Bài giảng lớp 7 môn Ngữ văn - Tuần 19 - Tiết 75, 76: Tìm hiểu chung về văn nghị luận

1. Kiến thức:

Hiểu được nhu cầu nghị luận trong đời sống và đặc điểm chung của văn bản nghị luận

2. Rèn kĩ năng:

3. Tư tưởng, tình cảm

B/ CHUẨN BỊ:

Sưu tầm thêm một số tài liệu nghị luận trên báo chí

C/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP.

 

doc3 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 826 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng lớp 7 môn Ngữ văn - Tuần 19 - Tiết 75, 76: Tìm hiểu chung về văn nghị luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 19 Tiết: 75+ 76 Ngày soạn: 22/01/2006 Ngày dạy: 25/01/2006 TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. Kiến thức: Hiểu được nhu cầu nghị luận trong đời sống và đặc điểm chung của văn bản nghị luận Rèn kĩ năng: Tư tưởng, tình cảm B/ CHUẨN BỊ: Sưu tầm thêm một số tài liệu nghị luận trên báo chí C/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP. Ổn định. (1’) Kiểm tra bài cũ. (5’) Kiểm tra phần chuẩn bị bài của học sinh ở nhà. Bài mới. */ Giới thiệu bài: Chương trình tập làm văn lớp 7 kỳ II này chúng ta sẽ được học một thể văn mời đó là văn nghị luận vậy văn nghị luận là gì ? nó có những đặc điểm chung nào? Và vai trò của loại văn này trong cuộc sống ra sao ? qua 2 tiết tìm hiểu chung về loại văn này chúng ta sẽ có lời giải đáp. */ Tiến trình bài học Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng Hoạt động 1:Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về nhu cầu nghị luận. Hỏi : Trong đời sống, em có thường gặp các vấn đề và các câu hỏi như : - Vì sao em đi học? (Hoặc em đi học để làm gì ?). - Vì sao con người cần phải có bạn bè? - Theo em như thế nào là sống đẹp ? - Trẻ em hút thuốc lá là tốt hay xấu, lợi hay hại? Đó là những vấn đề thường gặp trong đời sống hàng ngày. Em hãy nêu thêm các vấn đề tương tự bằng cách ghi vào giấy. Gv kiểm tra và đọc to cho các HS khác nhận xét xem bạn đã nêu được vấn đề chưa đúng, sai như thế nào? Hỏi: Gặp các vấn đề loại đó, em có thể trả lời bằng các kiểu văn bản đã học như kể chuyện, miêu tả, biểu cảm không ? Hãy giải thích vì sao ? TL: Ta không thể trả lời bằng các kiểu văn bản như kể chuyện, tự sự, biểu cảm được vì khi được hỏi như vậy ta không thể thuyết phục người nghe bằng kể tả mà phải bằng các lí lẽ, các dẫn chứng, phải sử dụng khái niệm thì mới trả lời thông suốt được. Gv nêu ví dụ : Với câu hỏi vì sao con người cần phải có bạn bè? Em không thể kể hay tả một người bạn cụ thể mà giải quyết được vấn đề . Hay câu hỏi về thuốc lá em không thể nói hút thuốc lá có hại rồi kể ra những người hút thuốc bị ho lao Vì hút thuốc lá có hại nhưng cái hại không thể thấy ngay trước mắt do đó phải cung cấp những thông tin, số liệu cụ tnể thì mới thuyết phục được người nghe Gv tóm lại với các câu hỏi loại đó cần phảicó những tư duy khái niệm, sử dụng nghị luận thì mới có thể trả lời một cách thuyết phục được. Hỏi : Để trả lời những câu hỏi như thế hàng ngày trên báo chí, qua đài phát thanh, truyền hình em thường gặp những kiểu văn bản nào? Hãy kể tên một vài kiểu văn bản mà em biết. Văn bản xã luận, bình luận, phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm. Quan sát một số bài nghị luận. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về đặc điểm chung của văn bản nghị luận. Gv cho học sinh đọc văn bản sgk Hỏi : Theo em Văn bản này của Bác hướng tới ai? Nói vơí ai và nói cái gì? Văn bản đưa ra những ý kiến nào ? TL: Văn bản này của Bác viết ra là để hướng tới toàn dân tộc Việt Nam, nói với toàn dân một vấn đề đó là phải chống nạn thất học. Văn bản đưa ra hai ý kiến : - Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này là phải nâng cao dân trí. - Mọi người Việt Nam phải hiểu quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ. Hỏi: Quan sát câu văn mang luận điểm em thấy nó có đặc điểm gì ? TL: Những câu văn mang luận điểm có một đặc điểm đó là những câu khẳng định một ý kiến, một tư tưởng. Em có nhận xét gì về lí lẽ và dẫn chứng mà Bác đưa ra ở đây. Lí lẽ và dẫn chứng được đưa ra thật cụ thể, rõ ràng đầy sức thuyết phục Gv nêu thêm: Quan điểm của Bác đưa ra trong thời kỳ ấy thật sáng suốt nó hướng tới việc giải quyết một vấn đế thật cấp bách trong đời sống lúc bấy giờ đó là muốn xây dụng đất nước thì phải nâng cao dân trí, phải chống thất học, phải biết đọc, biết viết. Vì thế mà nó trở nên vô cùng có ý nghĩa. * Cho HS chốt lại về đặc điểm chung của văn bản nghị luận rồi yêu cầu HS đọc ghi nhớ sgk * Hết tiết 75 chuyển sang tiết 76 Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập. Học sinh đọc bài tập 1 và thảo luận theo nhóm (bàn ) các câu hỏi ở cuối bài tập. Gợi ý thảo luận: a. Đây là một bài văn nghị luận vì : Bài văn đã xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, một quan điểm. b. Tác giả đề xuất ý kiến cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội. Điều đó thể hiện rõ trong nhan đề của bài . - Tác giả đã nêu ra các lí lẽ và dẫn chứng để thuyết phục người nghe là : + Có thói quen tốt, có thói quen xấu. + Dẫn chứng ra những thói quen xấu cần loại bỏ như : hút thuốc lá, hay cáu giận,mất trật tự, vứt rác bừa bãi.. + Tạo thói quen tốt thì khó, nhiễm thói quen xấu thì dễ à mọi người hãy xem lại mình để tạo nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội. c. Bài nghị luận đã giải quyết một vấn đề đã và đang xẩy ra trong thực tế. Đây là một vấn đề cần thiết đáng hoan nghênh Hỏi: Hãy nêu bố cục của bài văn? TL: Bố cục của bài văn : Mở bài : Là một nghị luận (Nêu vấn đề) Thân bài : Trình bày những thói quen xấu cần loại bỏ.(dẫn chứng – lí lẽ) Kết bài là nghị luận.(kết thúc vấn đề) I. NHU CẦU NGHỊ LUẬN VÀ VĂN BẢN NGHỊ LUẬN 1. Nhu cầu nghị luận - Trong cuộc sống nhu cầu cần có văn nghị luận là rất cao . - Văn bản nghị luận tồn tại khắp nơi trong đời sống nói về nhiều vấn đề, giải quyết nhiều vấn đề trong cuộc sống. - Trên báo chí, truyền hình có các văn bản nghị luận như : Văn bản xã luận, bình luận, phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm. 2. Đặc điểm chung của văn bản nghị luận * Văn bản : Chống nạn thất học - Đưa ra quan điểm : Phải chống nạn thất học, phải nâng cao dân trí, phải có kiến thức, biết đọc ,biết viết chữ quốc ngữ thì mới có thể tham gia xây dựng đất nước. - Nêu ra các lí lẽ,dẫn chứng : - Tình trạng thất học, lạc hậu trước Cách mạng tháng tám. - Những điều kiện cần phải có để người dân tham gia xây dựng nước nhà. - Những khả năng thực tế mà dân ta có thể làm được trong công việc chống nạn thất học. à Phải xác lập một tư tưởng, một quan điểm. Có luận điểm rõ ràng, có dẫn chứng thuyết phục. - Quan điểm, tư tưởng phải giải quyết những vấn đề đặt ra trong cuộc sống thì mới có ý nghĩa. à Ghi Nhớ (Sgk) II. LUYỆN TẬP Bài tâp 1 a. Đây là một bài văn nghị luận vì : Bài văn đã xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, một quan điểm. b. Tác giả đề xuất ý kiến cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội. Điều đó thể hiện rõ trong nhan đề của bài . - Tác giả đã nêu ra các lí lẽ và dẫn chứng để thuyết phục người nghe là : + Có thói quen tốt, có thói quen xấu. + Dẫn chứng ra những thói quen xấu cần loại bỏ như : hút thuốc lá, hay cáu giận,mất trật tự, vứt rác bừa bãi.. + Tạo thói quen tốt thì khó, nhiễm thói quen xấu thì dễ à mọi người hãy xem lại mình để tạo nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội. c. Bài nghị luận đã giải quyết một vấn đề đã và đang xẩy ra trong thực tế. Đây là một vấn đề cần thiết đáng hoan nghênh D/ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: 1.Củng cố : Làm thế nào để nhận ra một văn bản nghị luận. 2.Dặn dò :Học bài, làm bài tập 3 .Chuẩn bị bài sau : Tục ngữ về con người và xã hội.

File đính kèm:

  • doctiet 75,76.doc
Giáo án liên quan