Bài giảng lớp 6 môn toán - Tiết 62: Bất phương trình bậc nhất một ẩn ( tiếp)

A.MỤC TIÊU:

 - Củng cố hai quy tắc biến đổi bất phương trình.

 - Học sinh biết cách giải và trình bày lời giải bất phương trình bậc nhất một ẩn.

 - Học sinh biết cách giải một số bất phương trình quy về được bất phương trình bậc nhất một ẩn nhờ hai phép biến đổi tương đương cơ bản.

 *Trọng tâm:

 Cách giải bất phương trình bậc nhất một ẩn và vận dụng.

 

doc10 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 3006 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng lớp 6 môn toán - Tiết 62: Bất phương trình bậc nhất một ẩn ( tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05- 3- 2013. Tiết 62. BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN ( tiếp) A.MỤC TIÊU: - Củng cố hai quy tắc biến đổi bất phương trình. - Học sinh biết cách giải và trình bày lời giải bất phương trình bậc nhất một ẩn. - Học sinh biết cách giải một số bất phương trình quy về được bất phương trình bậc nhất một ẩn nhờ hai phép biến đổi tương đương cơ bản. *Trọng tâm: Cách giải bất phương trình bậc nhất một ẩn và vận dụng. B.CHUẨN BỊ : -Giáo viên : Bảng phụ, thước, bút dạ. -Học sinh : Ôn hai quy tắc biến đổi tương đương bất phương trình. C.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. I-Ổn định tổ chức : Hát – Kiểm tra sĩ số. II-Kiểm tra : * Định nghĩa bất phương trình bậc nhất một ẩn ? * Phát biểu hai quy tắc biến đổi bất phương trình? Áp dụng giải hai bất phương trình sau: x – 1,8 < 0 và . Từ hai bất phương trình trên giáo viên đưa ra bất phương trình 2x – 3 < 0 và nêu vấn đề: với bất phương trình này ta sẽ áp dụng quy tắc chuyển vế hay quy tắc nhân... và vào bài. III-Bài mới : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng Từ việc nêu vấn đề giáo viên cho học sinh làm ví dụ 5 sgk Giáo viên yêu cầu học sinh khác lên biểu diễn tập nghiệm trên trục số. Giáo viên trả lời câu hỏi đã nêu vấn đề : đã sử dụng 2 quy tắc để giải bất phương trình? yêu cầu học sinh đọc chú ý SGK Giáo viên yêu cầu học sinh làm ?5 Nhận xét hệ số của ẩn ở ?5 so với hệ số của ẩn x ở ví dụ 5 có điểm gì khác? Yêu cầu học sinh làm ví dụ 6. Sau ví dụ 6 , giáo viên nhắc lại và yêu cầu học sinh nêu các bước giải bất phương trình bậc nhất một ẩn ? Giáo viên dẫn dắt vào mục 4. Giáo viên cho học sinh thời gian suy nghĩ và trả lời cách làm. yêu cầu học sinh giải ví dụ 7 Tùy thuộc vào thời gian, tiến độ của tiết học, giáo viên có thể cho học sinh làm luôn ?6 hoặc cho học sinh về nhà làm Giáo viên cho học sinh hoạt độngnhóm Nhóm 1 ; 3 làm câu a, Nhóm 2 ; 4 làm câu b. Thời gian cho các nhóm làm bài là 5 phút. Sau hoạt động nhóm giáo viên chốt lại các bước giải bất phương trình đưa được về dạng ax + b < 0.... Và nhấn mạnh giống như phương trình. Lưu ý khi nhân hoặc chia cho 1 số âm. Giáo viên yêu cầu học sinh đưa ra bất phương trình có tập nghiệm biểu diễn bởi hình vẽ đã cho. Từ bất phương trình đó giáo viên hướng dẫn học sinh dùng hai quy tắc biến đổi bất phương trình để đưa ra nhiều bất phương trình khác có cùng tập nghiệm. Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập 2 Giáo viên cho học sinh thời gian suy nghĩ. Tùy thuộc vào câu trả lời của học sinh; Nếu học sinh có ngay đáp án x < thì từ đây giáo viên khai thác và hướng dẫn học sinh xét các trường hợp tiếp theo Giáo viên cùng học sinh trình bày lời giải Học sinh làm ví dụ 5 2x – 3 < 0 ó 2x < 3 ó2x : 2 < 3 : 2 ó x < 1,5 Tập nghiệm của bất phương trình là {x/x < 1,5} Học sinh trả lời Học sinh lên bảng làm ?5 - 4x – 8 < 0 ó - 4x < 8 ó-4x: (-4) > 8 : (-4) ó x > -2 Vậy nghiệm của bất phương trình là x> -2 học sinh biểu diễn tập nghiệm trên trục số. Học sinh làm ví dụ 6 Học sinh nêu các bước giải bất phương trình dạng ax + b 0 ..... Học sinh suy nghĩ Học sinh làm ví dụ 7 Học sinh làm ?6 Học sinh hoạt động theo nhóm Học sinh trình bày vào bảng nhóm và báo cáo. Nhóm 1 nhận xét bài làm của nhóm 3. Nhóm 2 nhận xét bài làm của nhóm 4. Học sinh nghe giảng Học sinh quan sát hình vẽ và trả lời Học sinh đưa ra các bất phương trình có cùng tập nghiệm. Học sinh suy nghĩ Học sinh trả lời Học sinh kết luận nghiệm 1.Định nghĩa. 2.Hai quy tắc biến đổi bất phương trình. 3.Bất phương trình bậc nhất một ẩn. *Ví dụ 5: SGK(Trình chiếu) * Chú ý: SGK(trình chiếu) *Ví dụ 6: Giải bất phương trình - 4x + 12 < 0 Giải: -4x + 12 < 0 ó 12 < 4x ó 12 : 4 < 4x : 4 ó 3 < x Vậy nghiệm của bất phương trình là x > 3. 4.Giải bất phương trình đưa được về dạng ax + b 0; ax + b 0; ax + b 0. Ví dụ 7: Giải bất phương trình 3x + 5 < 5x – 7 Giải: 3x + 5 < 5x – 7 ó 3x – 5x < -5 – 7 ó - 2x < -12 ó -2x:(-2) > -12 : (-2) ó x > 6 Vậy nghiệm của bất phương trình là x > 6. Hoạt động nhóm: Giải các bất phương trình sau a) 8x + 3( x + 1) 5x – ( 2x – 6 ) b) Giải: a) 8x + 3(x +1) 5x – (2x – 6) ó 8x + 3x + 3 5x – 2x + 6 ó 8x + 3x – 5x + 2x 6 – 3 ó 8x 3 ó 8x : 8 3 : 8 ó x b) 5. Bài tập: Bài 1: Cho hình vẽ: Hình vẽ trên biểu diễn tập nghiệm của bất phương trình nào? Hãy kể ba bất phương trình có cùng tập nghiệm trên? Đáp án : * x 6 ; * x – 6 0 ; 2x – 12 0 ; 3(x – 6 ) 0. Bài 2 : Giải bất phương trình ax + 5 < 0 với a là hằng số : Giải : ax + 5 < 0 (1) *Nếu a = 0 (1) ó 0.x + 5 < 0 ó 0.x < - 5 => bất phương trình vô nghiệm. *Nếu a > 0 (1) ó ax < - 5 x < *Nếu a < 0 (1) ó ax < - 5 x > Vậy : Với a = 0 , bất phương trình vô nghiệm. Với a > 0 , bất phương trình có nghiệm x < . Với a < 0 , bất phương trình có nghiệm x > . IV – CỦNG CỐ : -Nhắc lại các kiến thức cần nhớ  : . Định nghĩa bất phương trình bậc nhất một ẩn. . Hai quy tắc biến đổi bất phương trình : + Quy tắc chuyển vế. + Quy tắc nhân với một số. . Cách giải : - Bất phương trình dạng ax + b 0..... - Bất phương trình đưa được về dạng ax + b 0.... V – HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ. *Học bài : +Định nghĩa +Hai quy tắc biến đổi. +Cách giải. *Bài tập : Bài 24 ; 25 ; 26b ; 28 (sgk – trang 47, 48) Bài 46 (sbt – trang 46) Bài tập : Giải bất phương trình sau với m là hằng số : a) (m2 + 1)x – 5 > 0 b) ( - m2 – 1 )x + 9 < 0. *Hướng dẫn : Bài tập thêm. a) xét hệ số của ẩn : m2 + 1 > 0 với mọi m Từ đó kết luận nghiệm. b) xét hệ số của ẩn x, biến đổi để sử dụng kết quả phần a.

File đính kèm:

  • docTiet 62- toan 8.doc