MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
Hiểu được thế nào là điệp ngữ và giá trị của điệp ngữ.
2. Rèn kĩ năng:
Có kỹ năng phân tích giá trị biểu cảm của điệp ngữ trong các văn cảnh, ngữ cảnh cụ thể.
3. Tư tưởng, tình cảm
Biết sử dụng điệp ngữ khi cần thiết.
2 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 905 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng lớp 7 môn Ngữ văn - Tuần 14 - Tiết 55: Điệp ngữ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 14 Tiết: 55
Ngày soạn: 06/12/2005
Ngày dạy: 07/12/2005
ĐIỆP NGỮ
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
Kiến thức:
Hiểu được thế nào là điệp ngữ và giá trị của điệp ngữ.
Rèn kĩ năng:
Có kỹ năng phân tích giá trị biểu cảm của điệp ngữ trong các văn cảnh, ngữ cảnh cụ thể.
Tư tưởng, tình cảm
Biết sử dụng điệp ngữ khi cần thiết.
B/ CHUẨN BỊ:
Bảng phụ chép sẵn một số ví dụ và bài tập trong sgk.
Tích hợp với bài thơ :Tiếng gà trưa và một số văn bản khác.
C/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP.
Ổn định. (1’)
Kiểm tra bài cũ. (5’)
Thế nào là thành ngữ ?
Nêu tác dụng của việc sử dụng thành ngữ?
Lấy 5 ví dụ về thành ngữ và giải thích ý nghĩa.
Bài mới.
*/ Giới thiệu bài:
*/ Tiến trình bài học
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1:Hướng dẫn tìm hiểu về điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ.
Hỏi : Ở khổ đầu và khổ cuối bài thơ : Tiếng gà trưa có các từ ngữ nào được lặp lại ? Việc lặp lại như vậy có tác dụng gì?
TL: Các từ được lặp lại là : Nghe, vì. Lặp lại như vậy có tác dụng làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.
Hỏi: Qua tìm hiểu ví dụ hãy cho biết thế nào là điệp ngữ ?
Lấy thêm một số ví dụ về điệp ngữ.
TL: Điệp ngữ là lặp lại có ý thức các từ ngữ nhằm mục đích nhấn mạnh ý, gây ấn tượng sâu sắc hoặc gợi cảm xúc trong lòng người.
à Ghi nhớ sgk.
Hướng dẫn tìm hiểu về các dạng điệp ngữ
* Treo bảng phụ các ví dụ sgk.
Yêu cầu hs so sánh điệp ngữ trong khổ đầu bài : Tiếng gà trưa và các ví dụ a, b
Hỏi: Vậy có những loại điệp ngữ nào ?
Học sinh trả lời
Điệp ngữ trong khổ đầu bài : Tiếng gà trưa là điệp ngữ cách quãng.
Đoạn a là điệp ngữ nối tiếp.
Đoạn b là điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng)
à ghi nhớ 2 sgk
Tiết 55 : Điệp ngữ
I/ ĐIỆP NGỮ VÀ TÁC DỤNG CỦA ĐIỆP NGỮ
* trong khổ đầu và khổ cuối của bài : Tiếng gà trưa các từ được lặp lại là : Nghe và vì.
* Lặp lại như vậy có tác dụng làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.
GHI NHỚ 1 SGK
II. CÁC DẠNG ĐIỆP NGỮ.
* Khổ đầu bài : Tiếng gà trưa
Nghe xao động nắng trưa,
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ...
à Điệp ngữ cách quãng.
* Đoạn a là điệp ngữ nối tiếp.
* Đoạn b là điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng)
GHI NHỚ 2 SGK
III. LUYỆN TẬP
Bài 1: Tìm và nêu tác dụng của các điệp ngữ.
Đoạn 1 : có các điệp ngữ.
Một dân tộc đã gan góc, dân tộc đó phải được.
Các điệp ngữ này được dùng để
Nhấn mạnh ý chí cương quyết giành tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam.
Khẳng định quyền được hưởng tự do độc lập của dân tộc ta.
Đoạn 2 : Có các điệp ngữ : đi cấy, trông.
Nhấn mạnh nỗi trông chờ của người nông dân : Mưa thuận gió hòa, thời tiết thuận lợi cho việc cấy cày.
D/ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
Nhắc lại các kiến thức vừa học vể điệp ngữ.
2/ Dặn dò: Học thuộc bài, làm bài tập 4.
File đính kèm:
- tiet 55.doc