Bài giảng lớp 7 môn Ngữ văn - Tuần 13 - Tiết 50: Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học

1. Kiến thức:

Biết cách trình bày cảm nghĩ về tác phẩm văn học.

Tập trình bày cảm nghĩ về một số tác phẩm đã học trong chương trình.

2. Rèn kĩ năng:

Rèn kỹ năng biểu cảm qua tự sự và miêu tả.

3. Tư tưởng, tình cảm

Giáo dục tình cảm yêu quý, trân trọng các tác phẩm văn học.

 

doc3 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 656 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng lớp 7 môn Ngữ văn - Tuần 13 - Tiết 50: Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 13 Tiết: 50 Ngày soạn: 28/11/2005 Ngày dạy: 30/11/2005 CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. Kiến thức: Biết cách trình bày cảm nghĩ về tác phẩm văn học. Tập trình bày cảm nghĩ về một số tác phẩm đã học trong chương trình. Rèn kĩ năng: Rèn kỹ năng biểu cảm qua tự sự và miêu tả. Tư tưởng, tình cảm Giáo dục tình cảm yêu quý, trân trọng các tác phẩm văn học. B/ CHUẨN BỊ: Một vài bài văn mẫu phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học. C/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP. Ổn định. (1’) Kiểm tra bài cũ. (5’) Bài mới. */ Giới thiệu bài: Chúng ta đã học cách biểu cảm đối với đối tượng là người, vật, đồ vật ... thế còn đối tượng biểu cảm là 1 tác phẩm văn học thì sao ? ta phải làm cách nào để bày tỏ cảm xúc? qua bài học hôm nay chúng ta sẽ biết được điều đó. */ Tiến trình bài học Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu một bài cảm nghĩ về một tác phẩm văn học. Học sinh đọc bài văn sgk tr 146 Hỏi : Bài văn viết về bài ca dao nào ? Bài văn viết về bài ca dao : Vì nhớ mà buồn Hỏi: Tác giả phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao bằng cách tưởng tượng, liên tưởng, hồi tưởng, suy ngẫm về các hình ảnh, chi tiết của nó. Hãy chỉ ra các yếu tố đó trong bài văn. ( Cảm xúc bắt nguồn từ hình ảnh nào ? từ đó có những tưởng tượng, liên tưởng, hồi tưởng, suy ngẫm gì?) TL: Cảm xúc bắt đầu từ hình ảnh minh họa trong bài học .... từ đó tác giả liên tưởng đấy là người quen thật của mình như là nhân vật trữ tình trong bài ca dao, gắn với từng lời ca. Rồi tưởng tượng ra cảnh ngóng trông : cá lặn, sao mờ, nhện chờ mồi...., tiếng kêu, tiếng nấc của người trông ngóng. Sau đó tác giả liên tưởng đến dải Ngân Hà và câu chuyện Ngưu Lang , Chức Nữ ....Cuối cùng liên tưởng đến dòng Tào Khê và tưởng tượng ra nhân vật trữ tình trong bài ca dao đang nói với sông nước. Lời nhân vật nói với sông cũng chính là những suy ngẫm của tác giả đối với bài ca dao, đối với tình người trong bài ca dao. GV : Đọc bài phát biểu cảm nghĩ ta có thể thấy rất rõ những tưởng tượng, liên tưởng, hồi tưởng, suy ngẫm của tác giả đều do bài ca dao gợi lên và nó gắn với từng lời, từng câu của tác phẩm. Câu hỏi thảo luận: Phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học là làm gì? Em thấy bài văn được làm theo bố cục mấy phần ? Ý của mỗi phần ? Gợi ý trả lời: Bài văn được làm theo bố cục 3 phần: MB : Nêu hai câu ca dao mở đầu bài ca dao và cảnh minh họa trong bài học. TB : Những cảm xúc, suy nghĩ do bài ca dao gợi lên. KB : Câu cuối cùng ấn tượng chung về bài ca dao. Căn cứ vào bài văn mẫu em thấy một bài phát biểu cảm nghĩ thường làm theo mâùy phần ? Ý của mỗi phần? Bài văn phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học cũng gồm có 3 phần MB : Giới thiệu tác phẩm và hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm. TB : Cảm xúc, suy nghĩ do tác phẩm gợi lên. KB : Ấn tượng chung về tác phẩm. GV chốt lại nội dung bài học à ghi nhớ: SGK HOẠT ĐỘNGIV : Hướng dẫn học sinh luyện tập I/Tìm hiểu cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học. 1/Tìm hiều bài văn biểu cảm về một bài ca dao * Cảm xúc bắt đầu từ hình ảnh minh họa trong bài học .... từ đó tác giả liên tưởng đấy là người quen thật của mình như là nhân vật trữ tình trong bài ca dao, gắn với từng lời ca. * Rồi tưởng tượng ra cảnh ngóng trông : cá lặn, sao mờ, nhện chờ mồi...., tiếng kêu, tiếng nấc của người trông ngóng. * Sau đó tác giả liên tưởng đến dải Ngân Hà và câu chuyện Ngưu Lang , Chức Nữ .... * Cuối cùng liên tưởng đến dòng Tào Khê và tưởng tượng ra nhân vật trữ tình trong bài ca dao đang nói với sông nước. Lời nhân vật nói với sông cũng chính là những suy ngẫm của tác giả đối với bài ca dao, đối với tình người trong bài ca dao à Tưởng tượng, liên tưởng, hồi tưởng, suy ngẫm của tác giả đều do bài ca dao gợi lên và nó gắn với từng lời, từng câu của tác phẩm. 2. Bố cục của bài văn phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học. Gồm có 3 phần MB : Giới thiệu tác phẩm và hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm. TB : Cảm xúc, suy nghĩ do tác phẩm gợi lên. KB : Ấn tượng chung về tác phẩm. à ghi nhớ: SGK II/ LUYỆN TẬP Làm nhóm bài tập sgk Bài : Hồi hương ngẫu thư Mb : Giới thiệu ngắn gọn hoàn cảnh sáng tác bài thơ. TB : Nỗi ngạc nhiên, buồn tủi cô đơn của nhà thơ già sau bao nhiêu năm xa quê nay mới trở về. Đồng cảm với nỗi buồn và tình cảm yêu quê của tác giả. KB : Ấn tượng ghi nhớ, yêu thích bài thơ.... D/ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: Nhắc lại nội dung bài học. Đọc diễn cảm một số bài văn mẫu. Học thuộc bài, vàchuẩn bị bài sau : Viết bài văn số 3

File đính kèm:

  • doctiet 50.doc
Giáo án liên quan