy làm thành phần gì ?
Học sinh trả lời : Câu a. Chị Ba / đến à Làm chủ ngữ
Tôi / rất vui và vững tâm à Làm phụ ngữ trong cụm động từ
Câu b. Tinh thần/ rất hăng hái à Làm vị ngữ
Câu c. Trời/ sinh là sen để bao bọc cốm, cũng như trời / sinh cốm name ủ trong lá sen. à Phụ ngữ của cụm động từ.
Câu d. Cách mạng tháng Tám/ thành công à Làm phụ ngữ trong cụm danh từ
Giáo viên hỏi : Qua các ví dụ em thấy các bộ phận nào của câu có thể được mở rộng bằng cánh cấu tạo là moat cụm C -V
Học sinh trả lời Các thành phần của câu như chủ ngữ, vị ngũ, các thành phần phụ trong các cụm từ.
Giáo viên rút ra ghi nhớ 2 SGK – gọi 1 – 2 HS đọc.
Học sinh đọc ghi nhớ 1- 2 em.
Giáo viên chuyển sang phần luyện tập.
Học sinh trả lời
Giáo viên hướng dẫn HS thảo luận để làm bài tập 1 sgk
Học sinh thảo luận rồi trình bày :
Câu a. Đợi đến lúc vừa nhất mà chỉ riêng những người chuyên môn mới định được, người ta gặt mang về.
Câu b. Trung đội trưởng Bính khuôn mặt đầy đặn.
Câu c. Khi các cô gái làng Vòng đỗ gánh, giở từng lớp lá sen, chúng ta thấy hiện ra từng lá cốm, sạch sẽ và tinh khiết, không mảy may moat chút bụi nào.
Câu d. Bỗng một bàn tay đập vào vai khiến hắn giật mình.
I. Thế nào là dùng cụm chủ vị để mở rộng câu ?
Ví dụ : Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có []
Hoài Thanh
* Trong câu văn này người ta đã sử dụng các cụm C – V làm phụ ngữ của cụm từ để mở rộng câu
GHI NHỚ 1( SGK)
II. Các trường hợp dùng cụm C – V để mở rộng câu.
Câu a. Chị Ba / đến à Làm chủ ngữ
Tôi / rất vui và vững tâm à Làm phụ ngữ trong cụm động từ
Câu b. Tinh thần/ rất hăng hái à Làm vị ngữ
Câu c. Trời/ sinh là sen để bao bọc cốm, cũng như trời / sinh cốm nằm ủ trong lá sen. à Phụ ngữ của cụm động từ.
Câu d. Cách mạng tháng Tám/ thành công à Làm phụ ngữ trong cụm danh từ.
GHI NHỚ ( SGK)
III. LUYỆN TẬP
Bài 1 . Tự ghi vào vở
IV. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Nhắc lại nội dung bài.
Học bài - tập viết tiếp các câu văn có dùng cụm C –V để mở rộng câu.
Chuẩn bị bài sau : Trả bài tập làm văn số 5 – bài kiểm tra tiếng Việt và bài kiểm tra văn
File đính kèm:
- TIET 102.doc